2.2.2.3.1. Trang thiết bị
Ngành dệt may là ngành cần rất nhiều máy móc thiết bị để tạo ra sản phẩm. Công ty cổ phần dệt may Nha Trang đã đầu tư nhiều trang thiết bị cần thiết cũng như nhiều thiết bị hiện đại để có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình. Công ty có nhiều dây chuyền sant xuất, các dây chuyền này chủ yếu là các dây chuyền sản xuất liên tục. Sau đây là bảng thống kê về máy móc thiết bị của công ty cổ phần dệt may Nha Trang:
Bảng 2.10: thống kê máy móc
TT Thiết bị Công suất lý
thuyết (kg/ca) Công suất sử dụng Hiệu suất 1 Chải PE ( Nm 0.223 ) 255,7 204,5 80 2 Chải Cotton 225 175,5 78 3 Ghép: + Cotton ( Nm 0.22) 1022,4 767 75 + PE ( Nm 0.22 ) 1022,7 715,9 70 + PP co 65/35 ( Nm 0.25) 972 709,6 73 4 Ghép Cotton chải kỹ 100% ( Nm 0.22) 654,5 490,9 75 5 Cuộn cúi ( Nm 0.0172) 1700,6 952,3 70 6 Chải kỹ loại CM 10 ( Nm 0.22 ) 130,9 112,6 86
7 Thô Peco ( Ne60) 385,7 289,3 75
8 Thô Peco 83/17 ( Ne45 ) 660,3 462,2 70
9 Thô Peco 65/35 ( Ne45) 637,3 465,2 73
10 Thô Peco 100% ( Ne 40,45 ) 623,6 436,5 70
11 Thô Cotton CK ( Ne 40,36 ) 440,8 321,8 73
12 Thô Cotton CT ( Ne 36,32) 600 426 71
13 Sợi con Peco CK 65/35và 83/17(Ne60 ) 26,8 25 93
14 Sợi con Peco CK 65/35 và83/17(Ne30) 71,56 64,4 90
15 Sợi con PE 100% (Ne 45 ) 41,8 39,1 94
16 Sợi con ( Ne 40) 45,8 41,7 91
17 Sợi con Cotton CK ( Ne 30 ) 68,8 60,4 88
18 Máy ống không USTEP-PE (Ne60)kg/cọc 33088 2449 74
19 Máy ống không USTEP Cotton 50373 3123 62
Nguồn: Phòng kỹ thuật đầu tư
Cùng với sự phát triển của ngành dệt may, trang thiết bị cũng có sự đổi mới, kịp thời tiếp nhận công nghệ hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất. Hơn thế nữa, trình độ, tay nghề của người lao động ngày càng được nâng cao, nên việc đầu tư vào công nghệ hiện đại hơn có thể giúp cho công ty có thể phát huy hết năng lực của lực lượng lao động. Và nhờ vào việc sử dụng có hiệu quả thiết bị sản xuất có
thể giúp cho công ty tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo hơn, tốt hơn, kịp thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
Công Ty Cổ Phần Dệt May Nha Trang là một trong những công ty thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Được thành lập từ những năm 80, máy móc thiết bị của công ty chủ yếu nhập từ Nhật Bản, Thụy Sỹ và các nước Đông Âu, về mặt giá trị nó chiếm đến 65-70% vốn cố định của công ty. Tuy máy móc thiết bị cũ nhưng nó là một bộ phận quan trọng trong sản xuất của nhà máy. Đến cuối những năm 90 khi giao lưu quốc tế được mở rộng, công ty đầu tư đổi mới nhiều máy móc thiết bị hiện đại chiếm đến khoảng 75% vốn cố định của công ty. Công suất của máy móc thiết bị được sử dụng với hiệu suất khá cao(khoảng 74,44%), có máy móc sử dụng với hiệu suất cao 90%, 91%, 93%, 94%. Vấn đề sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả luôn luôn được công ty chú trọng quan tâm giải quyết. Chủng loại máy móc thiết bị ở công ty là rất đa dạng, tuỳ thuộc vào kế hoạch sản xuất tại mỗi nhà máy mà máy móc được điều động để sử dụng cho phù hợp.
