Vị trí công việc và cơ hội thăng tiến:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề quản lý công nhân lao động của công ty TNHH long shin khu công nghiệp suối dầu – khánh hoà (Trang 106 - 108)

- Yêu cầu của công việc

- Công tác đào tạo và nâng cao tay nghề

- Công tác kỉ luật lao động

Nhằm lấy ý kiến đánh giá của công nhân lao động trực tiếp sau khi chi tiết

hoá các yếu tố đó thành các biến quan sát để đưa vào bảng câu hỏi nghiên cứu, mỗi

câu hỏi xem như là một mẫu. Mẫu nghiên cứu được thực hiện bằng cách phỏng vấn

trực tiếp công nhân đang lao động trong công ty thông qua những gợi ý có sẵn trong

các câu hỏi. Các câu hỏi được xây dựng theo dạng thang đo khoảng, với sự chi tiết

hoá 8 yếu tố trên thông qua 39 câu hỏi và được mã hoá lần lượt từ c1 đến c39 (bảng

câu hỏi cụ thể ở phần phụ lục4 ).

Người công nhân cho điểm đánh giá của mình thông qua việc chọn mức độ đồng ý đối với mỗi câu hỏi được đặt ra. Nếu hoàn toàn không đồng ý với phát biểu được nêu ra thì họ sẽ đánh dấu (x) và đó được xem như cho yếu tố ấy 1 điểm, tương

tự vậy nếu hoàn toàn đồng ý sẽ được xem là 5 điểm. Người công nhân thể hiện mức độ đồng ý thông qua việc lực chọn mức điểm 1 –> 5 ( hoàn toàn không đồng ý –>

hoàn toàn đồng ý ). Được sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty, 130 mẫu được phát

ra cho từng người công nhân theo từng vị trí sản xuất khác nhau. Đối tượng nghiên cứu là những công nhân chính thức của công ty (đã được kí hợp đồng), tại thời điểm

khảo sát công nhân chính thức khoảng 400 người. Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ quản lý trực tiếp trong xưởng cũng như trong ban lãnh đạo công ty, cùng như sự hợp tác và trung thực của các anh, chị công nhân đã giúp em thu được

lại 123 mẫu, một số mẫu bị thất lạc hoặc bị làm bẩn không thu lại được. Sau khi

kiểm tra những mẫu thu được có 8 mẫu bị loại vì có quá nhiều ô trống, trả lời chiếu

lệ không cần biết đúng sai chỉ có một lựa chọn cho tất cả các câu hỏi. Với 115 mẫu

hoàn chỉnh được sử dụng, cùng với phần mềm spss 11.5 em đã tiến hành mã hoá và nhập số liệu, sau khi làm sạch số liệu bằng cách sử dụng bảng tần số để rà soát lại

tất cả các biến quan sát nhằm tìm ra những thông tin bị sai lệnh hay thiếu sót đảm

bảo độ chính xác của thông tin của dữ liệu thu thập được. Một số câu bị thiếu dữ

liệu là do công nhân không trả lời hay chọn 2 mức đồng ý cho một câu trả lời. Các

câu có giá trị thiếu là: câu 12, 21, 22, 25, 27,28, câu 29 có 2 giá trị khiếm khuyết,

Mặc dù, số liệu được thu thập một cách ngẫu nhiên nhưng có nhiều yếu tố tác động như: trình độ nhận thức của công nhân lao động còn nhiều hạn chế, thời gian để nghiên cứu bảng câu hỏi không được nhiều, sau một ca làm việc sức khoẻ

và tâm lý không được tốt…. Nên một phần nào đấy sẽ tác động đến tính khách quan

và chất lượng của mẫu nghiên cứu. Song, do đặc trưng của ngành chế biến thuỷ sản

nói chung thì các nhân tố trên cũng đã được lường trước và có một số biện pháp như: thiết kế bảng câu hỏi với ngôn từ dễ hiểu, thông dụng, trang trọng và lịch sự,

kết hợp sự giải thích và phổ biến của cán bộ quản lý nên có thể tin tưởng vào sự

khách quan những thông tin thu được.

b. Đánh giá mẫu thu được:

Mô tả mẫu thu được:

Các thông tin cá nhân được thu thập là những nhân tố tác động trực tiếp đến

bản thân và việc làm của người lao động, cụ thể đó là: - Giới tính:

gioi tinh

Có 27 nam và 83 nữ tham gia trả lời, sự chênh lệch này đã phản ánh kết cấu

giới tính trên thực tế, vì công nhân nữ luôn chiếm trên 70% -Tuổi:

Frequency Percent Valid percent

Cumulative percent 16 - 24 50 45.5 45.5 45.5 25 - 34 43 39.1 39.1 84.5 35 - 45 17 15.5 15.5 100.0 Valid Total 110 100.0 100.0

Frequency Percent Valid percent Cumulative percent

Nam 27 24.5 24.5 24.5

Nu 83 75.5 75.5 100.0

Valid

Trên thực tế độ tuổi của công nhân trong công ty rất trẻ nên nó cũng đã phản

ánh một cách trung thực nhất vào trong mẫu thu được .

