0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Các quy định về quy trình xử lý kỷ luật lao động

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 53 -54 )

. Việc không yêu cầu niêm yết toàn bộ nội dung của nội quy lao động là

e) Các quy định về quy trình xử lý kỷ luật lao động

Thứ nhất, khoản 2 Điều 38 Bộ luật Lao động (đã được sửa đổi, bổ sung

năm 2002) quy định khi xử lý kỷ luật sa thải, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành cơng đồn cơ sở và “trường hợp khơng nhất trí, hai bên

phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho

cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động

mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình…” Quy

định này khơng thể hiện rõ việc báo cáo cơ quan lao động nhằm mục đích gì. Thẩm quyền của cơ quan này ra sao. Việc quy định thời gian 30 ngày chờ đợi là quá dài đối với doanh nghiệp để xử lý 1 trường hợp sa thải, làm ảnh hưởng đến công tác nhân sự và hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay.

- Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02-4-2003 đã xác định thời hạn trên là 20 ngày (giảm 10 ngày). Dù 20 ngày là hợp lý, nhưng quy định của Bộ luật Lao động đã không được sửa đổi, bổ sung đã dẫn đến sự mâu thuẫn giữa Bộ luật và Nghị định.

- Ngoài ra, khoản 2 Điều 38 Bộ luật Lao động (đã được sửa đổi, bổ sung), khoản 5 Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02-4-2003 nêu trên đã không nêu rõ là: người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với cả ban chấp hành hay chỉ với đại diện ban chấp hành cơng đồn. Trong trường hợp khơng có Ban chấp hành cơng đồn cơ sở hay Ban chấp hành cơng đồn lâm thời, người sử dụng lao động phải trao đổi với ai. Pháp luật không quy định hai vấn đề này.

Thứ hai, hiện nay, pháp luật quy định phải triệu tập hợp lệ 03 lần mà

người lao động không đến, người sử dụng lao động mới có quyền họp xét kỷ luật vắng mặt người lao động. Thời gian 03 lần là quá bảo vệ người lao động. Thực tế, nhiều trường hợp người lao động dù được mời nhưng không chịu đến dự buộc đơn vị phải chờ đợi, thậm chí người lao động bỏ về quê nên đơn vị rất khó liên lạc. Việc phải mời đủ 03 lần là quá nhiều, trong khi doanh nghiệp có nhiều việc phải làm. Ngay cả tố tụng toà án hiện nay cũng chỉ quy định mời đương sự 02 lần (nhiều vụ việc toà án giải quyết còn quan trọng hơn cả việc xử lý kỷ luật 01 người lao động).

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 53 -54 )

×