Để đáp ứng quá trình đẩy mạnh sản xuất, trong những năm gần đây công ty cổ phầng dệt may Nha Trang đã đầu tư nhiều trang thiết bị mới. Đặc biệt là để chuẩn bị cho dự án xây dụng nhà máy sợi vạn cọc, công ty đã tiến hành bổ sung nhiều trang thiết bị mới. Cụ thể tình hình nhập khóc thiết bị của công ty cổ phần dệt may Nha Trang từ 2009-2011 như sau:
Bảng 2.11: tình hình nhập khóc thiết bị từ 2009-2011
STT Tên máy móc thiết bị Nơi sản xuất 2009 2010 2011
Mỹ - -
1 Máy ghép
Đài Loan - -
2 Máy bông chải Trung Quốc - -
Đài loan 104,500 -
3 Máy se, máy đậu
Nhật 126,500 -
4 Máy kéo ống sợi thô Ấn Độ - - 16,700
Máy ép kiện, thí
nghiệm Trung Quốc - - 5,022,390
Máy thí nghiệm Ý - - 544,089
5
Máy thí nghiệm Đài Loan - - 59,250
6 Máy đánh ống Nhật - - 2,112,000 7 Máy ghép Đức - - 462,000 8 Máy cắt Hongkong - - 55,555 Đức 60 284 82265 506,214 Trung Quốc 35 041 28 145 315,519 Nhật Bản 9 970 31 535 53,706 Đài Loan 20 217 28 145 15,932 Ấn Độ, Thụy Sĩ 8 697 - 44,717 Ý 12 905 - 4,384 Mỹ - 28 145 -
Tây Ban Nha - 11 114 -
Hongkong - - 3,091 Canada - - 10,889 Thái Lan - - 8,481 9. Phụ tùng máy Singapore - - 332,373
Ngoài các thiết bị máy móc dùng cho sản xuất sợi thì công ty còn có các thiết bị phù trợ để phục vụ cho dây chuyền sản xuất nằm trong xí nghiệp cơ điện.
+ Hệ thống thiết bị cơ khí sửa chữa cho toàn bộ công ty.
+ Hệ thống thiết bị điện dùng để cung cấp điện cho toàn công ty. + Hệ thống xử lý nước cung cấp cho toàn công ty.
+ Hệ thống điều khiển thông gió để phục vụ cho sản xuất dệt may. + Hệ thống khí nén cung cấp khí nén cho xí nghiệp Dệt.
Tất cả hệ thống máy móc được sử dụng liên tục cho nên vấn đề đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn của thiết bị phải được đặt lên hàng đầu.
Nhìn vào bảng thống kê nhập khẩu thiết bị trong 3 năm qua cho thấy rằng máy moc thiế bị của công ty cổ phần dệt may Nha Trang đã được cải thiện rất nhiều, nhiều thiết bị đầu tư mới được đưa vào sử dụng. Với những dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến có thể giúp công ty giảm được nhiều chi phí tạo cho sản phẩm của mình, tạo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường đồng thời hoạt động phân phối tiêu thụ hàng hoá cũng gặp nhiều thuận lợi hơn. Nhờ đó, công ty cũng mạnh dạn hơn trong việc đưa ra những chính sách quảng cáo, xúc tiến với qui mô lớn hơn.
2.2.2.3.2. Quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ của công ty cổ phần dệt may Nha Trang được thể hiện qua các dây chuyền sản xuất: Dây chuyền sản xuất sợi thô, sản xuất sợi xe,sản xuất sợi không lọc, sản xuất dệt kim, công đoạn xử lý hoàn tất đối với vải cotton….
Do đặc điểm của công ty nên các quy trình công nghệ rất phức tạp, . và kéo dài thời gian. Nó bắt đầu từ khi nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất đến khi có sản phẩm nhập kho qua rất nhiều công đoạn. Chất lượng của các công đoạn bán thành phẩm sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ phế phẩm của các công đoạn tiếp theo. Trong mỗi công đoạn thì chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng không những từ những yếu tố chủ quan như máy móc thiết bị, trình độ tay nghề của công nhân mà nó còn chịu ảnh hưởng từ những nhân tố khách quan khác như yếu tố thời tiết. Bởi khi thời tiết hanh khô sẽ làm cho sợi bị khô, dễ gẫy và dễ đứt từ đó chất lượng sản phẩm sản xuất ra rất kém.
2.2.2.3.3. Quy mô sản xuất Nhà máy Sợi 1 Nhà máy Sợi 1
Gồm có 2 nhà máy sợi đang hoạt động là nhà máy sợi 1 và 2 (còn nhà máy sợi 3 sắp hoàn thành)
Với số lượng 126 ngàn cọc sợi công suất 13.00 tấn sợi các loại, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, trong đó có 2 dây chuyền kéo sợi hiện đại:
- Dây chuyền Rieter Thụy Sỹ 12 ngàn cọc sợi đồng bộ đi vào hoạt động từ tháng 9- 1996, sản phẩm chất lượng cao dùng để xuất khẩu. Đến năm 2010 đã có 12 máy sợi con với 12.096 cọc sợi
- Dây chuyền Sản xuất Sợi TOYODA (Nhật bản) với 120 máy sợi con TOYODA , với 54.720 cọc sợi
- Dây chuyền 14 ngàn cọc sợi gồm nhiều hãng cung cấp thiết bị như Toyoda, Rieter, Trutzschler, Zinser, Schlafhorst đi vào hoạt động từ năm 2003, công suất 1700 tấn sợi/ năm, sản phẩm chủ yếu phục vụ xuất khẩu
Năng suất : Hơn 8.500 tấn sợi/năm bao gồm các mặt hàng sợi, chỉ, sợi cotton, PE, CVC, P/C…có chỉ số từ Ne 20/1, 20/2, 20/3 đến 60/1, 60/2, 60/3.
Nhà máy Sợi 2
- Dây chuyền Zinser (Đức) 14 máy sợi con với 14.112 cọc sợi
- Dây chuyền Sản xuất Sợi TOYODA (Nhật bản) với 101 máy sợi con TOYODA , với 45.984 cọc sợi
Năng suất : Hơn 6.300 tấn sợi/năm bao gồm các mặt hàng sợi, sợi cotton, PE, CVC, P/C…có chỉ số từ Ne 20/1 đến 60/3.
Nhà máy Dệt
Một xưởng dệt thoi : công suất 1,5 triêu mét vải / năm và khoảng 120 tấn khăn/năm, sản phẩm chủ yếu bán cho thị trường trong nước
Một xưởng Dệt kim với 26 máy dệt kim tròn kiểu Single, Pique, Jersey, Terry, Rip, Interlock, Jacquard công suất 1.500 tấn / năm và 22 máy dệt kim phẳng, sản phẩm chủ yếu cung cấp cho công đoạn may mặc và xuất khẩu, số còn lại tiêu thụ thị trường nội địa
Số lượng máy dệt kim tròn sử dụng 22 đến 26 trên 30 máy với các loại vải như Lacot, vải trơn, Ríp
Số lượng máy dệt kim phẳng sử dụng 14 đến 16 trên 16 máy với các loại cổ bo. Nhà máy Nhuộm và Hoàn tất
Với các thiết bị nhập từ Mỹ, Nhật, Đài Loan, nhuộm và tẩy trắng các loại vải dệt kim, dệt thoi, sợi thành phẩm 100% PE, 100% Co hoặc pha trộn
Năng lực sản xuất ước tính đạt 100-150 tấn/tháng
Sản lượng cổ bo: từ 6 đến 10 tấn trở lên/tháng
Sản phẩm chủ yếu cho may mặc xuất khẩu và thị trường nội địa
Nhuộm hoàn tất toàn bộ thành phẩm của Xưởng Dệt kim, và nhận gia công bên ngoài.
Nhà máy Nhuộm chủ yếu cung cấp Nguyên liệu vải, cổ, bo cho 02 Nhà máy may sản xuất các đơn hàng xuất khẩu và nội địa
Nhà máy May
Gồm 2 nhà máy may 1 và 2 (nhà máy may 3 chưa hoàn thành)
Mỗi nhà máy bao gồm 15 dây chuyền công nghiệp, các sản phẩm chủ yếu là áo sơ mi, áo Polo-shirl, T-shirt và quần âu các loại, chủ yếu xuất khẩu với công suất 4 triệu sản phẩm 1 năm
Nhà máy may 1 có 06 chuyền.may xuất khẩu và 01 chuyền may nội địa. Nhà máy may 2 có 08 chuyền may xuất khẩu
2.2.2.4. Marketing và bán hàng
Thị trường tiêu thụ của Công Ty Cổ phần Dệt May Nha Trang khá rộng lớn, bao gồm thị trường trong nước (10%) và thị trường nước ngoài (90%). Công ty cũng đang từng bước khẳng định mình trên thị trường nội địa bên cạnh việc phát triển sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Hiện nay công ty đang cố gắng phát triển mạng lưới phân phối tới các quầy giới thiệu sản phẩm và hơn 60 đại lý ở các tỉnh thành phố . Mạng lưới kênh phân phối bao gồm kênh phân phối gián tiếp và kênh phân phối trực tiếp. Đối với các sản phẩm xuất khẩu thì công ty nhận đơn hàng trực tiếp từ nước ngoài. Công ty tiến hành thu thập thông tin về thị trường nước ngoài qua các cơ quan, tổ chức trong nước có chức năng, chẳng hạn như: Phòng thương và công nghiệp Việt Nam, Bộ thương mại, các cơ quan chủ quản như bộ công nghiệp nhẹ, tổng công ty dệt may Viêt Nam...Ngoài ra qua các mối quan hệ với bạn hàng, công ty cố gắng tìm hiểu những thông tin quan trọng về thị trường, về nhu cầu nước ngoài, hoặc về những đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó. Việc tranh thủ những mối quan hệ này đã giúp công ty rất nhiều trong việc tìm kiếm và mở rộng quan hệ với đối tác.
Ngoài ra công ty còn áp dụng các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ như quảng bá sản phẩm trên báo trên tạp chí, tham gia các hội chợ triển lãm, tổ chức các hội nghị khách hàng.