-Thời hạn hợp đồng

thoi han hop dong

Frequency Percent Valid percent Cumulative percent 3 thang - 6 thang 28 25.5 25.5 25.5 1nam - 3 nam 55 50.0 50.0 75.5 Khong thoi han 27 24.5 24.5 100.0 Valid Total 110 100.0 100.0

Đối với những công ty chế biến thuỷ sản số lượng công nhân lao động thường không cố định mà thay đổi liên tục, phụ thuộc vào tính thời vụ của nguyên liệu đầu vào. Nhưng vì đối tượng nghiên cứu của em ở đây chỉ quan tâm đến những công nhân đã kí hợp đồng chính thức với công ty. ở công ty TNHH Long Shin thường kí hợp đồng có thời hạn dài với công nhân không chỉ nhằm giữ chân được

những người có tay nghề cao mà còn giúp họ yên tâm cống hiến cho công ty của

mình. Điều này cũng được thể hịên qua mẫu thu được.

-Mức lương:

Frequency Percent Valid percent

Cumulative percent 0.76 - 1.5 80 72.7 72.7 72.7 1.5 - 2.5 30 27.3 27.3 100.0 Valid Total 110 100.0 100.0

Mặc dù đã được coi là một trong những công ty có mức lương cao trong khu

công nghiệp, song tiền lương người lao động được nhận còn rất thấp. Điều này đặt

ra cho toàn công ty một sự nỗ lực sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện đời sống của người lao động

-Tình trạng hôn nhân

tinh trang hon nhan

Frequency Percent Valid percent

Cumulative percent Valid Da lap gia

dinh 42 38.2 38.2 38.2

Chua lap

gia dinh 68 61.8 61.8 100.0

Total 110 100.0 100.0

Do độ tuổi trung bình của công nhân còn khá trẻ cùng với điều kiện làm việc ít có cơ hội giao lưu gặp gỡ nhau vì thế tỷ lệ người có gia đình thấp là một điều dễ

hiểu. Đây cũng là một vấn đề đáng được nhà quản trị quan tâm nhằm tạo thêm nhiều cơ hội giao lưu gặp gỡ nhằmquan tâm đến đời sống tình cảm của người lao động.

-Vị trí công việc:

Frequency Percent Valid percent Cumulative percent Xep kho 21 19.1 19.1 19.1 Tiep nhan phuc vu 15 13.6 13.6 32.7 Che bien 50 45.5 45.5 78.2 Bao trang 24 21.8 21.8 100.0 Valid Total 110 100.0 100.0

Chế biến là bộ phận có nhiều người tham gia trả lời nhất, bởi trên thực tế

công nhân nữ thường làm công việc này nên đây cũng là bộ phận có nhiều công

nhân tham gia sản xuất nhất.

Kiểm tra sự tương quan giữa các mục hỏi:

Lý do phải kiểm tra: mỗi mục hỏi được đưa ra nhằm lấy ý kiến đánh giá về

một khía cạnh nhỏ của công tác quản trị nhân sự, mỗi người sẽ có nhận định riêng của mình có người đồng ý, có người không nhưng sẽ có một sự đánh giá chung nhất

cho các vấn đề đó (hoặc là đồng ý hoặc là không ). Nếu mục hỏi nào có phân nửa

trả lời là hoàn toàn không đồng ý phân nửa còn lại trả lời hoàn toàn đồng ý thì mục

hỏi ấy sẽ bị loại do nó sẽ không cho kết quả đo lường chính xác sự đánh giá chung

của công nhân. Bản thân giữa các mục hỏi có sự tương quan với nhau và tương

quan giữa điểm số của từng mục hỏi với điểm số toàn bộ các mục hỏi cho mỗi người trả lời. Nếu sự tương quan giữa các mục hỏi là lớn sẽ cho ta một kết quả phản

ánh khách quan, trung thực của người trả lời. Tính toán Cronbach Alpha với SPSS

sẽ cho hệ số tương quan giữa các mục hỏi gọi là hệ số Alpha, đồng thời sẽ tính được

hệ số tương quan giữa các mục hỏi và tổng điểm đánh giá một yếu tố quản trị nhân

sự.

