Được sửa đổi, bổ sung năm

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật lao động qua thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 78)

. Việc không yêu cầu niêm yết toàn bộ nội dung của nội quy lao động là

118Được sửa đổi, bổ sung năm

3.1.8. Các quy định về trách nhiệm vật chất

Như phân tích ở chương 2, tại Điều 89, 90 Bộ luật Lao động, pháp luật đã chia hai trường hợp gây thiệt hại với hai cách thức bồi thường khác nhau, căn cứ vào hình thức của sự thiệt hại là làm mất hay làm hư hỏng tài sản. Pháp luật không nên phân cụ thể như thế. Pháp luật chỉ cần quy định chung là người lao động gây

thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thường căn cứ vào thiệt hại thực tế, khơng phân biệt hình thức của sự thiệt hại là thế nào. Như vậy, việc áp dụng trách nhiệm

vật chất sẽ không gặp rắc rối, phức tạp đồng thời đảm bảo sự công bằng.

3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tình trạng kỷ luật lao động trái pháp luật xảy ra, hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật về kỷ luật lao động lao động không cao một phần cũng do hiệu quả quản lý nhà nước về lao động chưa tốt, trong đó có cơng tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm về kỷ luật lao động. Do đó, để hạn chế tình trạng kỷ luật lao động trái pháp luật nói riêng, đảm bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nói chung của đơn vị sử dụng lao động, nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định về kỷ luật lao động, một trong những biện pháp phải thực hiện là nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của nhà nước đối với doanh nghiệp.

Cụ thể, tác giả kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước về lao động như Bộ/Sở/Phòng Lao động Thương binh và Xã hội (Thanh tra), Ủy ban nhân dân các cấp) thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:

- Cần bổ sung đầy đủ số lượng và nâng cao chất lượng thanh tra viên lao động cho Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, cũng như đối với công chức phụ trách về lao động tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện. Đây là lực lượng rất quan trọng trong bộ máy của cơ quan quản lý nhà nước về lao động, trực tiếp thanh tra, kiểm tra, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trên lĩnh vực thực hiện pháp luật về kỷ luật lao động tại các doanh nghiệp.

Cơ quan nào thiếu nhân sự cần phải lập tờ trình xin cấp trên xem xét, quyết định, cũng như phải chủ động đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nhân sự để đáp ứng yêu cầu công việc.

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc chấp hành pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn; kịp thời nhắc nhở sai phạm,

xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; kiến nghị các cơ quan chức năng khởi tố, xử lý vụ việc theo thẩm quyền.

- Cần xử lý nghiêm vi phạm hành chính của doanh nghiệp theo Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16-4-2004 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, nhất là các hành vi: không xây dựng, không đăng ký nội quy lao động, xử lý kỷ luật lao động trái pháp luật,...

- Cần có kế hoạch phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, hạn chế thực hiện đơn lẻ, mất thời gian, hiệu quả kém. Phải có kế hoạch kiểm tra cụ thể hàng năm, chú ý những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, bị phản ảnh về tình trạng vi phạm pháp luật, chú ý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,... Cần phân bố hợp lý về khu vực, thời gian kiểm tra; đảm bảo ở mỗi địa bàn đều có những doanh nghiệp nhất định được kiểm tra, tránh tình trạng kiểm tra trùng lắp.

- Triển khai thực hiện Phiếu tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp theo Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16-02- 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trong điều kiện thiếu nhân sự như hiện nay, việc triển khai thực hiện phiếu kiểm tra là một cách khá hữu hiệu để nắm tình hình chấp hành pháp luật lao động tại các doanh nghiệp.

- Sau khi có kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, các trường hợp vi phạm cần được thông báo về địa phương nơi đơn vị có trụ sở, báo cáo cơ quan đăng ký kinh doanh, niêm yết công khai danh sách tại cơ quan xử lý, cũng như thông tin qua báo đài,… nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người vi phạm.

Thật vậy, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm có vai trị đặc biệt quan trọng, giúp nhà nước quản lý hoạt động của các đơn vị sử dụng lao động. Qua thanh tra, kiểm tra, các sai phạm sẽ kịp thời được xử lý, hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, trong đó có việc xử lý kỷ luật lao động trái pháp luật, nâng cao được hiệu quả thực hiện pháp luật về kỷ luật lao động. Do đó, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước về lao động cần kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó chú trọng đến cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các doanh nghiệp về việc thực hiện pháp luật về kỷ luật lao động. Có như vậy, ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động sẽ được cải thiện, hiệu quả thực hiện pháp luật về kỷ luật lao động sẽ được tăng lên.

3.3. Nâng cao vai trị của tổ chức cơng đồn

Để nâng cao vai trị của tổ chức cơng đồn trong doanh nghiệp, tác giả kiến nghị tổ chức cơng đồn các cấp cần thực hiện một số giải pháp sau đây:

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật lao động qua thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 78)