- Tình hình xây dựng, đăng ký nội quy lao động của các doanh nghiệp
62 kiến của bà Nguyễn Thị Dân, Trưởng phòng Lao động – Tiền lương – Tiền công Sở Lao động Thương binh và xã hội TP.HCM tại buổi làm việc với đoàn Quỹ Lao động Quốc tế Hàn Quốc chiều 11-7-2008 để giải quyết
và xã hội TP.HCM tại buổi làm việc với đoàn Quỹ Lao động Quốc tế Hàn Quốc chiều 11-7-2008 để giải quyết các vấn đề về lao động (http://www.nld.com.vn/231733P0C1010/hop-tac-doi-thoai-de-ngan-ngua-tranh- chap.htm)
63http://molisa.gov.vn/Details.asp?mbien2=&mbien4=13643&mbien3={2156C949-3E7B-432F-BF16-D6FCC8A11297}&td= D6FCC8A11297}&td=
Đến tháng 3-2009, TP.HCM có 404 doanh nghiệp có vốn đầu tư Đài Loan đang hoạt động, song chỉ có 50% doanh nghiệp có xây dựng nội quy lao động; 30% doanh nghiệp thành lập tổ chức cơng đồn, 26% doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương; 20% doanh nghiệp ký thỏa ước lao động tập thể64.
Ngồi ra, thực tế đã xảy ra tình trạng nhiều đơn vị sử dụng lao động tự biến mình thành “vương quốc tự trị”, tự đặt ra “nội quy lao động” theo kiểu riêng, không đúng quy định của pháp luật, bắt buộc người lao động phải chấp hành, nếu không sẽ bị xử lý nặng. Chẳng hạn như trường hợp sau:
Anh Nguyễn Xuân Mẫn là tài xế của Hợp tác xã vận tải hành khách và hàng hoá Quang Minh (quận 1, TP.HCM). Ngày 5-01-2009, anh Mẫn dựng xe gắn máy sai nơi quy định, trái ý của ông Đàm Chí Quan (chồng bà Trần Gia Nghiêm – Chủ nhiệm Hợp tác xã) nên bị ông Quan mắng. Ngay trong hơm đó, anh Mẫn bị cho nghỉ việc vì đã vi phạm “Nội quy lao động của tài xế”. Thật sự, nội quy lao
động khơng có quy định “dựng xe gắn máy không đúng nơi quy định” hoặc quy
định tương tự như thế. Đây chính là “luật nhà” không thành văn của hợp tác xã buộc các tài xế phải chấp hành65.
Việc xây dựng, đăng ký nội quy lao động tại doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố khác cũng không khả quan hơn. Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thì nội quy lao động của các doanh nghiệp được thanh tra có nội dung trái pháp luật chiếm tỷ lệ cao, cụ thể năm 2000: 38/79 bản nội quy (chiếm tỷ lệ 48,1%), năm 2002: 65/125 bản nội quy (chiếm tỷ lệ 52%), năm 2003: 71/168 bản nội quy (chiếm tỷ lệ 42,26%)66.
Tóm lại, TP.HCM là thành phố lớn ở nước ta, có nhiều doanh nghiệp hoạt động, có nhiều lao động làm việc. Song việc xây dựng, đăng ký nội quy lao động của các doanh nghiệp còn hạn chế. Đây là sự vi phạm pháp luật, là dấu hiệu của tình trạng kỷ luật lao động trái pháp luật. Vì nội quy lao động là văn bản xác lập kỷ luật lao động trong đơn vị. Khơng có nội quy lao động, người sử dụng lao động khó có thể tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả, và khơng có cơ sở để xử lý kỷ luật lao động (trừ những đơn vị không bắt buộc phải có nội quy lao động).
64 http://www.nld.com.vn/2009031010130629P0C1010/26-dn-dai-loan-xay-dung-thang-bang-luong.htm
65 http://www.nld.com.vn/20090115014124845P0C1042/nguoi-lao-dong-bi-chen-ep.htm
66 Thanh tra lao động Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2004), Thực trạng vi phạm pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, giải pháp ngăn ngừa và khắc phục, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội, tr.21. doanh nghiệp, giải pháp ngăn ngừa và khắc phục, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội, tr.21.
2.2. Thực tiễn xử lý vi phạm kỷ luật lao động tại các doanh nghiệp
Ở TP.HCM, bên cạnh những doanh nghiệp chấp nghiêm chỉnh pháp luật về lao động, vẫn còn nhiều doanh nghiệp vi phạm (trong đó có vi phạm các quy định về xử lý kỷ luật lao động). Trong năm 2008, Liên đoàn lao động TP.HCM phối hợp cùng Liên đoàn lao động quận, huyện, và các cơ quan chức năng đã kiểm tra, giám sát việc thực hiện Bộ luật Lao động tại 678 doanh nghiệp, nhận thấy “tình
hình vi phạm pháp luật lao động vẫn diễn biến phức tạp, việc chấp hành pháp luật ở các doanh nghiệp được kiểm tra còn nhiều yếu kém,…”67 Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM nhận định: “Tuy nhiên bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện tốt quy định pháp luật (…), vẫn cịn nhiều doanh nghiệp khơng thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật lao động. Tình hình vi phạm pháp luật về lao động trong các đối tượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn khá phổ biến. (…) Về phiá người lao động làm việc trong các dạng doanh nghiệp này cũng chưa có ý thức đúng đắn về cơng tác an tồn lao động, vệ sinh lao động, kỷ luật lao động lỏng lẻo, thường xuyên vi phạm các nguyên tắc về an toàn và vệ sinh lao động. Lĩnh vực này chiếm tỷ trọng tai nạn lao động rất cao và nhiều trường hợp tự giải quyết nội
bộ, không báo cáo với cơ quan chức năng”68.
Khoản 2 Điều 85 Bộ luật Lao động (được sửa đổi, bổ sung năm 2002) quy định: “Sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố thuộc Trung ương biết”.
Thế nhưng, các đơn vị sử dụng lao động ở TP.HCM69 đã không thực hiện chế độ báo cáo này. Đối với trường hợp kỷ luật khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác và cách chức, pháp luật không bắt buộc phải báo cáo nên người sử dụng lao động cũng không báo cáo. Các số liệu, tài liệu về việc kỷ luật lao động được xem là số liệu mật, tài liệu mật của đơn vị sử dụng lao động, nên rất hiếm khi được báo cáo hay công bố ra bên ngồi. Do đó, trong hai báo cáo nêu trên, Liên đoàn Lao động TP.HCM và Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM cũng chỉ nhận định chung như thế. Việc vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động chỉ được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức
67 Liên đoàn Lao động TP.HCM, Báo cáo số 09/BC-LĐLĐ ngày 15-01-2009 về tình hình cơng nhân, viên chức, lao động và hoạt động cơng đồn thành phố năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ cơng tác cơng đồn năm 2009, lao động và hoạt động cơng đồn thành phố năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ công tác cơng đồn năm 2009, tr.8.