Cơ cấu sản xuất và cơ cấu lao động của công ty:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề quản lý công nhân lao động của công ty TNHH long shin khu công nghiệp suối dầu – khánh hoà (Trang 37 - 141)

6. BỐ CỤC CỦA ĐỒ ÁN:

2.1.3. cơ cấu sản xuất và cơ cấu lao động của công ty:

2.1.3.1. Cơ cấu sản xuất của công ty:

. Do đặc điểm của nguyên liệu thuỷ sản mang tính chất nhanh hư thối nên quá trình sản xuất tại công ty được diễn ra nhanh chóng kịp thời, liên tục giữa các

bộ phận. Cơ cấu sản xuất của công ty được bố trí rất khoa học rất thuận tiện cho

hoạt động sản xuất, được mô tả qua sơ đồ:

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty TNHH Long Shin

Giám đốc sản xuất R&D KCS- vi sinh điều hành sx vận hành thống kê tạp vụ tiếp nhận- phục vụ Bao trang chế biến xếp kho thủ kho Ca trưởng Cơ khí, điện nước

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

Giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất của công ty,

nắm tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm, chất l ượng hàng hoá trong kho, cũng như trang

thiết bị phục vụ sản xuất. Trực t iếp quản lý các bộ phận:

-KCS + Vi Sinh: Quản lý chất lượng sản phẩm, giám sát và xây dựng quy trình chế

biến, xây dựng và quản lý quy trình chất lượng cho sản phẩm. Đồng thời ng hiên cứu không ngừng nghiên cứu các sản phẩm mới cho công ty

-Thủ kho: Quản lý hàng hoá, nguyên liệu, nhiênliệu, thiết bị sản xuất trong kho, trực

tiếp quản lý đội xếp kho. Xếp kh o quản lý sản phẩm trong kho l ạnh, sắp xếp kho cho hợp lý,

thuận tiện cho việc bốc dỡ h àng hoá giao cho khách hàng ít tốn thời gian nhất.

-R & D: Nghiên cứu, chế biến các sản phẩm mới, hoàn thiện cải tiến các sản phẩm hiện

có.

-Điều hành sản xuất: Bố trí dây chuyền, điều phối số l ượng công nhân, l ượng nguyên liệu, thời gian làm việc tại phân x ưởng,quản lý trực tiếp các tổ s ản xuất:

 Tạp vụ: Làm vệ sinh xưởng

 Đội tiếp nhận phục vụ: Chịu trách nhiệm bốc dỡ nguyên liệu từ trên xe xuống kho, đồng thời bảo quản nguyên liệu chờ chế biến

 Bao trang: Chịu trách nhiệm về cấp đông và bao gói sản phẩm

 Chế biến: Thao tác chế biến sản phẩm từ nguyên liệu ban đầu theo tiêu chuẩn chất lượng mà ban điều hành đưa ra

 Thống kê: Nắm các số liệu trong quá trình sản xuất, xem xét tình hình nguyên

liệu và bán thành phẩm, thống kê năng suất làm việc của công nhân để báo cáo tr ực tiếp cho giám đ ốc sản xuất.

 Cơ khí - điện nước: Chuyên lo cung cấp điện nước phục vụ sản xuất, đồng thời khắc

phục sửa chữa các sự cố để cho s ản xuất được diễn ra liên tục.

2.1.3.2. Cơ c ấu tổ chức quản lý:

Cơ cấu tổ chức của công ty đ ược bố theo c ơ cấu tổ chức trực tuyến chức năn g, vừa phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận, vừa đảm bảo sự chỉ huy thống nhất từ trên xuống. Được thể hiện qua s ơ đồ 2:

Chức năng của từng bộ phận:

Hội đồng quản trị (HĐQT): HĐQT quyết định mọi hoạt động của công

ty, các chính sách, chủ trương, chiến lược phát triển của công ty. HĐQT gồm:

- Ông Cheng Tiến Lu : Chủ tịch hội đồng quản trị

- Ông Vương Vĩnh Hiệp : Phó chủ tịch

- Ông Mai Quảng Liên: Ủy viên - Ông Lin Chin Chung: Ủy viên - Ông Ku Fu Tsai : Ủy viên

Chức năng của hôi đồng quản trị :

- Quyết định mọi chính sách hoạt động của công ty.

- Quyết định việc tăng giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương

thức huy động vốn.

- Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty .

- Quyết định giải thể công ty, thành lập văn phòng đại diện.

- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn

- Quyết định bầu, bãi nhiệm, bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị, cách

chức tổng giám đốc, phó tổng giám đốc.

