. Việc không yêu cầu niêm yết toàn bộ nội dung của nội quy lao động là
116 Người lao động làm việc tại TP.HCM chủ yếu là người từ tỉnh khác đến.
khi chị bị đuổi việc). Chị đã không được mời tham dự phiên họp xét kỷ luật và không được trao quyết định kỷ luật. Được biết quy trình kỷ luật chị do ông Nguyễn Trung H.- người đại diện theo ủy quyền của ông Surapong - lập117.
3.1.6. Các quy định về hậu quả pháp lý của việc xử lý kỷ luật sa thải Thứ nhất, khoản 2 Điều 42 Bộ luật Lao động118 quy định “Khi chấm dứt Thứ nhất, khoản 2 Điều 42 Bộ luật Lao động118 quy định “Khi chấm dứt
hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 của Bộ luật này, người lao động không được trợ cấp thôi việc”. Nghĩa là người lao động bị kỷ
luật sa thải theo điểm c khoản 1 Điều 85 Bộ luật Lao động (do tự ý bỏ việc) thì vẫn được trợ cấp thơi việc. Đây là điều không công bằng giữa các trường hợp bị sa thải. Do đó, tác giả kiến nghị sửa quy định này thành “Khi chấm dứt hợp đồng lao động
theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Bộ luật này, người lao động không được trợ cấp thôi việc”.
Thứ hai, Điều 94 Bộ luật Lao động quy định: “Khi cơ quan có thẩm quyền kết luận về quyết định xử lý của người sử dụng lao động là sai, người sử dụng lao động phải huỷ bỏ quyết định đó, xin lỗi cơng khai, khơi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất cho người lao động”. Pháp luật cần quy định cụ thể cách thức khôi phục danh dự và thủ tục xin lỗi, để đảm bảo thuận lợi trong việc áp dụng trên thực tế.
3.1.7. Các quy định về giảm, xoá kỷ luật lao động
Khoản 2 Điều 88 Bộ luật Lao động quy định“Người bị xử lý kỷ luật kéo
dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác sau khi chấp hành được một nửa thời hạn, nếu sửa chữa tiến bộ, thì được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn”. Việc xét giảm thời gian chấp hành kỷ luật là quyền của người sử dụng
lao động, có xem xét đến sự tiến bộ của người lao động. Với quy định này, nếu người sử dụng lao động muốn giảm thời gian chấp hành kỷ luật khi nguời lao động chưa chấp hành được ½ thời gian kỷ luật thì khơng được. Do đó, tác giả kiến nghị bỏ cụm từ “sau khi chấp hành được một nửa thời hạn”, quy định trên được sửa đổi lại như sau: “Người bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm
cơng việc khác nếu sửa chữa tiến bộ, thì được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn”.
117 http://vietbao.vn/Viec-lam/Nhung-kieu-xu-ly-ky-luat-la-doi/30094795/267/