Ăn, uống: Dù sốn gở các khu vực khác nhau, tập qn ăn uống có đơi chút

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 88 - 91)

khác nhau, song nguồn thực phẩm chính của các dân tộc ở Bạch Thông đều lấy từ lúa gạo, sau lúa gạo là ngô. Đối với đồng bào Tày, Nùng ăn cơm là chính, ngơ là món ăn phụ quan trọng. Một ngày đồng bào Tày, Nùng ăn hai bữa chính là bữa trưa và bữa tối, ngồi ra có thể ăn thêm hai bữa phụ (chin lèng) trước khi đi làm. Ai có nhu cầu thì ăn chứ không dọn thành mâm thành bữa. Cơm và thức ăn là phần dư thừa của bữa chính, hoặc cháo nấu vừa cho trẻ con vừa cho người già, hay củ khoai củ sắn , bắp ngơ… Bữa cơm chính các bà, các cơ thường hay nấu nhiều để đề phòng khách đến cùng ăn, vừa có cơm canh dư cho bữa phụ. Trong bữa ăn từ ông bà đến

82

con trẻ, dâu, rể cùng ăn vui vẻ chứ không ăn trước ăn sau, những miếng ngon thường ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ.

Người Tày ăn cơm gạo tẻ nên trên đồng ruộng chủ yếu trồng lúa tẻ. Những ngày tháng giáp hạt, khi thiếu đói đồng bào ăn cơm độn ngô, cơm ngô, cơm độn sắn khoai, các loại củ khác chỉ để nướng, chế biến thành bột làm bánh chỉ để “ăn chơi”, bổ sung cho các bữa chính. Thức ăn trong bữa cơm có các loại rau hái trên rừng, hay trồng ở nhà, thực phẩm từ vật ni hay săn bẫy được.

Ngồi bữa cơm gạo tẻ đồng bào Tày, Nùng thỉnh thoảng vẫn nấu cơm nếp hay đồ xôi. Nhưng gạo nếp thường để chế biến các loại xôi bánh, như hương vị đặc trưng cho các kỳ tết, lễ nghi. Trong năm có nhiều ngày tết nên cũng có nhiều loại bánh khác nhau: Tết Nguyên Đán có bánh chưng loại to dài, bánh khảo, chè lam, bột viên tròn (pẻng, phạ). Cơm lam cũng là một trong những món ăn đặc trưng nhất của người Tày ở Bắc Kạn. Trước tiên, đồng bào ngâm gạo nếp rồi cho vào ống tre non cùng một ít nước, đậy nút kín rồi đem nướng trên lửa hoặc đồ lên cho chín. Để ống tre nguội, bóc vỏ ống để lại lượt áo mỏng bao quanh cơm. Khi ăn, dùng dao xắt thành từng khúc nhỏ. Đồng bào cịn chế biến món bỏng nổ phồng giịn ăn rất thơm (Khẩu sli). Tết mùng 3/3 (Tết Thanh minh) có xơi cẩm … Đối với đồng bào Tày, Nùng, các thầy tào, thầy mo kiêng ăn thịt trâu, bị, chó, mèo, coi đó như món uế tạp khơng được đưa vào ăn trước bàn thờ. Song những người Tày có nghệ thuật ẩm thực sành sỏi đã đúc kết: “Đông nựa nạn Bán nựa ma Nặm pín pha Nà phjắc chắm” ( Rừng: thịt hƣơu Làng: thịt chó Nƣớc: ba ba

Ruộng: chua me) [57, tr.79]

Đồng bào Tày Nùng uống nước đun sôi để nguội, nước chè (trước đây thức uống của người Nùng chủ yếu là nước lã, đến nay đã nhiều người bỏ thói quen đó).

83

Mùa đông lạnh dùng cây đầu ho đun nước uống vừa thơm nhà vừa chống ho. Trong các nghi lễ hay ngày tết, đồng bào uống rượu được nấu hay chưng cất từ các loại gạo, ngô, ủ từ men lá cây rừng. Rượu của đồng bào có hai loại: rượu cất (lẩu sliêu), và rượu làm từ gạo nếp (lẩu văn).

Cách ăn của đồng bào Dao có hơi khác đồng bào Tày Nùng đơi chút, đó là trong ngày ăn hai bữa chính nhưng là bữa sáng và bữa tối. Vì đặc điểm kinh tế chính của đồng bào là làm nương rẫy nên bữa trưa thường là bữa ăn phụ ngoài nương rẫy. Trong khi ăn đồng bào dọn hai mâm. Gian trước bàn thờ tổ tiên bố trí mâm ăn cho nam giới và khách, nữ giới ăn ở mâm bên trong và thường được bố trí ở một chiếc bàn thấp hơn. Khoảng cách giữa mâm bên trong và mâm bên ngoài được ngăn cách với nhau bằng một tấm liếp nhỏ thấp. Đối với những bữa ăn khi gia đình có khách, cô gái ở bên trong sẽ thỉnh thoảng đứng dậy quan sát mâm bên ngoài. Khi thấy thức ăn đã vơi đi thì tự động tiếp thêm khơng để người mâm ngoài tự đi lấy hay phải gọi. Trong bữa cơm gia đình ai muốn ăn thêm thì tự lấy.

Thức ăn của đồng bào Dao là các loại rau quả trong vườn, các loại rau ngồi tự nhiên như bồ khai, ngót rừng… Người Dao nuôi nhiều loại gia cầm, nhất là gà nhưng rất ít thịt ăn, gà ni chủ yếu để tiếp khách và sử dụng trong các nghi lễ . Để bù đắp, người đàn ơng thường phải chịu khó đi săn, đặt bẫy thú rừng. Việc sử dụng thực phẩm là thịt rất dè sẻn, khi chế biến thường ăn mặn với nhiều gia vị cay nóng. Người Dao còn dự trữ thịt súc vật lớn, thú lớn bằng cách ủ chua hay sấy khô để dùng dần.

Đồng bào Dao uống chè được hái từ những cây cổ thụ gọi là chè tuyết, một số loại cây có lợi cho sức khỏe, chữa bệnh gan mật cũng được bà con đun uống. Người Dao cũng uống rượu được nấu từ ngô, gạo ủ bằng men, các loại rễ cây, quả rừng. Rượu được trưng cất bằng chõ gỗ sau đó đem ủ ở các chum, rượu được ủ rất lâu có khi 1 đến 2 năm mới sử dụng. Ngồi ra đồng bào cịn uống một loại rượu đặc biệt gọi là rượu hoẵng. Đây là loại rượu ủ men lâu ngày rồi chắt nước để uống chứ không trưng cất.

Trong các dịp tết người Dao cũng chế biến các món ăn cơng phu với nhiều loại bánh như bánh chưng (Bánh chưng của người Dao là loại bánh chưng dài gói khum

84

gù đầu chứ không như bánh của người Tày), bánh gio, bánh sừng bị, bánh rán, xơi ngũ sắc (kết hợp gạo nếp, gạo nếp cẩm, với các loại lá cây làm cho xơi có nhiều màu sắc nhìn rất ngon mắt, ăn khơng đầy bụng). Để chuẩn bị tết, đồng bào Dao nhốt lợn, gà thiết để vỗ béo, từ ngày 20 tháng chạp bắt đầu thịt lợn làm tết và mời mỗi nhà trong bản 1-2 người tới dự, cùng ăn uống, khơng khí rất vui vẻ.

Ngồi ra trong văn hóa vật chất của đồng bào Dao tại Bạch Thông, người đàn ơng có thói quen hút thuốc, người đàn bà có thói quen ăn trầu.

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 88 - 91)