Khái lược lịch sử hành chính

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 28 - 31)

Huyện Bạch Thơng – Bắc Kạn ở đầu thế kỷ XIX là một châu thuộc phủ Thơng Hóa (phủ Thơng Hóa có hai đơn vị hành chính là châu Bạch Thơng và Huyện Cảm Hóa) thuộc tỉnh Thái Nguyên.

Trong lịch sử phát triển của mình, vùng đất Bạch Thơng có nhiều biến đổi, năm 1997 tỉnh Bắc Kạn được tái lập, huyện Bạch Thơng chính thức là một đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bắc Kạn cho đến nay. Địa danh chính thức được mang tên gọi Bạch Thông từ thời Lê, năm Hồng Đức thứ 21 (1490).

Lịch sử hành chính huyện Bạch Thơng gắn liền với lịch sử phát triển của vùng đất Bắc Kạn, Thái Nguyên, các tỉnh Việt Bắc cũng như những biến đổi của lịch sử nước ta.

22

Vùng đất Bắc Kạn trong thời kỳ lịch sử đầu tiên của dân tộc ta, từ thời Hùng Vương với hai nhà nước Văn Lang, Âu Lạc (thế kỷ VII đến thế kỉ II TCN) thuộc bộ Vũ Định, một trong 15 bộ hợp thành nhà nước Văn Lang (1) . Bộ Vũ Định vốn là địa bàn sinh sống của người Tày cổ, những người từng tổ chức kháng chiến chống quân xâm lược Tần cùng với thủ lĩnh Thục Phán lập lên nước Âu Lạc định đô ở Cổ Loa (208 – 179 TCN). Sau thất bại của Thục An Dương Vương, nước ta rơi vào tay của Triệu Đà, mở đầu thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1117 năm mà lịch sử quen gọi là 1.000 năm Bắc thuộc (từ năm 179 TCN đến năm 938). Dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, Bạch Thông thời Hán thuộc quận Giao Chỉ, đời Đường nằm trong châu Võ Nga [7, tr.146]. Nhưng xét về bản chất, chính quyền phương Bắc khơng trực tiếp cai trị được khu vực này mà duy trì những châu “Ki mi” do tù trưởng địa phương tự cai quản. Từ thời Hán đến lục triều sử sách đều chép đây là vùng đất của người Man di, người Lão, Lý…Khi vua Đường Thái Tông lên ngôi muốn kiểm soát chặt chẽ hơn vùng Tả, Hữu Giang nên “Ở Quế Tây lập 36 châu “Ki mi”, ở An Nam đô hộ phủ lập 41 châu “Ki mi”.

Từ thế kỉ X trở đi đặc biệt là từ thời kỳ Lý – Trần (1009 đến 1400), lần đầu tiên hệ thống hành chính, quan chức từng bước được xác lập, củng cố và mở rộng một cách có hệ thống. Nhà Lý chia đơn vị hành chính cấp địa phương thành Lộ, Phủ, Châu. Vùng đất từ Thái Nguyên lên Bắc Kạn, Cao Bằng gọi là phủ Phú Lương, một thời do phò mã Dương Tự Minh cai quản. Dương Tự Minh đã có hơn 20 năm làm quan dưới ba triều vua: Lý Nhân Tông (1072-1128), Lý Thần Tông (1128-1138) và Lý Anh Tông (1138-1175) và hai lần được vua Lý gả con gái cho.

Từ đời nhà Trần trở về trước, Châu Bạch Thơng có tên gọi Vĩnh Thông. Thời thuộc Minh, huyện Vĩnh Thông thuộc phủ Thái Nguyên. Đời Lê, vùng đất Bắc Kạn gọi là phủ Thông Hóa (gồm huyện Cảm Hóa và châu Bạch Thông). Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đổi tên Vĩnh Thông thành Châu Bạch Thơng, do phiên thần họ Hồng nối đời cai trị.

Đến thời nhà Nguyễn (1802 – 1884), sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, vua Gia Long bắt tay vào củng cố bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương.

23

Vùng đất Bạch Thông, Gia Long vẫn theo lệ cũ của nhà Lê giữ nguyên như vậy. Đến năm Minh Mệnh thứ 16, vua cho đặt chế độ lưu quan ở Châu Bạch Thông. Châu gồm 9 tổng, 60 xã: Tổng Nông Thượng: 7 xã, tổng Nông Hạ: 6 xã, tổng Côn Minh: 6 xã, tổng Nhu Viễn: 5 xã, tổng Quảng Khê: 6 xã, tổng Đông Viên: 6 xã, tổng Hạ Vị: 6 xã, tổng Thượng Giáo: 11 xã, tổng Hạ Hiệu: 7 xã.

Châu lỵ Bạch Thông được dựng vào năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) đặt tại xã Dương Quang. Thành lũy được đắp bằng đất, cao 5 thước (khoảng 1,66m), chu vi là 58 trượng (khoảng 192,56m).

Cuối thế kỷ XIX, sau khi hoàn thành việc xâm lược nước ta, thực dân Pháp bắt tay vào cơng cuộc bình định và khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Với chính sách chia để trị, chính quyền thực dân Pháp đã nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính của tỉnh Thái Ngun nói chung và của Bạch Thơng nói riêng.

Theo nghị định của tồn quyền Đơng Dương (ngày20/8/1891, 24/8/1891và 9/9/1891), tỉnh Thái Nguyên bị xóa bỏ và chia làm hai: phủ Tịng (Tùng) Hóa và phủ Phú Bình, vùng đất phía Nam tỉnh Thái Ngun và một số địa hạt khác của tỉnh Lục Nam và Bắc Ninh, thành lập khu quân sự Thái Nguyên, thuộc đạo quân sự thứ nhất đạo lỵ là Phả Lại. Phủ Thơng Hóa (vùng đất bắc Thái Ngun) nhập với tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Cao Bằng và vùng đất của tỉnh Tuyên Quang, nhập thành đạo quân sự thứ hai, đạo lỵ đặt ở Lạng Sơn. Đạo này lại gồm 3 khu quân sự: Khu quân sự Lạng Sơn, khu quân sự Cao Bằng, khu quân sự Hà Giang. Thực dân Pháp đặt châu Bạch Thông (phủ Thơng Hóa) thuộc tiểu qn khu Cao Bằng, nằm trong đạo quân binh II Lạng Sơn.

Ngày 10/10/1892 và ngày 15/10/1892, theo quyết định của tồn quyền Đơng Dương, tỉnh Thái Nguyên được tách ra khỏi các đạo quân sự và kể từ ngày 1/11/1892 lại được lập lại như cũ (trừ huyện Bình Xuyên). Tỉnh Thái Nguyên tái lập lại gồm 3 phủ, 8 huyện, 2 châu. Phủ Tịng Hóa gồm 3 huyện Đại Từ, Phú Lương, Văn Lãng và một châu Định Hóa. Phủ Phú Bình gồm 4 huyện Tư Nơng, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Võ Nhai. Phủ Thơng Hóa gồm châu Bạch Thông và huyện Cảm Hóa. Châu Bạch Thơng lúc này vẫn bao gồm cả địa phận Chợ Rã và huyện Chợ Đồn.

24

Ngày 12/6/1894 theo nghị định của tồn quyền Đơng Dương, châu Chợ Rã (một châu được tách ra khỏi châu Bạch Thơng) cùng với châu Cảm Hóa (trước là huyện Cảm Hóa) lại chuyển sang khu quân sự Cao Bằng.

Ngày 11/4/1900, thực dân Pháp quyết định tách phủ Thông Hóa ra khỏi tỉnh Thái Nguyên, thành lập tỉnh Bắc Kạn gồm các châu: Bạch Thơng, Chợ Rã, Thơng Hóa (sau đổi thành Na Rì) và Cảm Hóa (sau đổi thành Ngân Sơn).

Ngày 25/6/1901, tồn quyền Đơng Dương lại ra Nghị định rút tổng Yên Đĩnh khỏi huyện Phú Lương (Thái Nguyên), nhập về châu Bạch Thông (Bắc Kạn). Lúc này, thị xã Bắc Kạn vừa là tỉnh lỵ, vừa là châu lỵ Bạch Thông. Đến ngày 8/6/1916, theo nghị định của thống sứ Bắc Kỳ, một số tổng thuộc châu Bạch Thông và châu Chợ Rã được tách ra thành lập châu Chợ Đồn. Từ đây cho tới cuối thời kỳ Pháp thống trị, Bạch Thông là một trong năm châu thuộc tỉnh Bắc Kạn, gồm 5 tổng, 26 xã.

Bảng 1.2. Đơn vị hành chính châu Bạch Thơng theo quyết định của tồn quyền Đơng Dương 1901

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 28 - 31)