Kết quả kiểm tra: (phụ lục 2)

- Môi trường, điều kiện làm việc: thành phần thang đo gồm 7 biến quan sát được ký hiệu từ c1 đến c7. Hệ số tin cậy anpha = 0.7874. Các hệ số tương quan biến

- tổng đều lớn hơn rất nhiều tiêu chuẩn cho phép (> 0.3), và do vậy các biến này đều được chấp nhận

Tương tự, xem xét kết quả của các thang đo khác cụ thể như sau:

- Tiền lương và chế độ chính sách: gồm 5 biến quan sát được ký hiệu từ c8 đến c12. Hệ số tin cậy Anpha = 0.7989

- Công tác xếp loại và khen thưởng: gồm 4 biến quan sát được ký hiệu từ c13 đến c 16. Hệ số tin cậy Anpha = 0.811

- Vị trí công việc và cơ hội thăng tiến: gồm 4 biến quan sát được ký hiệu từ c17 đến c20. Hệ số tin cậy Anpha = 0.7745

- Yêu cầu công việc: gồm 5 biến quan sát được ký hiệu từ c 21 đến c25. Hệ

số tin cậy Anpha = 0.706 công tác đào tạo kiến thức và nâng cao tay nghề: gồm 4

biến quan sát được ký hiệu từ c26 đến c29. Hệ số tin cậy Anpha = 0.777

- Công tác kỷ luật lao động: gồm 3 biến quan sát được ký hiệu từ c 30 đến

c32. Hệ số tin cậy Anpha = 0.6764

- Yếu tố tinh thần: gồm 7 biến quan sát được ký hiệu từ c 33 đến c39. Hệ số

tin cậy Anpha = 0.6963

Qua việc đánh giá độ tin cậy của thang đo không có mục hỏi nào bị loại do đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra, tất cả mẫu thu được đều có đủ độ tin cậy để sử

dụng.

c. Kết quả đánh giá công tác quản lý công nhân lao động:

Các yếu tố của công tác quản lý công nhân lao động được chia nhỏ thành các mục hỏi nhỏ, để có thể nhìn nhận và đánh giá các yếu tố đó ta sẽ tính điểm cho các

mục hỏi. Dùng lệnh Analyze – Statistics- Frequencies, để máy tính có thể thống kê và tính toán để cho ta biết những đánh giá của công nhân lao động thông các

khía cạnh được hỏi (kết quả ở phần phụ lục 3).

Về yếu tố môi trường, điều kiện làm việc:

Môi trường làm việc được đánh giá là không sạch sẽ và dễ chịu (2.59), cũng

dễ hiểu vì thực tế môi trường làm việc của ngành chế biến thuỷ sản luôn mang đặc trưng và rất khó chịu, luôn phải tiếp xúc với hoá chất và thực phẩm có mùi. Chính vì thế, mùi tanh hôi , tiếng ồn, bụi …làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của công

nhân nên họ đã đánh giá rất thấp (2.49). Họ cũng đánh giá công tác bảo đảm sức

khoẻ của công nhân không cao (3.35), trên thực tế công ty cũng ít có những hoạt động quan tâm đến sức khỏe của công nhân. Hầu hết những người được hỏi đánh giá cao công tác đảm bảo an toàn lao động (4.37), bố trí nhà xưởng dụng cụ lao động (4.13). Công tác phục vụ sản xuất tuy không phải được đánh giá thấp (3.52) nhưng đây là hoạt động công ty nên xem xét lại bởi lẽ trên thực tế nó rất được coi

Công tác tiền lương và chế độ chính sách:

