Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường mỹ tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 55 - 161)

2.2.1.2.1. Khách hàng

Khách hàng của công ty cổ phần dệt may Nha Trang được chia thành 2 nhóm: khách hàng nội địa và khách hàng nước ngoài.

2.2.1.2.1.1. Khách hàng nội địa

Khách hàng của Công ty đa dạng và phức tạp, chủ yếu là khách hàng nước ngoài còn khách hàng trong nước chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Chỉ chiếm gần 10% tổng doanh số bán của công ty. Khách hàng trong nước cũng đa dạng, sản phẩm của công ty được phân phối trên khắp cả nước. Sau đây là danh sách khách hàng nội địa của công ty:  Công ty Sanmar  Công ty CP Nam Phú  Công ty CP Phong Phú  Công ty TNHH Tấn Phước  Công ty TNHH Quảng Tế

 Chi nhánh Cty TNHH Hoàng Hà tại Hà Tây

 Công ty TNHH Bảo Long

 Công ty TNHH Thành Phát

 Công ty Cp Dệt Hòa Khánh Đà Nẵng

 Yeou Chao EnterPrice

 Công ty Cổ Phần đầu tư Phong Phú Sơn Trà

 Công ty TNHH Hưng Thành Đạt

 Công ty TNHH Vĩnh Trường Phát

 Công ty Cổ Phần Vải Thời Trang Phong Phước

Ngoài ra công ty cổ phần dệt may Nha Trang còn cung cấp hàng hóa thông qua các đại lý của Công ty và đơn đặt hàng của các khách hàng, nhà hàng, khách sạn ...Nha Trang nói riêng và cả nước nói chung.

2.2.1.2.1.2. Khách hàng nước ngoài

Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Nha Trang phát triển rất mạnh. Doanh số bán của nhóm khách hàng nước ngoài chiếm tới 90% doanh số bán của công ty. Công ty đã thiết lập được mối quan hệ với nhiều đối tác nước ngoài, những thị trường đầy tiềm năng nhưng khó tính, phải kể đến đó là thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước EU.

Thị trường Mỹ

Thị trường Mỹ vẫn là khách hàng nhập khẩu lớn nhất cho các hàng hóa của Việt Nam nói chung và các sản phẩm Dệt may nói riêng. Công ty cổ phần dệt may Nha Trang cũng đã thiết lập được mối quan hệ lâu dài với thị trường này. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty thì thị trường Mỹ chiếm đến 80%, điều này có thể thấy rằng thị trường Mỹ là thị trường rất quan trọng của công ty. Do đó, việc tìm hiểu kỹ thị trường này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho công ty.

Bình quân giai đoạn 2006-2010, giá trị xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang Mỹ chiếm trên 55% tổng giá trị xuất khẩu của ngành ra thị trường thế giới. Đồng thời, ngành hàng Dệt may là ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng gía trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, chiếm bình quân trên 40% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này trong các năm 2005-2010.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần dệt may Nha Trang sang thị trường Mỹ tăng từ 2009-2011. Năm 2009, nền kinh tế Mỹ bị khủng hoảng, do đó kim ngạch xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Nha Trang chỉ đạt 3,910,520 USD. Nhưng sang năm 2012, con số này đã lên đến 6,601,547 USD, chiếm tới 168.82% so với năm 2009 và điều này có thể giải thích bởi sang năm 2010, nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng. Và không dừng lại ở đó, kim ngạch xuất khẩu của công ty phần dệt may Nha Trang sang thị trường Mỹ tiếp tục tăng trong năm 2011, con số này đạt đến 9,396,699 USD, gấp 1.5 lần so với năm 2010. Qua số liệu trên cho thấy rằng Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty cổ phần dệt may Nha Trang, và đây cũng là thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều cơ hội cho công ty trong tương lai.

