Tục lệ trong sinh đẻ: Đồng bào các dân tộc ở Bạch Thông rất coi trọng việc

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 105 - 107)

sinh đẻ và ni con. Có lẽ do điều kiện cuộc sống khó khăn, việc chăm sóc bà mẹ khi mang bầu có nhiều hạn chế, đặc biệt ở thời kỳ phong kiến, sự hiểu biết khoa học, sức khỏe sinh sản hầu như khơng có. Chính vì thế mà nhiều tập tục mê tín, lạc hậu được thực hành ví dụ như tục lệ trong sinh đẻ của đồng bào Dao.

Khi có người ở cữ, gia đình cắm một cành lá sanh trước cửa để trừ tà khí. Đây cũng là tín hiệu để báo cho mọi người biết không được vào nhà tùy tiện khi chưa được phép. Khi sinh con, người mẹ phải tự đỡ đẻ trong buồng kín, nhau thai của đứa trẻ được bảo quản cẩn thận, có thể là treo lên cành cây ở nơi kín đáo hoặc cho vào ống nứa bịt kín dựng đứng ở gốc cây hay hốc đá. Có nơi đồng bào gói vào giấy bản để lên gác bếp. Đồng bào cho rằng làm như vậy đứa trẻ sẽ dễ ni. Sau ba ngày gia đình làm lẽ cúng mụ và đặt tên cho đứa bé, thông thường sẽ mời họ hàng tới dự tiệc chia vui. Và người phụ nữ được tắm lá thuốc (có tới hàng chục vị thuốc). Chính vì có loại thuốc này nên chỉ khoảng một tháng sau sản phụ đã có thể đi làm được, thức ăn cho sản phụ thường là thịt gà xào gừng, nghệ và một số loại thuốc quý.

Người Dao làm đầy tháng cho con nhưng thủ tục đơn giản hơn người Tày, Nùng. Thông thường họ chỉ làm gà, xôi để khấn bái tổ tiên chứ không làm cỗ to. Trong việc nuôi dưỡng con cái họ không phân biệt con nuôi hay con đẻ mà đối xử công bằng, khi trẻ bị bệnh nặng thì mời thầy cúng về trừ tà.

99

Ngoài các lễ nghi kể trên đồng bào ở Bạch Thơng cịn có nhiều nghi lễ trong cuộc sống như lễ sinh nhật của đồng bào Dao, lễ cấp sắc cho thầy tào, lễ cúng giỗ người đã khuất, lễ kết nghĩa. Dường như mỗi một sự kiện trọng đại nào cũng có những nghi lễ kèm theo.

Tập tục lễ nghi của đồng bào ở huyện Bạch Thơng rất đa dạng, phong phú, góp phần làm giàu bản sắc của quê hương Bạch Thông- Bắc Kạn. Ngày nay với cuộc vận động thực hiện nếp sống mới, những yếu tố tập tục lạc hậu dần được đẩy lùi, những yếu tố truyền thống đậm bản sắc, lành mạnh đang được duy trì và phát triển.

3.2.3. Tín ngưỡng tơn giáo

Tín ngưỡng tơn giáo là chỗ dựa của tinh thần, thuộc về đời sống tâm linh của con người, là bộ phận cực kỳ quan trọng trong đời sống của các tộc người. Khi gặp rủi ro bất hạnh hay những hiện tượng không lý giải được, con người lại dựa vào thần thánh, dựa vào thế lực siêu nhiên, cầu xin sự che chở giúp đỡ của trời, của thánh thần hay ma quỷ.

Đồng bào Bạch Thơng tin ở thuyết “vạn vật hữu linh” có đủ loại hồn và thần. Từ đó đồng bào cho rằng mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội đều có linh hồn.

Đồng bào Tày, Nùng, Dao, Hoa, Kinh đều quan niệm có ba thế giới đó là cõi trời, cõi đất và cõi âm.