Nhìn chung đây là yếu tố không được đánh giá cao, có thể vì nhu cầu của con người về vật chất là vô cùng nên họ không thấy hài lòng về số tiền mà mình nhận được. Tuy nhiên, với số tiền mà mình được nhận từ công ty so với những công ty khác trong khu công nghiệp, người công nhân cảm thấy không thua kém so với

số điểm trung bình tính được (4.09). Đây là điều làm cho công nhân yên tâm với

những phúc lợi của mình. Mức lương hiện tại là thoả đáng với công sức của công

nhân cũng không được đánh giá cao (3.43), chính vì không cảm thấy thoả đáng nên sự hài lòng của họ về mức lương hiện tại chỉ được 3.65 điểm, tuy nhiên những

khoản phúc lợi ngoài lương của công ty được đánh giá khá tốt (3.84). Ngoài ra

chính sách tăng lương và những chính sách khuyến khích vật chất được đánh giá ở

mức 3.74 điểm, tuy không bị đánh giá quá thấp nhưng đây là một yếu tố cần được quan tâm hơn vì nó là một động lực cho công nhân hăng say làm việc và công hiến

cho công ty, nếu tin tưởng vào chính sách tăng lương và những khoản tiền khác được nhận từ công ty thì họ sẽ gắn bó và công hiến vì sự lớn mạnh của công ty, vì thế cần có những chính sách làm cho công nhân tin tưởng vào mức lương mà mình

được nhận trong tương lai.

Công tác xếp loại và khen thưởng: mặc dù đây là một hoạt động đóng vai

trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự nhưng lại bị công nhân đánh giá

rất thấp, nhìn chung công nhân lao động không đánh giá cao hoạt động này của

công ty với mức đánh giá chỉ được 3.53 điểm, bởi lẽ khi công nhân đạt thành tích

trong lao động đã không được cấp trên ghi nhận, đánh giá, công nhận và khen

thưởng một cách kịp thời nên điểm đánh giá chỉ 2.82 điểm. Bên cạnh đó các khoản thưởng theo đánh giá cũng chỉ được 3.27 điểm, việc đánh giá thành tích, xếp loại và khen thưởng được cho là công bằng và hợp lý không thiên vị nên được đánh giá cao

nhất đạt 3.6 điểm.

Vị trí công việc và cơ hội thăng tiến: Hầu hết công nhân được hỏi đều

cảm thấy việc sắp xếp bố trí công việc trong công ty là rất hợp lý, phù hợp với năng

đến nguyện vọng và điều kiện của công nhân lao động điều này cũng phản ánh đúng

chủ trương chính sách của công ty. Đồng thời công nhân cũng có niềm tin vào việc được cân nhắc lên một vị trí tốt hơn khi họ làm tốt công việc của mình (3.75), người lao động sẽ hăng say lao động hơn vì họ được làm công việc đúng sở thích và sẽ được cân nhắc lên một vị trí cao hơn, chính điều này làm họ hài lòng với cơ hội thăng tiến của mình (4.06). Tuy nhiên, người công nhân lại chưa ý thức được sự đóng góp của mình vào sự lớn mạnh của công ty nên nó là một động lực để họ lao động được đánh giá thấp nhất (3.4), vì thế cần phải tuyên truyền để họ nhận thức được nhiều hơn nữa những đóng góp của mình cho sự phát triển của công ty.

Yêu cầu của công việc: Công việc trong ngành chế biến thuỷ sản được

xem là là rất vất vả, tuy làm việc mỗi ngày bình thường cũng chỉ 8 tiếng (trừ thời gian tăng ca ) nhưng nó được phản ánh là làm công nhân rất mệt với điểm trung

bình là 3.63, song nhịp độ công việc lại được xem là không quá nhanh và phù hợp để họ có thể thực hiện tốt công việc của mình (3.74), cùng với thời gian làm, nghỉ được nhìn nhận là đủ để công nhân lấy lại sức lao động của mình (3.76) và khối lượng công việc đối với mỗi người là không quá nhiều (3.69). Chính vì thế hầu hết công nhân được hỏi nhìn nhận là hài lòng với công việc mình đang làm (3.8). Có

thể đây là một công việc rất vất vả nhưng họ thấy mình có thể đảm nhận tốt yêu cầu

của nó, và những lợi ích mà họ nhận được từ công ty nhờ làm tốt công việc của

mình là rất lớn, chính nhờ thích công việc của mình họ sẽ cố gắng làm tốt nó hơn

nữa vì lợi ích của bản thân và của chính của công ty TNHH Long Shin.

Công tác đào tạo kiến thức và nâng cao tay nghề cho công nhân:Đây là hoạt động được đánh giá khá cao, bởi trên thực tế công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo công nhân lao động khi họ mới được tuyển dụng nên hầu hết mọi người đều đánh giá cao hoạt động này (4.06), điều này là dễ hiểu bởi những người công nhân

ban đầu chỉ là những lao động phổ thông trình độ thấp sau khi được đào tạo tại công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề quản lý công nhân lao động của công ty TNHH long shin khu công nghiệp suối dầu – khánh hoà (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)