Đối với người lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật lao động qua thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 87)

Tính đến năm 2007, giai cấp cơng nhân Việt Nam khoảng 9,5 triệu người, chiếm 11% dân số và 21% lực lượng lao động xã hội. Số lượng người lao động trực tiếp sản xuất trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế là hơn 6,7 triệu người…133 Dù số lượng lớn, song như phân tích ở chương 2, chất lượng lao động ở nước ta chưa cao, cụ thể về trình độ học vấn, trình độ tay nghề và ý thức kỷ luật. Đây là một trong những nguyên nhân của tình trạng vi phạm kỷ luật lao động của người lao động.

Theo thống kê của Tổng liên đồn lao động Việt Nam, trình độ học vấn của công nhân lao động hiện nay như sau: 69,3% có trình độ từ trung học phổ thơng trở lên, 23,7% có trình độ trung học cơ sở và 2,4% có trình độ tiểu học.134 Hiện cả nước chỉ có 17,2% số lao động biết sử dụng máy tính135. Về trình độ tay nghề, theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có đến 74,7% lực lượng lao động chưa qua đào tạo; riêng số lao động đã qua đào tạo cũng khơng hồn tồn giỏi nghề. Chính vì vậy, năng suất của lao động Việt Nam kém so với lao động các nước trong khu vực ASEAN từ 2 đến 15 lần136. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nhận định: “Chuyển sang nền kinh tế thị trường, lao động nước ta còn bộc lộ nhiều

nhược điểm: mang nặng dấu ấn của một nền sản xuất nhỏ, trình độ tay nghề chuyên mơn nghiệp vụ, văn hố, khoa học – kỹ thuật và trình độ nhận thức nói chung cịn thấp”137.

Theo Trưởng ban Tuyên giáo Tổng liên đoàn lao động138, Chủ nhiệm đề tài "Thực trạng và giải pháp của tổ chức cơng đồn về nâng cao hiểu biết pháp luật

trong người lao động hiện nay" thì139:

133 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2009), Tài liệu Hội nghị triển khai Nghị quyết Đại hội X (2008-2013) Công đoàn Việt Nam, tr.8, (Bài phát biểu của TS. Đặng Ngọc Tùng – UV TW Đảng, Chủ tịch Tổng liên đồn lao Cơng đồn Việt Nam, tr.8, (Bài phát biểu của TS. Đặng Ngọc Tùng – UV TW Đảng, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam).

134 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2009), Tài liệu Hội nghị triển khai Nghị quyết Đại hội X (2008-2013) Công đồn Việt Nam, tr.69. Cơng đồn Việt Nam, tr.69.

135 http://www.ewaygo.net/site/index.php?option=com_content&view=article&id=291:chi-cho-17-lao-dong-biet-su-dung-vi-tinh&catid=42:others&Itemid=79 su-dung-vi-tinh&catid=42:others&Itemid=79

136 http://www.nld.com.vn/174016P0C1051/nang-chat-luong-lao-dong-can-mot-chien-luoc-quoc-gia.htm

137 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2009), Tài liệu Hội nghị triển khai Nghị quyết Đại hội X (2008-2013) Cơng đồn Việt Nam, tr.47 (Bài phát biểu của ơng Mai Đức Chính, Phó Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam). Cơng đồn Việt Nam, tr.47 (Bài phát biểu của ơng Mai Đức Chính, Phó Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam).

138 Ơng Trần Tiến Hòa.

- Người lao động trực tiếp sản xuất hiểu biết về Bộ luật lao động, Luật cơng đồn rất hạn chế, nhất là người lao động trẻ mới vào doanh nghiệp. Đáng lo ngại hơn, vẫn còn một số lượng lớn người lao động không biết nhưng cũng khơng quan tâm tới việc tìm hiểu luật.

- Trong tổng số 700 người lao động tại 15 tỉnh phía bắc, 7 tỉnh phía nam của các doanh nghiệp thuộc 4 ngành được khảo sát, chỉ 9% người lao động biết rõ về quy định đình cơng. Số người lao động chưa biết về quy định này chiếm 30% và có tới 35% khơng hề quan tâm.

