- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
43 Xem Mục IV Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22-9-2003.
đương sự (nếu có) nhận xét về nội dung mà người chủ trì chứng minh lỗi của người lao động và xác định hành vi vi phạm ứng với hình thức kỷ luật lao động đúng hay sai theo quy định của pháp luật, nội quy lao động; kết luận của người chủ trì về hành vi vi phạm kỷ luật ứng với hình thức kỷ luật lao động; thơng qua và ký biên bản.
Bước 3: Ra quyết định kỷ luật
Trên cơ sở kết quả của phiên họp xét kỷ luật, người sử dụng lao động ký quyết định kỷ luật lao động. Hồ sơ kỷ luật lao động được lưu giữ tại đơn vị.
1.3.2.6. Giảm, xoá kỷ luật lao động
Vấn đề giảm, xoá kỷ luật lao động được quy định chủ yếu tại Điều 88 Bộ luật Lao động (được sửa đổi, bổ sung năm 2002), Điều 12 Nghị định số 41/CP ngày 06-7-1995, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02-4-2003 và Mục IV Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22-9-2003.
Theo đó, người bị khiển trách sau ba tháng và người bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác sau sáu tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xố kỷ luật. Người bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác sau khi chấp hành được một nửa thời hạn, nếu sửa chữa tiến bộ, thì được người sử dụng lao động xét
giảm thời hạn44.
Khi quyết định giảm thời hạn hoặc xoá kỷ luật đối với người lao động bị xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo hình thức chuyển làm cơng việc khác có mức lương thấp hơn thì người sử dụng lao động ra quyết định bằng văn bản và bố trí cho đương sự được trở lại làm cơng việc cũ theo hợp đồng lao động đã giao kết; quyết định kỷ luật khơng cịn hiệu lực khi đã hết thời hạn kỷ luật45. Trường hợp khơng cịn cơng việc cũ hoặc khơng thể bố trí cơng việc cũ thì hai bên thỏa thuận để giải quyết. Người lao động bị xử lý kỷ luật theo hình thức kéo dài thời hạn nâng lương khơng q sáu tháng thì thời gian kéo dài đó khơng được tính vào thời hạn nâng lương theo quy định46.