Đối với người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật lao động qua thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 84)

Qua khảo sát 320 người sử dụng lao động, Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội cho biết: chỉ có 16,25% khẳng định biết rõ nội dung của Bộ luật Lao động, 42,5% khẳng định biết Bộ luật Lao động ở mức độ tương đối, đặc biệt 9,38% không biết pháp luật về lao động131. Qua dẫn chứng này và qua các phương tiện thông tin đại chúng, tác giả nhận thấy sự hiểu biết về pháp luật lao động của người sử dụng lao động cịn hạn chế. Từ đó, dẫn đến tình trạng người sử dụng lao động vi phạm pháp luật, gồm cả việc kỷ luật lao động trái pháp luật. Trong bối cảnh

129 http://www.nld.com.vn/227957P0C1010/tro-giup-phap-ly-cho-35500-vu-tranh-chap.htm

130 Liên đoàn Lao động TP.HCM, Báo cáo số 09/BC-LĐLĐ ngày 15-01-2009 về tình hình cơng nhân, viên chức, lao động và hoạt động cơng đồn thành phố năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ công tác công đồn năm 2009, lao động và hoạt động cơng đồn thành phố năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ công tác cơng đồn năm 2009, tr.7.

131 Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội (2000), Điều tra đánh giá tình hình thực hiện pháp luật lao động ở Việt Nam, Hà Nội. ở Việt Nam, Hà Nội.

nước ta đang hội nhập nền kinh tế thế giới, đang thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước,… thì thực trạng trên là điều đáng lo ngại. Ngồi ra, người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động (kỷ luật lao động trái pháp luật) cịn vì ý thức chủ quan của họ.

Do đó, để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kỷ luật lao động, khắc phục tình trạng kỷ luật lao động trái pháp luật, về phía người sử dụng lao động, tác giả kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp như sau:

+ Phải nhanh chóng nâng cao trình độ học vấn, trình độ quản lý doanh nghiệp và cả kiến thức pháp luật. Hoạt động kinh doanh gắn liền với pháp luật. Do đó, người sử dụng lao động khơng thể khơng hiểu biết pháp luật và hành xử theo pháp luật. Và người sử dụng lao động không thể kỷ luật lao động trái pháp luật vì khơng am hiểu pháp luật.

+ Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Đây là điều rất cần thiết, có ích cho người sử dụng lao động, người lao động và cả nhà nước, xã hội. Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quan trọng như: Chỉ thị 22-CT/TW ngày 06-6-2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp”, Quyết định 1129/2008/QĐ-TTg ngày 18-8-2008 của Thủ

tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai Chỉ thị 22-CT/TW, Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khố X132.

+ Tơn trọng người lao động, có ý thức chấp hành pháp luật. Nếu người lao động có vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động cũng không được viện lý do gì để xúc phạm danh dự, nhân phẩm người lao động. Và tất nhiên, người sử dụng lao động không được kỷ luật lao động trái pháp luật đối với người lao động. Điều này chẳng những làm cho người sử dụng lao động bị pháp luật xử lý, mà

cịn “bơi bẩn” hình ảnh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, thương

hiệu, uy tín chính là vấn đề quan trọng mang tính “sống còn” của doanh nghiệp. + Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức cơng đồn hoạt động, tổ chức hay phối hợp với các tổ chức khác (cơng đồn, trường dạy luật,…) tuyên truyền pháp luật cho người lao động trong đơn vị mình. Đây là hoạt động rất thiết thực, và bổ ích đối với việc đảm bảo kỷ luật lao động doanh nghiệp không thể không làm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật lao động qua thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 84)