Theo thống kê tại bảng 2.23, ta có tổng số chức dịch của thời Gia Long là 12 người, thời Minh Mệnh còn 6 người, giảm đi một nửa. Đây là kết quả của công cuộc cải cách hành chính lớn mà Minh Mệnh tiến hành trên phạm vi cả nước nói chung, đối với các dân tộc miền núi phía Bắc nói riêng. Chính sách của Minh Mệnh về đội ngũ chức sắc cấp châu, huyện, xã, phường nhằm thiết lập sự quản lý của chính quyền địa phương cấp cơ sở, giảm bớt đội ngũ chức dịch, tăng cường trách nhiệm của Lý trưởng, phần nào hạn chế sự nhũng nhiễu của chức dịch địa phương, sự thao túng ruộng đất của giới chức sắc.
Số chức sắc không ruộng thời Gia Long rất lớn, chiếm tới 58,4%, đến thời Minh Mệnh, số này giảm xuống còn 33,4% (sự sụt giảm này là do số lượng chức sắc thời Minh Mệnh giảm). Số lượng chức sắc có ruộng ở thời Minh Mệnh ổn định và chiếm tỷ lệ lớn hơn thời Gia Long. Tuy nhiên khi nghiên cứu sở hữu ruộng đất của chức sắc ở từng thời điểm chúng ta thấy, sở hữu ruộng đất
58
của các chức dịch không lớn và ở thời nào cũng có chức dịch khơng có ruộng, khơng có chức dịch nào sở hữu trên 20 mẫu ruộng. Điều này có thể hiểu, đội ngũ chức dịch khơng hẳn là đội ngũ có thế lực kinh tế trong nền kinh tế nông nghiệp trong khi rõ ràng họ có quyền lực chính trị. Việc chi phối sản xuất nơng nghiệp chủ yếu nằm trong tay đội ngũ nông dân tự canh với sở hữu ruộng đất tư lớn. Đối với hiện tượng một số chức dịch ở cả hai thời điểm đều khơng có ruộng đất, có thể giải thích là do những người này khi đảm nhận chức vụ vẫn chưa trở thành người chủ sở hữu của gia đình vì chưa tách riêng ra khỏi gia đình chung của bố mẹ hoặc đi ở rể. Người Tày, Nùng tại địa phương có tục khi con trai đã kết hơn thì bố mẹ phân chia tài sản ruộng đất cho ra ở riêng nhưng chưa tách phần sở hữu được chia ra khỏi địa bạ ruộng đất chung của gia đình. Cũng có thể giải thích hiện tượng này là do các chức dịch khơng xuất thân từ những gia đình làm nơng nghiệp, hoặc họ là người được bổ sung làm các công việc cho làng xã mà khơng được cấp đất, cũng có thể họ làm chức dịch trong làng xã đã lâu nhưng do khơng có diện tích đất cơng vì diện tích đất của làng xã đã được tư hữu hết. Tuy nhiên do chưa có điều kiện nghiên cứu tồn bộ địa bạ của huyện Bạch Thông, cũng như cả tỉnh Bắc Kạn nên tác giả chưa dám khẳng định nhận định của mình là hồn tồn chính xác mà chỉ dừng ở việc bước đầu nghiên cứu về sở hữu ruộng đất của chức dịch ở 5 xã với ý nghĩa minh họa là chủ yếu.
59
Bảng 2.23: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất của các chức dịch
Chức vị Số chủ %