Phân tích tình hình doanh thu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường mỹ tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 87 - 92)

Bảng 2.15: Tình hình doanh thu từ 2009-2011

ĐVT: VNĐ

2010 so với 2009 2011 so với 2010

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

+/- % +/- %

1. Doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ 558,841,431,137 723,595,610,359 807,198,206,106 164,754,179,222 29.48 83,602,595,747 11.55

2. Các khoản giảm

trừ doanh thu 1,844,182,320 0 75,201,722 -1,844,182,320 100.00 75,201,722

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

556,997,248,817 723,595,610,359 807,123,004,384 166,598,361,542 29.91 83,527,394,025 11.54

4. Doanh thu hoạt

động tài chính 24,004,730,605 7,790,584,149 16,533,968,306 -16,214,146,456 67.55 8,743,384,157 112.23

Tổng doanh thu 1,141,687,592,879 1,454,981,804,867 1,630,930,380,518 313,294,211,988 27.44 175,948,575,651 12

Biểu đồ 2.2: Sự biến động tổng doanh thu từ 2009-2011 0 2E+11 4E+11 6E+11 8E+11 1E+12 1.2E+12 1.4E+12 1.6E+12 1.8E+12

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng doanh thu

Qua bảng số liệu và đồ thị cho ta thấy rằng tổng doanh thu của công ty biến động không đều, và tăng lên qua 3 năm 2009, 2010, và 2011. Cụ thể là:

Năm 2009, tổng doanh thu đạt 1,141,687,592,879vnđ. Năm 2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ. Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ lớn của công ty cổ phần dệt may Nha Trang, sự giảm sút kinh tế của Mỹ ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, có thể nói rằng, con số 1,141,687,592,879vnđ vẫn còn rất hạn chế, công ty có thể đạt được doanh thu cao hơn nữa nếu không chịu tác động mạnh của cuộc suy thoái kinh tế năm 2009.

Năm 2010, tổng doanh thu của công ty đạt 1,454,981,804,867vnđ, tăng 313,294,211,988vnđ, tương đương tăng 27.44% so với 2009. Điều này có thể lý giải bởi: 2010, nền kinh tế có những chuyển biến tốt hơn, chính phủ có những chính sách hỗ trợ như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế giá trị gia tăng, ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu. Thị trường nước ngoài có nhu cầu trở lại với mặt hàng kinh doanh của công ty, đặc biệt là sự dần phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Trong nước, nhu cầu cũng tăng lên. Từ đó làm tăng doanh thu của công ty trong năm 2010 so với cùng kỳ 2009.

Năm 2011, tổng doanh thu của công ty tiếp tục tăng, tăng 175,948,575,651vnđ, tương đương tăng 12% so với 2010. Sự khởi sắc trở lựi của nền kinh tế toàn cầu, tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam. Cùng với sự phát triển đó, hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dệt may Nha Trang ngày càng phát triển và đạt hiệu quả. Hơn nữa, với việc trải qua nhiều năm hoạt động, công ty đã tạo ra mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp trong nước cũng như các đối tác nước ngoài, và việc tận dụng được ưu thế về cơ sở vật chất đã được đầu tư trong nhiều năm qua, tất cả những điều này giúp cho công ty có thể sản xuất kịp thời, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Điều này đã làm cho tổng doanh thu của công ty tăng lên trong 2011.

=> Như vậy, qua việc phân tích theo từng năm, có thể thấy rằng có nhiều nguyên nhân tác động đến doanh thu của công ty, làm cho tổng danh thu thay đổi.

2.3.2.2. Phân tích tổng chi phí

Chi phí ảnh ảnh rất lớn đến kết quả kinh doanh của donh nghiệp, bởi nó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chi phí đẩy lên cao tạo ra sự giảm sút lợi nhuận. Việc phân tích chi phí giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra giải pháp cân đối chi phí, sử dụng hợp lý chi phí đê góp phần nâng cao lợi nhuận.

Bảng 2.16: tình hình chi phí từ 2009-2011

ĐVT: VNĐ

2010 so với 2009 2011so với 2010

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

+/- % +/- %

1. Giá vốn hàng bán 525,253,018,354 648,325,726,606 724,021,793,472 123,072,708,252 23.43 75,696,066,866 11.68 19,046,182,055 29,074,714,348 25,459,773,920 10,028,532,293 52.65 -3,614,940,428 12.43 2. Chi phí tài chính