Bảng 2.2 : kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của NhaTexCo

Năm báo cáo

Danh mục Đơn

vị tính 2009 2010 2011

Kim ngạch Xuất khẩu sang Mỹ USD 3,910,520 6,601,547 9,396,699

Tổng kim ngạch Xuất khẩu USD 6,102,537 8,520,643 9,891,614

Tỉ lệ XK sang Mỹ / Tổng XK % 64.08 77.48 94,99

Kim ngạch XK sang Mỹ so với

năm trước % 168.82 142.34

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu các năm 2008, 2009, 2010

Thị trường EU

EU là thị trường lớn thứ hai cho các sản phẩm Dệt may xuất khẩu của Việt Nam với doanh thu gần 1,9 tỷ USD, chiếm trên 18% tổng kim ngạch xuất khẩu

hàng Dệt may của Việt Nam trong 9 tháng năm 2011.

EU cũng là thị trường đầy tiềm năng và đầy khó tính của công ty cổ phần dệt may Nha Trang. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trương EU cũng tăng từ 2009- 20011.

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU từ 2009-2011

Năm báo cáo

Danh mục Đơn vị tính 2009 2010 2011 Anh USD 47,155 240,850 407,505 Pháp USD 380,022 35,363 58,456 Bỉ USD 118,169 53,375 0 Thổ Nhĩ Kỳ USD 196,951 131,072 0

Kim ngạch XK sang EU USD 742,297 460,660 465,961

Tổng kim ngạch XK USD 6,102,537 8,520,643 9,891,614

Tỉ lệ XK sang EU

/ Tổng XK % 12.16 5.41 4.71

Kim ngạch XK sang EU so

với năm trước % 62.06 101.15

Qua bảng số liệu trên, cho thấy rằng kim ngạch xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Nha Trang sang EU cũng tăng từ 2009-2011. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sang EU chỉ đạt 47,155 USD. Nhưng sang đến năm 2010, con số này đã tăng lên tới 240,850 USD, chiếm 62.06% so với năm 2009. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 407,505 USD, chiếm tới 101.15% so với cùng kỳ năm trước. Tất cả những điều này, cho thấy rằng EU cũng là một trọng những thị trường chính yếu của công ty, kim ngạch chỉ đứng sau thị trường Mỹ.

Thị trường Đài Loan và Trung Quốc

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đài Loan và Trung Quốc từ 2009-2011

Năm báo cáo

Danh mục Đơn vị

tính 2009 2010 2011

Tổng kim ngạch xuất khẩu USD 6,102,537 8,520,643 9,891,614

Đài Loan USD 1,017,931 549,517 75,182

Tỉ lệ XK sang Đài Loan / Tổng

XK % 16.68 6.45

Kim ngạch XK sang Đài Loan

so với năm trước % 1603.5 53.98

Trung Quốc USD 3,052 255,929 5,360,395

Tỉ lệ XK sang Trung Quốc /

Tổng XK %

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu các năm 2008, 2009, 2010

Có thể nói rằng, Đài Loan và Trung Quốc là hai khách hàng lớn thứ 3 và thứ 4 của công ty. Nhìn vào số liệu trên cho thấy rằng kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này chiếm tỷ lệ tương đối thấp và đầy biến động. Nhưng cũng có thể nói rằng đây là hai trường tiềm năng của công ty, nếu biết nắm bắt cơ hội, thì việc giao thương với hai thị trường này của công ty cổ phần dệt may Nha Trang sẽ phát triển mạnh hơn trong tương lai.

2.2.1.2.2. Nhà cung cấp

Ngành sản xuất mặc hàng dệt may có thể nói là ngành sản xuất đặc thù. Là ngành cần nhiều trang thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất cũng như các nguyên vật liệu sản xuất. Để đáo ứng nhu cầu này, công ty cổ phần dệt may Nha Trang đã ký kết với nhiều nhà cung cấp có uy tín cả trong và ngoài nước.

