. Việc không yêu cầu niêm yết toàn bộ nội dung của nội quy lao động là
91 Xem ví dụ về việc “Xử lý kỷ luật lao động khi chưa có vi phạm” tại phần đầu của Mục 2.2 Luận văn.
hành vi khác là hành vi nào và mức thiệt hại bao nhiêu là nghiêm trọng. Do đó, xảy
ra tình trạng áp dụng tuỳ tiện trên thực tế. Ví dụ, công nhân A gây thiệt hại 500.000 đồng tại cơng ty A thì bị sa thải; nhưng cơng nhân B gây thiệt hại 5.000.000 đồng tại cơng ty B thì khơng bị sa thải. Dẫu mỗi doanh nghiệp có đặc thù riêng, nhưng nếu xảy ra như ví dụ này thì rõ ràng khơng hợp tình hợp lý, khơng “công bằng” ở mặt bằng chung của xã hội (người lao động sẽ có sự so sánh, khiếu nại, khởi kiện). Hay như trường hợp, công nhân C làm nhiệm vụ ủi quần áo trong doanh nghiệp may mặc, chẳng may làm cháy một chiếc áo trị giá 100.000 đồng; doanh nghiệp cho rằng 100.000 đồng là thiệt hại nghiêm trọng nên sa thải công nhân C.
Thứ tám, theo Điều 9 Nghị định số 41/CP ngày 06-7-1995, “Tái phạm là
trường hợp đương sự chưa được xoá kỷ luật lao động lại phạm cùng lỗi trước đó đã
phạm”. Cụm từ “phạm cùng lỗi trước đó đã phạm” được hiểu như thế nào, pháp
luật không quy định rõ. Thực tế, có hai cách hiểu khác nhau về tái phạm:
- Tái phạm là thực hiện đúng hành vi và cùng mức độ lỗi trước đây đã thực hiện. Ví dụ trước đây cố ý đánh quản đốc, nay cũng cố ý đánh quản đốc mới được xem là tái phạm.
- Tái phạm cũng được hiểu là phạm cùng nhóm lỗi với lỗi trước đây đã phạm, khơng nhất thiết cùng mức độ lỗi. Ví dụ trước đây phạm lỗi đánh nhau trong phân xưởng, nay phạm lỗi hút thuốc trong phân xưởng cũng là tái phạm.
Từ đó, việc áp dụng pháp luật khơng thống nhất, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Cùng một hành vi có khi bị xem là tái phạm nhưng cũng có khi khơng bị xem là tái phạm. Trong khi tái phạm là cơ sở để xem xét xử lý kỷ luật lao động nặng hơn.