Tuy không phải là một công ty lớn nhưng các đơn đặt hàng và lượng nguyên liệu đầu vào của công ty rất lớn, trong khi đó diện tích nhà xưởng lại có nhiều hạn
chế nên việc tổ chức phân bố công nhân lao động và các ca lao động khác nhau là một đòi hỏi khách quan. Nó không chỉ nhằm tận dụng diện tích nhà xưởng, làm cho quá trình sản xuất được diễn ra nhịp nhàng nhanh chóng mà còn phù hợp với yêu cầu đặc thù của nghành chế biến thuỷ sản. Tại công ty TNHH Long Shin vào thời điểm mùa vụ mỗi ngày có 3 ca sản xuất được tổ chức. Mổi ca kéo dài 8h và được
tính là một công
- Ca 1 bắt đầu từ 7h kết thúc 15h
- Ca 2 bắt đầu lúc 15h kết thúc 23h
- Ca 3 bắt đầu lúc 23h, kết thúc 7h ngày hôm sau
Giữa các ca có làm việc có thời gian nghỉ ngơi và bàn giao công việc là 15
phút (được tính vào thời gian làm việc ). Theo quy định mỗi người sẽ làm ít nhất 1
ca, tuỳ theo nguyện vọng của công nhân thì việc tăng ca sẽ được bố trí và sắp xếp
sao cho phù hợp với sức khoẻ và quy định của pháp luật là không quá 200h trong 1 tháng. Mỗi tổ sản xuất sẽ có một chế độ làm việc riêng tuỳ theo yêu cầu và đặc trưng của tổ đó. Vào các tháng không phải mùa vụ, nguyên liệu ít công ty chỉ tổ
chức 2 ca sản xuất vào ban ngày. Việc bố trí và đảo ca do bộ phận điều hành sản
xuất phụ trách phải đảm bảo sự công bằng cũng như sức khoẻ cho công nhân lao động.
2.2.1.7. Công tác đạo, nâng cao tay nghề cho công nhân lao động:
Đối với công nhân lao động thì trình độ tay nghề được biểu thị qua năng suất lao động, mà năng suất lao động lại là yếu tố không chỉ quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà nó còn là căn cứ để tính lương cho công
nhân. Bởi vậy, nâng cao năng suất lao động là mong muốn của cả người lao động
lẫn nhà quản lý. Làm tốt công tác đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động trước hết là vì lợi ích của công ty, sau đó là nhằm đáp ứng được nhu cầu học hỏi
cũng như mong muốn được khẳng định mình của người lao động. Đối với những lao động chưa có kinh nghịêm cũng như kỹ năng làm việc, sau khi được tuyển vào sẽ được công ty tiến hành đào tạo những kỹ năng cần thiết cho công việc của họ.
Hình thức đào tạo là kèm cặp tại nơi làm việc. Người lao động sẽ chủ động quan người hướng dẫn mình các thao tác và học theo, chỗ nào không biết hoặc làm sai sẽ được người có kinh nghiệm và kỹ năng cao hơn chỉ bảo tận tình. Hình thức này tuy rất đơn giản, chi phí thấp, thời gian đào tạo ngắn nhưng lại mang lại hiệu quả cao. Người công nhân vừa được học kỹ năng lại được thực hành ngay nên sẽ sớm có thể
tự làm việc. Do đặc tính chất của công việc trong ngành chế biến chỉ mang tính chất đơn giản, lặp lại, không cần kỹ năng nghề nghiệp cao nên hình thức đào tạo này đã phát huy rất cao. Nhưng công nhân mới sau khi được tuyển vào đã nhanh chóng
được giao cho những người có kinh nghiệm kèm cặp và huấn luyện, nên họ sớm trở
thành những công nhân có tay nghề cao. Ngoài ra công ty thường xuyên có những
lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho những công nhân có vị trí chủ chốt và tay nghề cao nhằm phổ biến cho họ nhữ ng kiến thức, những yêu cầu công việc mới như
phổ biến về kiến thức an toàn thực phẩm, về an toàn lao động, về phương pháp sản xuất
mới…. Những người này sau khi được đào tạo sẽ truyền đạt và phổ biến lại cho những người khác trong tổ. Ph ương pháp đào tạo này sẽ giúp cho người công nhân tiếp thu kiến
thức được dễ dàng và áp dụng nó một cách nhanh chong vào sản xuất.
Ngoài ra công ty còn thường xuyên tổ chức những cuộc thi về tay nghề lao động giữa các công nhân nhằm khen thưởng và tuyên dương những người có thành tích xuất
sắc. Qua đó người lao động có một môi trường tốt để thi đua sản xuất và học hỏi kinh
nghiệm của những người có trình độ tay nghề cao hơn từ đó đúc rút cho mình những kiến
thức mới nhằm nâng cao tay nghề để năng suất lao động đ ược tăng lên. Đấy không chỉ là vì lợi ích của bản thân người lao động mà vì ích chung của cả công ty.
2.2.1.8. Tổ chức, phục vụ nơi làm việc, điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi: ngơi: