Ảnh hưởng của tam giáo (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo đạo Khổng)

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 108 - 110)

+ Ảnh hưởng của đạo Phật: Khi nói đến Phật người Tày gọi là Pụt (Pụt cái, Pụt ké, Pụt Luồng). Đồng bào có quan niệm thống nhất là Pụt (người Kinh gọi là Bụt) sinh ra mn lồi. Pụt có tâm ngay thẳng ln khun con người sống nhân ái, làm điều thiện, tránh điều ác, đồng bào ví “dú ngay bằng pụt”, nghĩa là “thật thà nhƣ

pụt”. Đồng bào tin vào thuyết nhân quả, luân hồi, kiếp trước, kiếp sau. Nhiều gia

đình cúng thờ phật, nhất là các các pụt, tào, then. Huyện Bạch Thơng có chùa Vi Hương thuộc xã Vi Hương đã từng là nơi thờ phật. Ngày nay chỉ cịn chiếc chng đồng cịn chùa thì đã mất.

+ Ảnh hưởng của Đạo Khổng (Đạo nho): Đạo Khổng vào nước ta từ thời kỳ Bắc

thuộc nhưng đến những thế kỉ của nhà nước phong kiến độc lập mới có điều kiện du nhập vào Bắc Kạn thơng qua việc chính quyền phong kiến truyền bá tư tưởng nho giáo, các thầy đồ từ miền xuôi lên đây lập nghiệp. Ảnh hưởng của Nho giáo đến đồng bào chủ yếu là tư tưởng hiếu nghĩa, trung thực và nhất là chữ viết, trên cơ sở của chữ Nho và chữ Tày, các nho sĩ của đồng bào đã sáng tạo ra chữ Nôm Tày, là cơ sở để sáng tạo ra truyện thơ, các bài then, pụt, cho đến các bài mại se, văn than, văn tế….đều tải đạo nhằm giáo dục con người sống hiếu đễ với ông bà tổ tiên, biết trung hiếu tiết nghĩa.

102

Như vậy, tam giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của các dân tộc huyện Bạch Thông, các tào, mo, then đều là đồ đệ của tam giáo.

Thầy mo (Pháp sư) cúng các đám chay, có nhiều khi phối hợp với thầy tào nhưng chủ yếu là cúng bái để chữa bệnh.

Bà then, pụt thường cúng lễ chuộc hồn người chết để đưa lên cõi tiên, cầu bình n, giải hạn là cơng việc chính, cúng là để chữa bệnh.

Tào được coi là thầy cao tay, nắm thần quyền mang yếu tố Phật giáo nhưng lại biết chữ Hán thông thạo đạo Nho. Là người giữ vị trí đặc biệt trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân, được coi là người mắt sáng. Từ việc xem ngày lành tháng tốt, bói tốn, tử vi, phong thủy, giải hạn, cầu phúc…thầy tào có sách và phải biết viết sớ, viết biểu, nghề chính của thầy tào là cúng đám ma đưa người chết về cõi thiên đường mà hiếm then pụt làm được. Thầy có thể tiếp thu phương pháp bí truyền “Khủi giáng” (bước qua đài gươm), bước qua chậu than hồng mà không bị hề hấn gì. Đồ nghề của thầy tào ngồi sách cúng, mũ áo, tranh thờ, các tờ đại tự cịn có trống một mặt, thanh la, chiêng, chũm chọe, não bạt. Khi hành nghề, thầy tào phải cần 4-5 người giúp đánh trống, thắp hương, chiêng đệm các bài cúng. Thầy tào cịn có quyền năng cấp sắc, ấn cho mo, then, pụt. Trước khi hành nghề thầy tào phải kiêng ăn thịt chó, trâu, bị, ba ba và uống rượu, tục gọi là “lẩu tào”.

Tín ngưỡng dân gian của đồng bào Bạch Thông đều xuất phát từ tín ngưỡng nguyên thủy. Đồng bào tin vạn vật đều có linh hồn, dựa vào các thế lực siêu nhiên để hy vọng có cuộc sống bình yên, sức khỏe, mùa màng bội thu. Đồng thời cũng gửi gắm khát vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Do trình độ dân trí cịn thấp, đồng bào dựa vào các đấng siêu nhiên để lý giải các hiện tượng tự nhiên xã hội của bản làng. Do đó trong đời sống của bản làng cũng như trong quan niệm của từng người dân Bạch Thơng, đội ngũ thầy mo, then, tào…có vị trí rất quan trọng vì đồng bào tin rằng họ là những người có thể liên kết âm dương trời đất, trừ tà ma bảo vệ cuộc sống cho cộng đồng. Bên cạnh tín ngưỡng dân gian, đồng bào cịn tiếp thu đạo Phật, đạo nho, đạo giáo theo cách riêng của mình và biến nó trở lên gần gũi để giải quyết những khi gặp khó khăn khúc mắc của mình. Chính vì thế mà tam giáo có ảnh hưởng lớn nhưng khơng thể lấn át và thay thế được tín ngưỡng bản địa của đồng bào.

103

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 108 - 110)