2.2.2.5. Năng lực quản lý
2.2.2.5.1. Khả năng phát triển các mặt hàng Sợi
Ta thấy rằng thị trường các loại sợi là rất phong phú và cũng rất rộng lớn. Ngành kéo sợi không chỉ sản xuất sợi cho thị trường trong nước để sản xuất vải các loại mà còn có thể mở rộng ra các thị trường nước ngoài dưới hình thức xuất khẩu trực tiếp sợi.
Trong thực tế ta thấy tốc độ đầu tư trong lĩnh vực dệt kim, dệt thoi đều tăng nhanh hơn so với tốc độ đầu tư trong lĩnh vực kéo sợi. Điều đó dẫn đến nhu cầu sử dụng sợi càng lớn và thị trường tiêu thụ sợi càng được mở rộng.
2.2.2.5.2 Khả năng cạnh tranh với các nhà sản xuất khác
Do tính chất đặc thù của công nghệ sản xuất sợi là dây chuyền kéo sợi bao gồm nhiều công đoạn và có sự gắn kết hữu cơ với nhau giữa các công đoạn đó, để có thể sản xuất ra sợi cần đầu tư một dây chuyền hoàn chỉnh với số lượng thiết bị khá lớn.
Chi phí đầu tư một dây chuyền hoàn chỉnh cao, chi phí một cọc sợi cao, phụ thuộc vào trình độ công nghệ và xuất xứ công nghệ, thiết bị.,
Suất đầu tư cho một cọc sợi có thể dao động từ 200 đến 600 USD. Khi đầu tư một nhà máy kéo sợi thường bố trí dây chuyền với khoảng 2-4 vạn cọc sợi để tận dụng tối đa các thiết bị trên dây chuyền và các công trình phụ trợ khác làm cho dự án có hiệu quả.
Điều đó dẫn tới vốn đầu tư của một nhà máy sợi thường lớn. Với chi phí khá lớn như đã phân tích nên đầu tư của chuyên ngành sợi không phải là sự lựa chọn số 1 cho có doanh nghiệp tư nhân vốn hóa không lớn.
Một vấn đề quan trọng thứ 2 là tìm thị trường đầu ra cho thị trường tiêu thụ sản phẩm sợi. Do đặc thù là sản phẩm được mua bán với số lượng lớn, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm với khách hàng cần có thời gian khẳng định uy tín. Nên việc có thị trường tiêu thụ cùng một hệ thống khách hàng cần có thời gian khẳng định uy tín là một lợi thế của doanh nghiệp sản xuất sợi.
Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang với kinh nghiệm 30 năm sản xuất sợi, và cũng chừng ấy thời gian khẳng định thương hiệu với khách hàng, có một lượng khách hàng nhất định nên việc tìm đầu tư cho sản phẩm của dự án nhà máy sợi mới khá thuận lợi, là thế cạnh tranh của các nhà sản xuất sợi khác.
Qua 30 năm xây dựng thương hiệu, Dệt may Nha Trang cũng là nơi tập hợp và đào tạo thực tế một nguồn nhân lực cán bộ kỹ thuật chuyên ngành sợi có kinh nghiệm chuyên
môn cao, sẵn sàng đáp ứng nguồn nhân lực ký thuật cho dự án mới, trong bối cảnh các trường đại học và dạy nghề tại Việt Nam hiện đào tạo cán bộ kĩ thuật cho ngành sợi Dệt với số lượng ngày càng giảm do thu nhập của các tân kỹ sư cử nhân chuyên ngành này hiện không hấp dẫn bằng các ngành khác
(Nguồn : báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh 2010 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, website Hiệp hội sợi Việt Nam….)
2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty trong những năm gần đây gần đây
2.3.1. Phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn thông qua bảng cân đối kế toán kế toán
Bảng 2.12: biến động tài sản từ 2009-2011
ĐVT: VNĐ
Năm 2010 so với 2009 2011 so với 2010
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
2011 +/- % +/- %
A. Tài sản ngắn hạn 206,217,432,255 182,721,299,642 276,595,908,271 -23,496,132,613 11.39 93,874,608,629 51.38 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 9,470,121,405 1,986,618,757 3,301,173,756 -7,483,502,648 79.02 1,314,554,999 66.17 II. Đầu tư ngắn hạn 11,886,000,000 13,472,285,750 33,404,902,663 1,586,285,750 13.35 19,932,616,913 147.95 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 81,569,874,008 34,640,086,704 49,419,310,188 -46,929,787,304 57.53 14,779,223,484 42.67 IV. Hàng tồn kho 101,928,128,607 130,134,698,716 175,715,151,676 28,206,570,109 27.67 45,580,452,960 35.03 V. Tài sản ngắn hạn khác 1,363,308,235 2,487,609,715 14,755,369,988 1,124,301,480 82.47 12,267,760,273 493.15