Đồng bào Tày, Nùng cho rằng thế giới có ba cõi: cõi trời (mƣờng bơn, quắc

phạ) là nơi ở của Ngọc Hoàng, bà mụ , nàng tiên, và những người sống thanh bạch,

cuộc sống vinh hoa phú quý, vì thế khi chết phải tổ chức tiễn đưa linh hồn về với cõi trời để hưởng lạc. Cõi đất (trần gian, dƣơng thế, dƣơng đông) là nơi ở của con người và vạn vật. Cõi nước, cõi âm là nơi ở của các loài ma, yêu tinh, quỷ quái, thuồng luồng…Đồng bào cũng tưởng tượng cả ba cõi đều có người ở, có làng bản, nhà cửa, đồng ruộng. Con người ở trên trần do Pụt Luông (bụt lớn) sinh ra để chế ngự mn lồi, con người có xác có hồn đồng bào gọi hồn là khoăn (gồm cả hồn, vía), hồn rời khỏi xác thì người chết thành phi (ma).

Theo quan niệm của đồng bào tất cả mọi vật kể cả con người đều có ma. Ma có ma lành, ma dữ, (phúc thần, hung thần), Ma lành là ma tổ tiên, ba mường, ma bản, ma mụ, ma bếp giúp người bảo vệ mùa màng, giúp người trừ các ma tà quỷ

100

quái. Ma dữ như ma rừng, ma rú, ma sấm sét, ma thuồng luông, ma những người chết vì tai nạn, ma người chết đuối, ma từ những cây cổ thụ.

Đồng bào thờ ma lành ở trong nhà hay những nơi công cộng. Đối với ma dữ đồng bào không thờ cúng nhưng nếu khi ốm đau bệnh tật, thầy cúng phát hiện ra con ma nào gây ốm thì sẽ phải cúng con ma đó. Đồng bào Tày, Nùng tin một số thầy mo, thầy tào có ma thuật hại người. Những người đó có thuật “Pối kim xương ngọ quỷ” (thả mũi nhọn bằng kim khí, thả âm binh hại người có thù hằn với họ, hoặc giúp người quen báo thù). Từ chỗ sợ hãi ma thuật đồng bào tin có ma người sống như ma gà của người Tày, ma Kỳ Lân của người Nùng (gọi là ma người sống là do đồng bào gán cho một số người, một số gia đình nào đó có con ma đáng sợ nói trên).

Người Dao cho rằng thế giới có ba tầng, cuộc sống của con người ở tầng giữa, luôn nằm trong thế giới âm dương đối lập, khi chết biến thành ma, ma cũng có hai loại là ma lành, ma dữ. Ma dữ thường là ma sơng núi, ma vất vưởng khơng có người chăm sóc, nên hại người, hại mùa màng, gia súc. Ma lành là ma tổ tiên, ma họ hàng, phải thường xun cúng bái để khơng quấy rầy đến mình [57, tr.227-228].

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Cũng như các đồng bào khác các dân tộc

Tày, Nùng, Dao…ở Bạch Thông rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Việc thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ việc thờ cúng thị tộc. Bàn thờ là nơi tôn nghiêm nhất trong bất cứ gia đình người Tày, Nùng, Dao… nào. Đồng bào Tày Nùng theo tộc hệ 9 đời nhưng thờ cúng 3 đời. Từ đời thứ 4 trở đi, tổ tiên biến thành thần giữ gia súc mà đồng bào thờ cúng ngoài trời. Trong dịp Tết Nguyên Đán, gia đình nào có bố hoặc mẹ mới chết thì lập một bài vị riêng. Hàng ngày cúng cơm nước đến khi mãn tang [17, tr.144].

Đồng bào Dao cũng rất coi trọng thờ cúng tổ tiên. Bên cạnh đó là thờ thủy tổ Bàn Vương. Bất kỳ ngày lễ tết nào, có cơng việc trọng đại nào cũng thỉnh tổ tiên về chứng giám. Người Dao cúng tới 9 đời.

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 105 - 107)