Nghi lễ trong đám ma: Đồng bào Tày, Nùng, Dao, Hoa cho rằng sau khi cha

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 103 - 105)

mẹ mất, đạo làm con phải lo việc ma chay chu đáo, đó là hình thức báo hiếu quan trọng nhất. Từ quan niệm này đã sinh ra những nghi lễ phong tục trong đám ma rất phức tạp và tốn kém. Trong giới hạn của luận văn, tác giả xin phép được trình bày về các lễ nghi một đám ma của người Tày ở Bạch Thông.

Một đám ma của người Tày thường trải qua nhiều nghi lễ.

- Lễ tắm rửa cho người chết: Khi người thân qua đời, con cháu túc trực bên cạnh, gõ mõ, bắn ba phát súng hoặc gõ nong nia và gọi “Bố ơi (Mẹ ơi) ở đâu thì về lấy quần áo” để báo tin cho họ hàng chịm xóm biết. Người chết được mặc thêm áo mới, đi hài, đội mũ như người có việc phải đi xa. Miệng người chết được cho ngậm đồng tiền bằng kim loại, hoặc tiền giấy để chi tiêu dọc đường về với mường trời xa xơi, và cũng để bố thí cho bọn đầu trâu mặt ngựa đỡ quấy quả. Cũng có quan niệm cho rằng làm vậy để người chết không phát ngôn lung tung ảnh hưởng tới con cháu. Người chết được tắm bằng lá thơm. Theo tục lệ, người chết được đặt lên tấm vải trắng gấp kín từ chân lên tới đầu, và xé vải trắng thành từng mảnh nhỏ để buộc thân xác, nam 7 nút, nữ 9 nút (tượng trưng cho vía của nam và nữ), đoạn vải trắng che đầu thì lấy hương lửa châm thành ba lỗ để hở mắt mũi. Người chết để giữa nhà được căng màn ba góc, có nơi lấy màn che bàn thờ tổ tiên tránh uế tạp.

- Lễ mở đàn thầy tào lập bàn thờ thánh tướng: Mời thánh tướng chứng giám phù hộ cho đám tang được yên lành.

- Lễ lấy nước (rặp nặm): Thầy tào gióng trống, chiêng cùng các con trong gia

đình mang mâm cúng ra sơng suối lấy ít nước, con trai gồng ống nước này bằng dao hoặc đòn gánh về hòa cùng nước đun lá bưởi, lá thanh táo rửa mặt cho người chết.

97

- Lễ nhập quan: Thầy tào làm phép thu hồn vía người chết vào áo quan, áo quan dù đóng kín hay trát keo cũng phải lót tro đốt từ những bó lúa cho người chết nằm, trước khi đạy nắp quan người ta nhét quần áo của người chết vào xung quanh xác.

- Lễ phát tang: Con cháu anh em đến chịu tang, chít khăn trắng, các con mặc quần áo tang màu trắng, thắt lưng bằng bẹ chuối và chống gậy, con gái, con dâu xõa tóc đến ngang vai.

- Lễ tế: Bữa ăn tối ăn trưa tế vào thời gian các bữa ăn trong ngày (sáng, trưa, chiều) do thầy tào phụ trách.

- Lễ thắp đèn: Thầy tào mặc áo lễ cho nổi nhạc tang, múa chào trước bàn thờ thánh tướng của mình đến bên linh cữu, lúc này nhà táng đã được chụp lên linh cữu, quanh thềm nhà táng được dặt 7 bát dầu mỡ đối với nam, 9 bát đối với nữ (bát dầu có thể được thay thế bằng nến). Con cháu họ hàng theo thầy tào đi vòng quanh linh cữu, thầy tào ngâm hát bằng tiếng quan thoại, cũng có khi là tiếng Tày, giọng điệu rầu rĩ kể công ơn của người đã khuất, mỗi người cầm một que lửa lần lượt đốt sáng các bát dầu mỡ khiến nhà táng sáng rực ánh đèn.

- Lễ “xiên đàn phá ngục”: Là một tuần ăn chay cho người chết ra khỏi địa ngục. Đồng bào cho rằng linh hồn người chết thường hay bị cầm tù ở địa ngục, nhất là các bà mẹ vì từ lúc sinh con các bà mẹ thường hay xuống suối giặt nên đã làm ô nhiễm thủy phủ. Cho nên phải làm lễ phá ngục để đưa linh hồn người chết ra khỏi ngục.

- Lễ mùng san: Tức lễ bố thí thức ăn cho tất cả những linh hồn người chết khơng có người thờ cúng. Đồng bào cho rằng càng bố thí nhiều càng làm cho nhẹ bớt tội đi để có thể lên thiên đàng.

- Lễ “mại xe” là lễ trao nhà táng cho người chết trước khi đưu ma.

- Lễ đưa ma: Trước khi đưa áo quan ra cửa, thầy tào làm phép thu thập đầy đủ hồn vía người chết để sau này khỏi phải quấy rầy con cháu.

- Lễ hạ huyệt: Trước khi hạ quan tài xuống huyệt thầy tào thả một con gà xuống trước để “an thần sơn” rổi để con gà nhảy lên khỏi huyệt, con cháu ngồi xung quanh vì đồng bào cho rằng con gà nhảy về phía nào thì phía ấy được phúc lành. Người ta hạ huyệt lấp đất, con cháu thay quần áo tang, làm cỗ bàn cúng gia tiên.

98

- Lễ mở cửa mồ “Khay tu mả”: Sau ba hôm, thầy tào cùng con cháu đến mở của mồ, báo cho sơn thần biết đến thu nhận linh hồn người chết mới nhập hộ.

- Lễ chuộc hồn: Sau khi chôn cất cha mẹ, người thân xong, gia chủ còn phải làm lễ chuộc hồn cho người đã khuất thông thường là 3 lần 40 ngày, 100 ngày và 3 năm. Lễ chuộc hồn cuối cùng đồng thời là lễ mãn tang.

Nhìn chung các đồng bào ở Bạch Thông- Bắc Kạn rất coi trọng các lễ nghi trong việc tổ chức đám hiếu, các nghi thức diễn ra cầu kỳ, phức tạp, thông thường dưới sự phụ trách của thầy tào (thầy cúng). Ở đầu thế kỉ XIX, một đám hiếu thường kéo dài gây nhiều tốn kém cho gia chủ, không đảm bảo vệ sinh…Ngày nay các lễ nghi của một đám hiếu vẫn được duy trì song đơn giản hơn và khơng kéo dài ngày nữa. Mặc dù vậy ở một số vùng việc ăn uống vẫn diễn ra.

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 103 - 105)