2.2.1.2.2.1. Nhà cung cấp trong nước

Trong những năm vừa qua cùng với việc mở rộng sản xuất, thì ngoài những nguyên phụ liệu tự sản xuất, công ty cổ phần dệt may Nha Trang cũng đã ký kết với nhiều nhà cung cấp khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình, và nhằm phân tán rủi ro cũng như hạn chế được sự ép của một vài nhà cung cấp nào đó. Sau đây là bảng giá trị mua hàng trong nước của công ty cổ phần dệt may Nha Trang từ 2008-2010:

Bảng 2.5: giá trị mua hàng trong nước của công ty cổ phần dệt may Nha Trang từ 2008-2010

Đơn vị tính : VNĐ

Năm báo cáo

Nhà cung cấp Giá trị Năm 2008 Giá trị Năm 2009 Giá trị Năm 2010 M.O Corporation - - 532,994,540 Cty TNHH Hoàng Tấn - - 220,000,000 Cty TNHH Phúc Minh - - 220,000,000

Xí Nghiệp xây lắp công nghiệp điện

lực Khánh Hòa - - 135,873,600

Cty TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng

quốc tế - - 239,000,000

Tổng Cty CP Phong Phú - - 241,640,000

Ru Chi Word - 5,895,873,325 -

Cty CP điện lực Khánh Hòa 2,237,201,525 2,734,909,404 2,705,880,813

Cty CP Phướng Lộc 675,054,916 1,681,410,739 1,733,777,839

Cty CP đầu tư Phước Long 0 0 1,443,284,077

DNTN Thương mại Thảo Linh 798,267,950 1,152,591,012 813,895,609

Cty TNHH Phú Khang - 115,605,168 809,102,183

Cty XNK Dệt may Vịnh Nha Trang - 638,761,191 635,876,207

Cty TNHH Thương mại Tân Hiệp Tiến - - 609,268,550

Cty TNHH Hiệp Hưng - - 554,052,400

DNTN Thanh Hà 550,602,945 1,336,187,880 282,255,204

Bros Holding - Dunavant – Lonis

Dreyfus 16,760,349,003 - -

Dynamie Textile Enineer – Allenberg 13,088,359,497 - -

Cty CPXNK Dệt may Hà Nội 7,594,110,333 - -

Cty TM Dệt may TpHCM 5,766,909,350 - -

Nhà cung cấp khác 6,575,880,074 6,768,731,524 4,603,402,770

Cộng 54,046,735,593 20,324,070,243 15,780,303,79

2

Nguồn: 3 bản thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp các năm 2008, 2009, 2010

Có thể thấy rằng, công ty cổ phần dệt may Nha Trang đã tạo lập mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp lớn trong nước, trong đó có thể kể đến Ru Chi Word , Tổng công ty Phong Phú, công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa…Việc tạo lập mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều nhà cung cấp có uy tín trong nước sẽ giúp công ty kiểm soát được quá trình sản xuất, từ đó nâng cao năng lực sản xuất, giúp sản xuất đạt hiệu quả hơn.

2.2.1.2.2.2.Nhà cung cấp nước ngoài

Quá trình sản xuất của công ty cần phải có nhiều thiết bị hiện đại, sự thay thế của công nghệ một cách nhanh chóng, do đó chỉ cần nhà cung cấp trong nước thì chưa đủ, mà việc tạo lập mối quan hệ với nhà cung cấp nước ngoài sẽ giúp cho công ty có thể điều chỉnh được quá trình sản xuất của mình. Sau đây là kim ngạch nhập khẩu của công ty cổ phần dệt may Nha Trang từ năm 2009-2011:

Bảng 2.6: giá trị nhập khẩu của công ty cổ phần dệt may Nha Trang từ 2008-2010

Đơn vị tính: VNĐ Năm báo cáo

2009 2010 2011 Danh mục Giá trị (USD) TL (%) Giá trị (USD) TL (%) Giá trị (USD) TL (%) Tổng kim ngạch NK 8,821,500 100 2,317,912 100 9,897,293 100 Mỹ 3,070,693 34.81 3,600 0 0 Trung Quốc 39,383 0.45 1,375 0 5,360,395 Đài Loan 2,823,776 32 37,546 1.62 75,812 Nhật Bản 136,470 1.55 76,517 3.3 2,165,706 Ấn Độ 401,565 4.55 3,600 0 47,796 Hong kong 69,882 0.79 89,422 3.86 203,973 Malayxia 866,577 9.82 0 0 0 Tanzania 498,142 5.65 1,137,370 49.07 0 Mali 0 0 323,900 13.93 0 Thụy Sĩ 0 0 0 0 175,811 Canada 0 0 0 0 10,889 Thái Lan 0 0 0 0 8,481 Ý 0 0 0 0 548,473 Singapore 0 0 0 0 332,373 Đức 0 0 0 0 968,214

Nguồn: 3 bản thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp các năm 2008, 2009, 2010

=> Qua bảng số liệu trên cho thấy rằng công ty cổ phần dệt may Nha Trang đã tạo lập mối quan hệ với các nhà cung cấp trên các thị trường lớn. Công ty đã nhập khẩu các thiết bị như: máy kéo sợi, máy ép kiện, máy thí nghiệm, máy ghép, máy cắt...và một số nguyên phụ liệu may khác.

 Để hiểu hơn về sự thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu, chúng ta hãy cùng nhau xem xét giá trị của các mặt hàng nhập khẩu trong 3 năm gần đây (từ năm 2009 – 2011):

Năm 2009

+ Máy se, máy đậu Đài Loan : 104 500 USD Nhật : 126 500 USD

+ Phụ tùng máy của Đức : 60 284 USD Trung Quốc : 35 041 USD

Đài Loan : 20 217 USD Ý : 12 905 USD Nhật Bản : 9 970 USD Thụy Sĩ : 8 697 USD

+ Bông Cotton Tanzania : 498 142 USD Mỹ : 3 070 693 USD

Ấn Độ : 401 565 USD

+ Xơ các loại Thái Lan : 530 492 USD Đài Loan : 2 699 059 USD Malaixia : 866 577 USD

+ Nguyên phụ liệu Hongkong : 69 882 USD Trung Quốc : 4 341 USD

Năm 2010

+ Phụ tùng máy Đức : 82265 USD Nhật Bản : 31 535 USD Mỹ : 28 145 USD Trung Quốc : 28 145 USD Đài Loan : 47 759 USD Tây Ban Nha : 11 114 USD

+ Bông Cotton Tanzania : 1 137 370 USD Mali : 323 900 USD

+ Nguyên phụ liệu may từ Hongkong : 10 749 USD

Năm 2011

+ Máy móc

Ấn Độ(máy kéo sợi thô) : 16,700 USD Trung Quốc(máy ép kiện, thí nghiệm) : 5,022,390 USD Ý(máy thí nghiệm) : 544,089 USD Đài Loan(máy thí nghiệm) : 59,250 USD Nhật(máy đánh ống) : 2,112,000 USD Đức(máy ghép) : 462,000 USD Hong Kong (máy cắt) : 55,555 USD Thụy Sĩ (máy Uster) : 162,190 USD + Phụ tùng máy Đức : 506,214 USD Thụy sĩ : 13,621 USD Trung Quốc : 315,519 USD Hong Kong : 3,091 USD Nhật Bản : 53,706 USD Đài Loan : 15,932 USD Canada : 10,889 USD Ý : 4,384 USD Thái Lan : 8,481 USD Ấn Độ : 31,096 USD Singapore : 332,373 USD + Nguyên phụ liệu may

Hong Kong : 145,326 USD Trung Quốc(sợi melange): 22,486 Kg

2.2.1.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh trong nội bộ ngành dệt may Việt Nam được đánh giá là khá cao. Tính cạnh tranh ngày càng trở nên gây gắt hơn giữa các công ty, doanh nghiệp sản xuất mặc hàng dệt may. Đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần Nha Trang không phải chỉ bó hẹp trong nội bộ tỉnh Khánh Hòa, mà nó lan rộng ra khắp cả nước và cả thị trường nước ngoài. Đối thủ cạnh tranh của công ty có thề chia làm hi nhóm: đối thủ cạnh tranh trong nước và đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