- Có tới 58% số người lao động được điều tra nói trên chưa biết quy định về hợp đồng lao động (những lao động này chủ yếu ở độ tuổi từ 18 đến dưới 30). Tỉ lệ người lao động biết rõ về thỏa ước lao động tập thể thấp hơn 10% so với số chưa biết. Ngồi ra, có tới 35% số người lao động không quan tâm tới nội quy và kỷ luật lao động; 34% không biết; chỉ 2% biết rõ.

Trước thực trạng như vậy, Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá X đã xác định phải: “Xây dựng

giai cấp công nhân lớn mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng,

có cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; ngày càng được tri thức hố; có

trình độ học vấn, chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và

làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong cơng nghiệp và kỷ luật lao động cao”140. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng địi hỏi tồn Đảng, tồn dân và

cả hệ thống chính trị phải quan tâm thực hiện.

Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, theo tác giả, để nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề và ý thức kỷ luật của người lao động, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Công đoàn các cấp cần chủ động triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 4B/BCH-TLĐ của Ban chấp hành Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam khố IX (2003-2008) về cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho công nhân viên chức lao động, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố – hiện đại hố đất nước.

140 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2009), Tài liệu Hội nghị triển khai Nghị quyết Đại hội X (2008-2013) Cơng đồn Việt Nam, tr.63. Cơng đồn Việt Nam, tr.63.

- Nhà nước có kế hoạch xây dựng các trường dạy nghề, phân bổ chỉ tiêu đào tạo, quy định chất lượng giáo dục, đào tạo. Các trường cần nâng cao chất lượng dạy nghề, đào tạo lực lượng lao động lành nghề ở các cấp bậc. Củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo của các Trường nghề và Trung tâm giới thiệu việc làm. Cần nâng cao hiệu quả các Chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về giáo dục, đào tạo. - Người lao động phải phấn đấu học tập, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, tác phong công nghiệp. Nếu không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, người lao động khó có thể đáp ứng được u cầu cơng việc hiện tại và tương lai. Thực tế, người lao động nước ngoài đến nước ta làm việc ngày càng tăng. Theo ước tính của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, TP.HCM hiện có hơn 10.000 lao động nước ngồi đang làm việc tại TP.HCM. Trong đó, tại các khu cơng nghiệp, khu chế xuất có khoảng 2.000 lao động nước ngồi được cấp phép làm việc, đơng nhất là Trung Quốc 505 người, lãnh thổ Đài Loan 317 người, Nhật Bản 300 người... Ngồi ra, cịn một lực lượng đơng đảo người lao động nước ngồi đến làm việc nhưng không đăng ký141.

- Đồng thời, người lao động cũng phải tự rèn luyện ý thức chấp hành kỷ luật lao động. Khi gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm việc, người lao động cần trao đổi ngay với tổ chức cơng đồn và lãnh đạo đơn vị để được giải quyết hiệu quả. Người lao động khơng nên giải quyết vấn đề mang tính cảm tính, chủ quan nóng vội, bất chấp kỷ luật lao động, bất chấp pháp luật. Có như vậy, người lao động sẽ ít có nguy cơ vi phạm kỷ luật lao động.

Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay, người sử dụng lao động cũng như người lao động cần phải nâng cao trình độ học vấn, sự hiểu biết pháp luật và cả ý thức chấp hành pháp luật. Người sử dụng lao động và người lao động cần phải tôn trọng nhau, hợp tác nhau, cùng xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hoà, tiến bộ. Điều này chẳng những mang lợi ích cho người sử dụng lao động, người lao động mà cịn cho tồn xã hội. Vi phạm kỷ luật lao động một phần cũng do ý thức của người lao động. Kỷ luật lao động trái pháp luật một phần cũng do ý thức của người sử dụng lao động. Nếu như người sử dụng lao động, người lao động thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động và hợp đồng

lao động thì tình trạng kỷ luật lao động trái pháp luật sẽ giảm hẳn, hiệu quả việc thực hiện quy định của pháp luật về kỷ luật lao động sẽ được nâng lên.

3.5. Thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo kỷ luật lao động

Do có vai trị hết sức quan trọng nên kỷ luật lao động phải được duy trì, thực hiện tốt. Để làm được điều này, người sử dụng lao động sử dụng các biện pháp sau đây142. Mỗi biện pháp có những tác dụng nhất định, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người sử dụng lao động quyết định chọn biện pháp cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật lao động qua thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)