Trong đó chi phí lãi

vay 16,743,097,984 18,321,537,899 23,954,059,463 1,578,439,915 9.43 5,632,521,564 30.74 3. Chi phí bán hàng 10,802,959,566 5,903,273,141 4,502,469,188 -4,899,686,425 45.36 -1,400,803,953 23.73 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 14,677,608,838 20,215,783,968 22,167,656,386 5,538,175,130 37.73 1,951,872,418 9.66 5. Chi phí khác 1,156,618,173 5,861,737,779 339,717,803 4,705,119,606 406.80 -5,522,019,976 94.20 Tổng chi phí 587,679,484,970 727,702,773,741 800,445,470,232 140,023,288,771 23.83 72,742,696,491 10.00

Qua bảng số liệu, ta thấy tổng chi phí của công ty cổ phần dệt may Nha Trang tăng lên từ năm 2009-2011. Sự biến đổi của tổng chi phí là do sự thay đổi của từng khoản mục chi phí của công ty. Để phân tích sự biến đổi của tổng chi phí, ta đi phân tích sự thay đổi của các thành phần chi phí nhỏ như sau:

 Gía vốn hàng bán: chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Sự thay đổi của giá vốn hàng bán ảnh hưởng mạnh đến tổng chi phí.

 Năm 2009, giá vốn hàng bán là 525,253,018,354vnđ. Sang năm 2010, con số này tăng đến 648,325,726,606vnđ, tương đương tăng 23.43% so với năm 2009. Điều này được lý giải: vào năm 2010, tỷ lệ lạm phát cao, đẩy chi phí các nguyên liệu đầu vào tăng lên, làm cho giá vốn hàng bán tăng

 Năm 2011, giá vốn hàng bán là 724,021,793,472vnđ, tăng

75,696,066,866vnđ so với năm 2010. Điều này cũng do lạm phát đẩy chi phí lên cao, lạm phát năm 2011 được chốt ở mức 18.58%. Sản xuất mặt hàng dệt may cần rất nhiều yếu tố đầu vào, với mức lạm phát 18.58% như vậy sẽ đẩy chi phí các nguyên liệu lên một cách nhanh chóng.

 Chi phí tài chính: chi phí này cũng không kém phần quan trọng trong tổng chi phí. Chi phí tài chính của công ty cổ phần dệt may Nha Trang tăng lên trong ba năm 2009-2011. Cụ thể là:.

 Vào năm 2010, con số này lên tới 29,074,714,348vnđ, tương đương tăng tới 52.65% so với năm 2009. Thành phần chính trong chi phí tài chính đó là chi phí lãi vay. Muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, với mức vốn cổ đông hạn hữu, công ty sẽ đi vay vốn. Nhưng với mức lãi vay cao, đã đẩy chi phí lãi vay tăng nhanh. Năm 2010, lãi suất rất cao: 14-15%/năm (với nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước), 15-17%/năm với nhóm NHTM cổ phần. Cá biệt có một số NHTM cổ phần quy mô nhỏ cho vay với lãi suất cao, lên tới 18-20%/năm. Cơn sốt về lãi suất đã đẩy chi phí tài chính tăng lên rất nahnh

 Năm 2011, chi phí tài chính của công ty cổ phần dệt may Nha Trang là 25,459,773,920vnđ, giảm 12.43% so với năm 2010. Năm 2011, với những chính sách ổn định lãi suất của chính phủ, đã góp phần làm ổn định và giảm dần chi phí

lãi vay của công ty. Chính vì vậy mà năm 2011 chi phí tài chính của công ty cổ phần dệt may Nha Trang giảm so với 2010

 Chi phí bán hàng của công ty cổ phần dệt may Nha Trang giảm từ năm 2009-2011. Năm 2009, chí phí này là 10,802,959,566vnđ. Sang năm 2010, giảm xuống còn 5,903,273,141vnđ, tương đương giảm 45.36% so với năm 2009. Điều này là do, vào năm 2010 khách hàng đã biết về công ty nên chí phí quảng bá thương hiệu giảm xuống, và rất ít mua công cụ của bán hàng do công ty đã mua từ năm trước. Cũng như vậy, sang năm 2011, chi phí bán hàng tiếp tục giảm, tương đương giảm 23.73% so với 2010.

 Chi phí quản lý doanh nghiệp

 Năm 2009, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cổ phần dệt may Nha Trang là 14,677,608,838vnđ. Đến năm 2010, chi phí này tăng lên đến 20,215,783,968vnđ, tương đương tăng 37.73% so với năm 2011. Chi phí này tăng lên bởi tiền lương tăng…

 Năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 1,951,872,418vnđ so với năm 2010.

 Chi phí khác: chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Nhưng với sự biến động của chi phí này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự biến đổi của tổng chi phí.

=> Như vậy, với những phân tích như trên có thể lý giải được sự biến động của tổng chi phí. Từ đó có thể giúp cho công ty có thể cân nhắc và sử dụng hợp lý các nguyên liệu đầu vào, góp phần tối thiểu hóa chi phí.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường mỹ tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)