. Việc không yêu cầu niêm yết toàn bộ nội dung của nội quy lao động là
107 Ý kiến ông Lâm Văn Tiế p Phó trưởng Ban quản lý các khu chế xuấ t khu công nghiệp TP.HCM (Hepza) trong bài “Công nhân thiếu nơi phản ánh tâm tư” đăng Website của báo Người lao động ngày 11-02-2009,
2.3.5. Về phía người lao động
Người lao động có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động. Thế nhưng, không phải người lao động nào cũng thực hiện tốt nghĩa vụ này. Người lao động tại TP.HCM nói riêng và tại các tỉnh, thành phố khác vi phạm kỷ luật lao động từ hai nguyên nhân sau:
110 http://www.nld.com.vn/207470P0C1010/ra-toa-vi-sa-thai-cong-nhan-trai-luat.htm
- Một là, người lao động có trình độ học vấn, trình độ tay nghề và sự hiểu biết pháp luật thấp.
Bên cạnh lao động chất lượng cao, đa số người lao động ở TP.HCM từ các tỉnh lân cận chuyển về, xuất thân từ gia đình nơng dân nên trình độ học vấn, trình độ tay nghề và sự hiểu biết pháp luật thấp (nhất là cơng nhân lao động).
Hiện có trên 1,6 triệu lao động đang làm việc tại TP.HCM112. Chất lượng lao động tại TP.HCM từng bước có nâng lên, song vẫn cịn thấp. Khu chế xuất, khu cơng nghiệp thường tập trung các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn, song chất lượng lao động ở đây cũng khơng cao. Tính đến cuối năm 2005, 15 khu chế xuất và khu công nghiệp TP.HCM đã cấp 1.057 giấy phép đầu tư, 698 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút gần 200.000 lao động; tuy nhiên, gần 75% lao động đang làm việc ở các khu cơng nghiệp có trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống và 80% lao động khơng có tay nghề, chất lượng lao động qua đào tạo nghề còn thấp...113 Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động TP.HCM, trong năm 2008, TP.HCM “đã
giải quyết việc làm cho 270.000 lao động (trong đó có 120.000 chỗ làm mới), tỷ lệ
lao động qua đào tạo nghề đạt 49%. Dù vậy, số lượng, chất lượng lao động chưa
đáp ứng yêu cầu của xã hội.”114
Do trình độ học vấn, trình độ tay nghề và sự hiểu biết pháp luật thấp nên người lao động đã khơng có được tác phong cơng nghiệp tốt, thiếu ý thức chấp hành kỷ luật lao động. Họ suy nghĩ giản đơn, giải quyết công việc mang tính cảm tính, xuề xịa. Bởi vậy, họ rất dễ vi phạm kỷ luật lao động.
- Hai là, người lao động cố tình vi phạm kỷ luật lao động
Người lao động biết rằng mình phải có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động. Thế nhưng, vì sự tham lam, vì những lợi ích cá nhân, vì tính vơ kỷ luật, người lao động đã cố tình thực hiện các hành vi sai trái để hưởng lợi về vật chất hay tinh thần. Những hành vi này là vi phạm kỷ luật lao động và không thể chấp nhận được. Tác giả dẫn chứng trường hợp sau:
112http://www.nld.com.vn/238537P0C1002/thi-diem-mo-hinh-thanh-tra-lao-dong-quan-huyen.htm
113 http://www.nld.com.vn/136384P0C1051/nang-thu-nhap-day-manh-day-nghe-cho-nld.htm
114 Liên đoàn Lao động TP.HCM, Báo cáo số 09/BC-LĐLĐ ngày 15-01-2009 của Liên đoàn lao động TP.HCM về tình hình cơng nhân, viên chức, lao động và hoạt động cơng đồn thành phố năm 2008, phương hướng, nhiệm về tình hình cơng nhân, viên chức, lao động và hoạt động cơng đồn thành phố năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ cơng tác cơng đồn năm 2009, tr.2.
Chị Lê Thị Vang Cung là nhân viên nấu ăn trong Công ty TNHH Đại Việt (Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, TP.HCM). Được sự trình báo của nhân viên, ngày 18-7-2006, Ban giám đốc và Tổ bảo vệ đã kiểm tra túi xách của chị khi chị ra về, phát hiện chị lấy cắp 03 hộp cá của công ty. Do chị Cung không chứng minh được đây là 03 hộp cá của cá nhân nên công ty đã ra quyết định sa thải chị. Nội quy lao động của công ty đã quy định “Cấm mang đồ cấm vào xưởng như hung
khí, thức ăn,…” (điều 30),”Sa thải nếu vi phạm những điều sau: Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ơ, tiết lộ bí mật cơng nghệ hoặc có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản lợi ích cơng ty,…”. Cho dù nội quy lao động không quy
định như thế thì chị Cung vẫn biết rằng lấy cắp là hành vi sai trái. Ở đây, chị Cung đã cố tình lấy cắp 03 hộp cá. Điều này thể hiện chị có ý thức khơng tốt. Do việc sa thải là hoàn toàn đúng pháp luật nên Toà án nhân dân TP.HCM tại Bản án 150/2006/LĐ-ST ngày 04-12-2006 đã bác đơn khởi kiện của chị115. Nếu như chị Cung có tinh thần kỷ luật tốt, khơng tham lam thì đã khơng bị sa thải. Giá trị 03 hộp cá rõ ràng không lớn nhưng việc chị lấy cắp nó thể hiện phẩm chất đạo đức chị khơng tốt; chị không thể tiếp tục làm việc trong đơn vị.
Tóm lại, có thể thấy rằng, chính trình độ học vấn, trình độ tay nghề, sự hiểu biết pháp luật thấp đã dẫn người lao động đến chỗ vi phạm kỷ luật lao động; song cũng có nhiều trường hợp nguời lao động biết rất rõ hành vi của mình là vi phạm kỷ luật lao động nhưng vẫn cố tình thực hiện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hố lớn của đất nước. Nơi đây tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hoạt động, thu hút đơng đảo người lao động từ các tỉnh, thành phố khác đến làm việc. Thời gian qua, các doanh nghiệp và người lao động cũng đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP.HCM nói riêng cũng như sự phát triển của cả nước nói chung. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự thành cơng này chính là nhờ kỷ luật lao động tại các doanh nghiệp ở TP.HCM đã được thực hiện khá tốt.
Tuy nhiên, sự chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về kỷ luật lao động tại TP.HCM cịn hạn chế. Tình trạng vi phạm kỷ luật lao động, kỷ luật lao động trái pháp luật ở TP.HCM đã trở nên phổ biến. Người sử dụng lao động đã vi phạm các quy định về nguyên tắc, căn cứ, trình tự thủ tục khi kỷ luật lao động cũng như áp dụng trách nhiệm vật chất đối với người lao động.
Nguyên nhân của những vi phạm, tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn xử lý kỷ luật lao động tại các doanh nghiệp do:
- Sự bất cập, hạn chế, thiếu sót của pháp luật.
- Tổ chức cơng đồn chưa được thành lập đầy đủ, hoạt động chưa hiệu quả, cán bộ cơng đồn chưa thực sự nhiệt tình, thiếu bản lĩnh trong đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người lao động.
- Sự quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp chưa hiệu quả, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động.
- Trình độ học vấn, sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động và người lao động chưa tốt.
Từ đó, việc hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kỷ luật lao động, khắc phục tình trạng kỷ luật lao động trái pháp luật là điều cần thiết.
CHƯƠNG 3