Ban giám đốc: Trực tiếp thi hành các chính sách của HĐQT, đồng thời

giám sát việc thi hành các chính sách cũng như chịu mọi trách nhiệm về các hoạt động của công ty. Ban giám đốc gồm có một tổng giám đốc và 2 phó tổng giám đốc. Cụ thể:

- Ông Cheng Tien Lu Tổng Giám đốc

- Ông Vương Vĩnh Hiệp Phó Tổng Giám đốc Thứ nhất

- Ông Mai Quảng Liêm Phó Tổng Giám đốc

Ban Giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Quyết định đến tất cả vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của

công ty.

- Có quyền ban hành các quy chế quản lý trong nội bộ công ty

- Phải thi hành chính sách của hội đồng quản trị, giám sát và chịu trách

nhiệm trước hội đồng quản trị, thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách chân

thực, xác đáng vì lợi ích chung cuả công ty.

- Không lạm dụng tài sản của công ty để thu lợi riêng cho mình, phải đảm

bảo bí mật của công ty.

- Trình báo quyết toán tài chính hàng năm lên hội đồng quản trị

- Có 2 phó tổng giám đốc trong đó 1 phục vụ cho bộ phận nhân sự và một

phục vụ cho bộ phận sản xuất của công ty.

Phòng kế toán: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, quản lý mọi hoạt động

sản xuất kinh doanh. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ kế toán, tài chính của công

ty. Phòng gồm 4 người, 1 kế toán trưởng, 4 kế toán viên

Đội ngũ chuyên gia:

Có vai trò cố vấn kỹ thuật, cùng với bộ phận R&D tham gia vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, tổ

chức đội bảo vệ, phòng y tế, đội phiên dịch, đội cây cảnh, lao động tiền lương, công tác thi đua khen thưởng, an toàn bảo hộ lao động, một số công tác khác liên quan

đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng gồm 1 trưởng phòng và 2 nhân viên có nhiệm vụ tham mưu và đề xuất cho ban giám đốc công tác quản lý công nhân viên. Đồng thời lựa chọn, bố trí, đào tạo cũng như sử dụng lao động một

cách hợp lý nhằm phát huy hiệu quả cao nhất vai trò của con người trong tổ chức.

Các bộ phận trực thuộc:

- Phòng y tế: Chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên - Đội bảo vệ: Đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của công ty

- Đội phiên dịch: Phiên dịch cho khách hàng cũng như các chuyên gia

trong quá trình làm việc với công ty

- Bếp: Chịu trách nhiệm về vấn đề ăn uống cho công nhân viên và trà cho các phòng ban

Phòng kế hoạch kinh doanh: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 10 nhân viên.

Chức năng và nhiệm vụ:

- Chủ động thực hiện công tác kinh doanh theo từng quý , từng năm.

- Tham mưu cho ban giám đốc trong việc quản lý và tiêu thụ sản phẩm (thị trường trong nước và thị trường nước ngoài), đồng thời cũng hướng dẫn cho các bộ

phận thu mua nguyên liệu, và các bộ phận sản xuất theo tiêu chuẩn của khách hàng

đã đặt đơn hàng.

- Là các thủ tục để xuất nhập hàng hoá cũng như tìm kiếm các phương tiện

chuyên chở sản phẩm xuất khẩu khi có yêu cầu từ khách hàng.

- Tìm kiếm khách hàng mới cũng như tiến hành đàm phán, giao dịch ký kết

hợp đồng với khách hàng.

- Trực tiếp quản lý đội xe (chuyên chở nguyên liệu của công ty, mua máy

móc thiết bị và tiêu thụ sản phẩm, phân phối sản phẩm, đưa đón công nhân đi làm).

Phó quản đốc nguyên liệu: Quản lý về nguyên liệu đầu vào cho công ty, lập kế hoạch thu mua theo yêu cầu của sản xuất, chịu trách nhiệm về hoạt động của đội thu mua nguyên liệu. Đội thu mua trực tiếp giao dịch với ngư dân và các đại lý

về giá cả, chất lượng nguyên liệu. Đồng thời chịu trách nhiệm bảo quản nguyên liệu

từ nơi thu mua về công ty,

2.1.4. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:2.1.4.1. Cơ cấu lao động của công ty: 2.1.4.1. Cơ cấu lao động của công ty:

Hơn cả lợi thế về vốn, khoa học kỷ thuật, lợi thế về con ng ười sẽ đảm bảo sự thành công của công ty trong môi tr ường cạnh tranh gay gắt n hư hiện nay, nhận thức đ ược vai trò quan trọng của người lao động trong sự phát triể n của mình công ty TNHH Long Shin đã

và đang có rất nhiều chính sách quan tâm và phát triển đội ngũ công nhân viên của mình,

