- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
KẾT LUẬN CHƯƠN G
Kỷ luật tồn tại tất yếu, khách quan và chi phối mạnh mẽ đời sống con người. Kỷ luật giúp cho các hoạt động tập thể diễn ra trật tự, đạt kết quả cao. Là một dạng của kỷ luật, kỷ luật lao động xuất hiện trong quá trình lao động tập thể một cách tất yếu, khách quan, do người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động, quyết định hiệu quả của quá trình lao động.
Nhờ có kỷ luật lao động, người sử dụng lao động quản lý được hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, đồng thời, người lao động nâng cao được ý thức chấp hành nội quy lao động, phấn đấu hồn thành nhiệm vụ được giao. Từ đó, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, người sử dụng lao động thu nhiều lợi nhuận, người lao động có cơng việc ổn định, thu nhập tốt, tình hình kinh tế, xã hội ổn định, phát triển. Tác dụng của kỷ luật lao động có thể thấy rõ nhất tại các địa phương có nhiều doanh nghiệp hoạt động, sử dụng nhiều lao động. Thành phố Hồ Chí Minh là một điển hình trong trường hợp này.
Trước khi Bộ luật Lao động năm 1994 được ban hành, pháp luật chưa quy định cụ thể về kỷ luật lao động; do điều kiện lịch sử đặc thù, có giai đoạn pháp luật quy định việc xử lý kỷ luật công chức và người lao động được áp dụng chung các văn bản pháp luật. Năm 1994, Bộ luật Lao động được ban hành, vấn đề kỷ luật lao động và kỷ luật cán bộ, công chức được phân chia rõ ràng. Pháp luật đã quy định tương đối đầy đủ, chặt chẽ về việc xử lý kỷ luật lao động. Để xử lý kỷ luật người lao động, người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động (hợp pháp về nội dung cũng như trình tự, thủ tục), có quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Người lao động vi phạm kỷ luật lao động sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật lao động và có thể chịu trách nhiệm vật chất. Người sử dụng lao động muốn áp dụng hai loại trách nhiệm này đối với người lao động phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về nguyên tắc, căn cứ, thẩm quyền, thời hiệu, trình tự, thủ tục xử lý. Điều này đảm bảo cho việc xử lý kỷ luật lao động (và áp dụng trách nhiệm vật chất) hợp pháp.
CHƯƠNG 2