Dân tộc Nùng

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 26 - 27)

Dân tộc Nùng tự gọi mình là Nùng hay Nồng, tộc danh lúc đầu theo dòng họ Nơng, một trong bốn dịng họ lớn ở khu vực Tả, Hữu Giang (miền đất thuộc Cao Bằng và Nam Quảng Tây-Trung Quốc) và vùng Đơng Bắc Việt Nam như Chu, Vi, Hồng , Nông. Trong một thời điểm lịch sử nhất định, họ Nơng là họ có ảnh hưởng lớn ở khu vực, nhất là sau cuộc hưng nghiệp của Nơng Trí Cao (Lịch sử chép là Nùng Trí Cao). Từ đó người Nùng tự cho mình thuộc thế lực của họ Nông, tiếng Tày gọi là “Đin Nông” (đất Nùng).

Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, đường biên giới Việt – Trung được xác lập, củng cố thì hình thành thêm quan niệm gọi chung những người phía bên kia biên giới là người Nùng, để phân biệt với người Tày bên này biên giới.

Như vậy tộc danh xưng Nùng rất có thể từ chỗ là tên một dịng tộc, trong tiến trình lịch sử tiếp diễn, đã trở thành danh xưng cho một cộng đồng tộc người là dân tộc Nùng.

Một số người Nùng mang tộc danh gắn với tên lãnh thổ Trung Quốc trước khi đến Việt Nam như Nùng An gốc ở An Kết Châu, huyện Long An; Nùng Phàn Sình gốc ở Vạn Thành Châu; Nùng Cháo gốc ở Long Châu; Nùng Inh gốc ở Long Anh; Nùng Lịi gốc ở Hạ Lơi; Nùng Q Rịn gốc ở Quy Thuận (Quảng Tây)…

Dân tộc Nùng đến Bắc Kạn cách nay khoảng 4 đến 5 đời, cư trú ở nhiều địa phương trong tỉnh. Riêng ở Bạch Thơng, cư dân người Nùng có số dân đơng thứ 4 sau Tày, Kinh, Dao. Theo thống kê năm 2012 của Chi cục Thống kê huyện Bạch Thông, người Nùng có số dân là 3.488 người, tương đương với 11,41% dân số toàn huyện, sinh sống rải rác ở nhiều xã, đơng nhất ở Qn Bình, Sĩ Bình với tộc người Nùng Phàn Sình.

20

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 26 - 27)