2.2.1.2.3.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước

Đối thủ cạnh tranh trong nước của công ty cổ phần dệt may Nha Trang đa số là các đối thủ đáng gờm, các đối thủ này đã tạo lập được thương hiệu cho mình và đều có chỗ đứng và tạo được lòng tin từ phía khách hàng.

Bảng 2.7 : Các công ty xuất khẩu điển hình tháng năm 2011

Doanh nghiệp Giá trị XK

(USD) Doanh nghiệp

Giá trị XK (USD)

Cty Hansae Việt Nam 31,247,210 Cty Youngone Nam Định 11,579,784

Cty Hyosung Việt Nam 25,239,522 Cty TNHH Ivory Việt Nam 10,894,892

Cty TNHH Hansoll Vina 24,565,079 Cty TNHH Hansae T N 10,668,003

Cty May mặc Quảng Việt 23,579,386 Tcty Đức Giang -Cty CP 10,423,002

Tcty CP May Việt Tiến 16,802,551 Cty TNHH Yakjin Việt Nam 10,070,936

Cty TNHH May Tinh Lợi 16,189,426 Cty CP May Sông Hồng 9,294,720

Cty TNHH EINS Vina 16,084,364 Cty TNHH Vina Korea 9,086,974

Cty Shinsung Việt Nam 16,082,739 Cty TNHH Dệt May Hoa Sen 9,023,473

Cty TNHH Quốc tế

Chutex 14,371,847 Tcty May Nhà Bè -Cty CP 8,877,951

Tcty May 10 –Cty CP 14,191,321 Cty CP Dệt 10/10 8,603,721

Cty TNHH Poong In Vina 12,388,428 Cty CP Dệt may Nha Trang 8.520.643

=> Đây là các đối thủ lớn của công ty cổ phần dệt may Nha Trang, mỗi đối thủ lại có nét đặc trưng riêng chi mình. Do đó, việc nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, công ty có thể đưa ra các chiến lược cụ thể, để có thể thắng các đối thủ cạnh tranh.

2.2.1.2.3.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài

Xuất khẩu là hoạt động chính yếu của công ty cổ phần dệt may Nha Trang, do đó ngoài các đối thủ cạnh tranh trong nước, thì công ty còn phải đối mặt với những đối thủ nước ngoài.

Đối thủ cạnh tranh quốc tế nặng ký hiện nay của ngành dệt may Việt Nam nói chung và của Công ty Cổ Phần Dệt May Nha Trang nói riêng là Trung Quốc, Ấn Độ.. Theo Hiệp định thương mại ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) ký kết ký kết năm 2004, thuế nhập khẩu hàng hóa giữa các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ giảm 90%, đầu thực hiện từ năm 2005 đối với 6 thành viên đầu tiên của ASEAN. Việt Nam gia nhập ASEAN muộn hơn, do đó, cam kết cắt giảm thuế này sẽ được thực hiện từ năm 2015. Hiện nay, Việt Nam đang từng bước cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm Dệt may của Trung Quốc. khi đó ngành Dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với mức độ cạnh tranh gay gắt hơn từ các sản phẩm của Trung Quốc. Vì thế sản phẩm của các doanh nghiệp này luôn thu hút được sự chú ý của khách hàng với các ưu thế về giá rẻ, chủng loại mẫu mã phong phú.. Bangladesh và Pakistan cũng là đối thủ cạnh tranh mới về một số mặt hàng như áo dệt kim, sơ mi vải bông, quần áo vải bông nam... có giá thành tương đối thấp.

Mặt khác, do những đòi hỏi về yêu cầu phẩm chất cũng như kỹ thuật của

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường mỹ tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 55 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)