2.1.4.2 Các hoạt động chính của Công ty.

a. Hoạt động thu mua nguyên liệu:

Không như những ngành nghề sản xuất kinh doanh khác, đối với những công ty

hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sả n thì hoạt động thu mua nguyên liệu là một yếu tố có tính

chất quyết không chỉ đến kết quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của công nhân lao động. Tuy nhiên, đối với công ty TNHH Long Shin thì vấn đề này được

quan tâm và khá thuận lợi hơn so với những công ty khác trong khu vực. Công ty đã tạo

cho mình một mạng lưới nhà cung cấp rộng khắp không chỉ ở Khánh Hoà và các tỉnh lân

cận mà trong cả nước. Kênh thu mua chủ yếu là qua các chủ nậu vựa, nguyên liệu được các đại lý thu mua của người dân sau đó chở đến giao tại công ty. Chất lượng nguyên liêu

được kiểm trả kỹ trước khi cho nhập kho lạnh, lô n ào không đảm bảo sẽ kiên quyết không

nhận. Bên cạnh, đó đội ngũ nhân viên thu mua của công ty luôn bán sát thị tr ường nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất. Chính vì, thế trong thời gian qua công ty luôn đảm bảo được lượng nguyên liêu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh

của mình sản lượng một số nguyên liệu thu mua qua các năm đ ược thể hiện qua bảng 1.

Bảng 1: Sản lượng nguyên liệu thu mua theo chủng lo ại nguyên liệu

(ĐVT: Kg)

Nguồn: Phòng Kế toán

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Loại nguyên liệu

SL % SL % SL % Tôm 2.066.223,55 79,10 2.365.592,10 73,80 2.672.356,92 72,14 Ghẹ 61.402,53 2,35 40.070,15 1,25 34.080,52 0,92 Mực 6.441,14 0,25 22.440,35 0,70 37.784,92 1,02 Sò 63.485,70 2,43 100.295,50 3,13 182.256,67 4,92 Cá 20.655,46 0,79 136.452,70 4,26 146.323,95 3,95 Loại khác 394.098,59 15,09 540.769,15 16,87 631.600,85 17,05 Tổng 2.612.306,97 100,00 3.205.619,95 100,00 3.704.403,83 100,00

b. Tổ chức sản xuất:

Công ty có ba phân xưởng trong đó: phân xưởng 1 thực hiện chức năng sơ chế, phân xưởng 2 thực hiện chức năng tinh chế, phân xưởng 3 sản xuất các mặt hàng luộc . Công ty hiện nay có 26 mặt hàng có mặt trên thị trường, và nhiều mặt hàng được thị trường trong và ngoài nước ưa thích. Trong hoạt động chế biến Công ty cũng dùng nhiều

hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm như HACCP, TCVN,…Chính vì thế đòi hỏi tay

nghề công nhân phải cao, khéo léo và có một sự quản lý chặt chẽ trong tất c ả các khâu sản

xuất nó không chỉ nhằm đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, mà còn vì sự

phát triển bền vững của công ty trong tương lai. Chúng ta có thể thấy quy trình sản xuất

sản phẩm chung của Công ty đ ược thể hiện qua sơ đồ 3

Kế hoạch sản xuất được ban giám đốc và bộ phận sản xuất phối hợp thực hiện

nhằm đưa ra được những chỉ tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. M ột số chỉ tiêu kế

hoạch và kết quả thực hiện đ ược thể hiện quả bảng 2

Bảng 2: Sản lượng thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ

(ĐVT: Kg)

Nguồn: Phòng Kế toán

Công ty cũng đưa ra kế hoạch sản xuất cho những năm tới để có phương hướng cho tương lai.

Số lượng sản xuất Số lượng tiêu thụ Năm

Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế

2004 1.823.560,21 1.597.782,34 1.782.972,23 1.394.955,40 2005 2.356.923,64 1.917.632,57 1.912.115,23 1.757.603,48

Bảng 3: Kế hoạch sản xuất của c ông ty (đến năm 2010) (ĐVT :Kg) Sản phẩm Năm 2006 Năm 2010 Tôm sú đông lạnh 1.774.658,21 2.307.055,67 Tôm biển 735,67 956,67 Ghẹ thịt đông lạnh 20.840,09 27.092,12 Tôm hùm đông l ạnh 3.216,45 4.181,39 Cá đông lạnh 16.078,21 20.901,67 Mực đông lạnh 31.120,83 40.457,08 Nguồn: Phòng Kế toán

Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất chung của Công ty

Thị trường nội địa sơ chế

Tiêu thụ Chế biến

Bảo quản sản phẩm Phân cỡ, phân loại

Cấp đông

Lên hàng theo quy cách

Chế biến sống

Tách khuôn, mạ băng, bao gói Phối chế Chế biến gia nhiệt, ngâm tẩm Xuất khẩu

2.1.4.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 3 từ năm 2004 – 2006:

Tiêu thụ là hoạt động cuối cùng trong chuỗi sản xuất sản phẩm, nhưng lại là khâu quan trong và có tính chất quyết định nhất. Đáp ứng được nhu cầu khắt khe

của thị trường là công ty đã thực hịên được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình. Hoạt động này được công ty đầu tư xúc tiến rất thành công, không chỉ nâng cao uy

tín và vị thế của công ty trên thị trường mà còn mang lại hiệu quả rất cao. Hiện nay

việc tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Long Shin là do phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh phụ trách, từ việc giới thiệu sản phẩm, kí kết hợp đồng giao hàng và thanh toán. Nhờ có sự nỗ lực và chiến lược cụ thể nên doanh thu tiêu thụ của công ty tăng nhanh qua các năm qua, điều này được thể hiện qua bảng 4

Nhận xét:

Qua bảng 4 ta thấy, trong tổng doanh thu của công ty, doanh thu từ hàng xuất

khẩu luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Do 90% sản phẩm của công ty được dùng để xuất

khẩu. Trong năm 2006 doanh thu từ thị trường nội địa tăng lên một cách đấy là một

dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động xúc tiến bán hàng của công ty.

Để có cái nhìn toàn diện hơn về các thị trường tiêu thụ của công ty, ta đi sâu

vào phân tích từng thị trường cụ thể

Bảng 4: doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các năm

Đvt: ngàn đồng

Năm 2005 Năm 2006 2006/2005

Chỉ tiêu

GT % GT % +/- %

Doanh thu xuất khẩu 180.968 99.29 218.393 98.81 37.425 20.68 Doanh thu nội địa 1.295 0.71 2.620 1.19 1.325 102.32 Tổng doanh thu 182.263 100.00 221.013 100.00 38.750 21.26

a. Tình hình xuất khẩu:

Xuất khẩu là hình thức tiêu thụ chính của công ty, 90% sản phẩm sản xuất được được tiêu thụ qua kênh này. Hình thức xuất khẩu chính là xuất khẩu trực tiếp

vào các thị trường, ngoài ra công ty còn nhận uỷ thác xuất khẩu các công ty khác nhưng với số lượng ít. Công ty chủ yếu xuất khẩu theo hình thức FOB, CFR với

hình thức thanh toán thường dùng là TTR, L/C…

Thị trường xuất khẩu chính là Đài Loan, Nhật Bản, Inđônexia, Singapore, Mỹ…trong đó, thị trường Đài Loan được xem như thị trường chính, với kim ngạch

xuất khẩu hàng năm vào thị trường này chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Doanh thu tiêu thụ của một số thị trường chính được thể hiện qua bảng 5, trong

tương lai gần công ty đang có kế hoạch mở rộng thị trường vào EU và một số thị trường đầy tiềm năng khác.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty rất đa dạng, với nhiêu loại sản phẩm

thích hợp cho thị hiếu của từng thị trường khác nhau. Doanh thu xuất khẩu một số

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường

đvt: USD

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Thị trường

SL(KG) GT(USD) %GT(%) SL(KG) GT(USD) %GT(%) SL(KG) GT(USD) %GT(%)

Đài Loan 1.338.294,48 9.158.294,83 96,32 1.684.545,58 11.061.924,25 96,58 2.062.113,5 13.488.210,23 98,82

Nhật Bản 45.693,00 349.563,10 3,68 24.921,00 185.973,44 1,62 17.083,20 123.704,14 0,91

Mỹ 0,00 2.437,00 15.840,00 0,14 3.616,08 37.652,89 0,28

Hàn Quốc 0,00 33.213,55 189.944,80 1,66 -

Tổng Cộng 1.383.987,48 9.507.857,93 100,00 1.745.117,13 11.453.682,49 100,00 2.082.812,78 13.649.567,26 100,00

Bảng 6: tình hình xuất khẩu theo mặt hàng qua các năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề quản lý công nhân lao động của công ty TNHH long shin khu công nghiệp suối dầu – khánh hoà (Trang 37 - 141)