- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
46 Mục III Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22-9-2003.
1.3.2.7. Áp dụng trách nhiệm vật chất đối với người lao động
Trách nhiệm vật chất của người lao động trong quan hệ lao động là trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại về tài sản của người lao động do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, công tác gây ra47. Người lao động phải có ý thức giữ gìn tài sản của đơn vị; đây là kỷ luật lao động được quy định cụ thể trong nội quy lao động. Nếu người lao động gây thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động thì chẳng những phải bồi thường mà còn bị xem xét xử lý kỷ luật lao động. Do đó, có thể nói trách nhiệm vật chất đồng thời là
biện pháp đảm bảo kỷ luật lao động trong đơn vị. Trách nhiệm vật chất góp phần
nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động của người lao động.
Căn cứ vào hình thức của sự thiệt hại, pháp luật lao động chia trách nhiệm vật chất làm 02 trường hợp như sau:
- Bồi thường trong trường hợp tài sản bị hư hỏng: Người lao động làm
hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật lao động48. Mức thiệt hại dưới 5 triệu đồng là không nghiêm trọng49. Gây thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng, người lao động không phải bồi thường50. Hiện nay, pháp luật lao động chưa quy định “hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh
nghiệp” là hành vi nào, do đó, người sử dụng lao động phải quy định cụ thể trong
nội quy lao động.
- Bồi thường trong trường hợp làm mất dụng cụ, tài sản, tiêu hao vật tư
quá mức cho phép: Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản
khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tuỳ trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường; trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trong trường hợp bất khả kháng thì khơng phải bồi thường51. Các trường