0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Các quy định về áp dụng trách nhiệm vật chất

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 55 -56 )

. Việc không yêu cầu niêm yết toàn bộ nội dung của nội quy lao động là

h) Các quy định về áp dụng trách nhiệm vật chất

Như đã phân tích ở chương 1, việc áp dụng trách nhiệm vật chất theo quy định tại Điều 89, 90 Bộ luật Lao động có 02 trường hợp:

- Trường hợp 1: Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, hay có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng (dưới 05 triệu đồng) do sơ xuất thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị

khấu trừ dần vào lương, mỗi tháng không quá 30% lương.

- Trường hợp 2: Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá mức cho phép thì tùy từng

trường hợp, người lao động phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại.

Như vậy, pháp luật phân việc bồi thường làm 2 trường hợp, căn cứ vào hình thức của sự thiệt hại: làm hư tài sản và làm mất tài sản. Ở trường hợp 1, nếu người lao động gây thiệt hại thì phải bồi thường, điều này là đương nhiên và hợp lý. Nhưng nếu người lao động gây thiệt hại khơng nghiêm trọng do lỗi sơ suất thì bồi thường nhiều nhất chỉ là 03 tháng lương; điều này là không hợp lý so với bồi thường trong trường hợp thứ 2. Vì có thể nói bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại không nghiêm trọng do lỗi sơ suất sẽ bồi thường nhẹ hơn bồi thường trong trường hợp thứ 2. Không phải trường hợp nào hư tài sản cũng thiệt hại nhẹ hơn so với mất tài sản. Do đó, khơng có sự công bằng. Chẳng hạn, cùng một công ty, anh A có lương 1 triệu đồng/tháng, làm hư máy móc, thiệt hại 4 triệu đồng với lỗi sơ suất, anh A chỉ bị yêu cầu bồi thường tối đa 3 triệu đồng (bồi thường nhiều nhất bằng 03 tháng lương); trong khi đó, anh B lương cũng 1 triệu đồng/tháng làm mất dụng cụ trị giá 4 triệu đồng, phải bồi thường 4 triệu đồng (bồi thường tồn bộ). Cơng ty hồn tồn có thể xử lý như vậy.

Tóm lại, những hạn chế, thiếu sót, mâu thuẫn nêu trên của pháp luật ở một chừng mực đã gây khó khăn cho người sử dụng lao động trong quá trình xử lý

kỷ luật lao động. Họ đã không thực hiện, không biết phải thực hiện như thế nào các quy định trên nên đã có sai phạm trong việc thực hiện quy định của pháp luật về kỷ luật lao động, từ đó dẫn đến tình trạng kỷ luật lao động trái pháp luật về nội dung (vi phạm nguyên tắc, căn cứ) hay về hình thức (vi phạm trình tự, thủ tục).

2.3.2. Về công tác quản lý nhà nước

Điều 180 Bộ luật Lao động quy định 07 nhóm nội dung quản lý nhà nước về lao động, trong đó, nhóm thứ 6 gồm các cơng việc như: “Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động và xử lý các vi phạm pháp luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này”. Về cơ quan quản lý,

điều 181 Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung năm 2002) quy định: “Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về lao động theo sự phân cấp của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và cơng đồn các cấp tham gia giám sát việc quản lý nhà nước về lao động theo quy định của pháp luật”.

- Qua khảo sát, tác giả nhận thấy số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra hàng năm tại TP.HCM cịn ít. Cụ thể:

+ Năm 2006, Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại 91 doanh nghiệp; 24 quận, huyện kiểm tra việc thực hiện Bộ luật Lao động và an tồn – vệ sinh lao động – phịng chống cháy nổ tại 1079 doanh nghiệp94. Như vậy, có tổng cộng 1.170 doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra (dưới các hình thức), so với tổng số 112.950 doanh nghiệp (hiện có vào cuối năm 2005)95 thì chỉ đạt tỷ lệ 1,03%; cịn 98,97% doanh nghiệp khơng được thanh tra, kiểm tra.

+ Năm 2007, Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại 158 doanh nghiệp, phối hợp với Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội kiểm tra 09 doanh nghiệp; 24 quận, huyện kiểm tra việc thực hiện Bộ luật Lao động và an tồn – vệ sinh lao động – phịng chống cháy nổ tại 940 doanh nghiệp (giảm 139 doanh nghiệp so với năm

94 Hội đồng Bảo hộ Lao động TP.HCM, Báo cáo tổng kết cơng tác An tồn - Vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ TP.HCM năm 2006, tr.7. cháy nổ TP.HCM năm 2006, tr.7.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 55 -56 )

×