Bảng 2.13: biến động nguồn vốn từ 2009-2011
ĐVT: VNĐ
2010 so với 2009 2011 so với 2010
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 +/- % +/- %
A. Nợ phải trả 235,422,522,978 165,828,707,609 468,984,827,613 69,593,815,369 29.56 303,156,120,004 182.81 I. Nợ ngắn hạn 204,327,977,317 148,226,795,774 308,258,657,382 56,101,181,543 27.46 160,031,861,608 107.96 II. Nợ dài hạn 31,094,545,661 17,601,911,835 160,726,170,231 13,492,633,826 43.39 143,124,258,396 813.12 B. nguồn vốn chủ sở hữu 195,841,731,838 217,656,322,996 225,412,950,952 21,814,591,158 11.14 7,756,627,956 3.56 I. Vốn chủ sở hữu 194,621,133,054 217,656,322,996 225,412,950,952 23,035,189,942 11.84 7,756,627,956 3.56
II. Nguồn kinh phí và quỹ 1,220,598,784 0 0 -1,220,598,784 100.00 0
Tổng nguồn vốn 431,264,254,816 383,485,030,605 694,397,778,565 -
47,779,224,211 11.08 310,912,747,960 81.08
Qua bảng số liệu, cùng với sự biến động của tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng có sự biến đổi bất thường. Cụ thể là:
Vào năm 2009, tổng nguồn vốn của công ty cổ phần dệt may Nha Trang là 431,264,254,816vnđ, nhưng sang năm 2010, tổng nguồn vốn giảm nhẹ xuống còn 383,485,030,605vnđ, tương đương giảm 11.08% so với năm 2009.
Năm 2011, tổng nguồn vốn của công ty tăng lên đến 694,397,778,565vnđ, tương đương tăng tới 81.08% so với năm 2010.
Sự thay đổi về tổng nguồn vốn có thể giải thích bởi sự biến động của nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả
- Nợ ngắn hạn: cùng với việc đầu tư ngắn hạn, để đáp ứng nhu cầu này thì công ty phải đi vay vốn, tạo ra các khoản nợ ngắn hạn.
Năm 2009, nợ ngắn hạn của công ty là 204,327,977,317vnđ, sang năm 2010, con số này giảm xuống còn 148,226,795,774vnđ, tương đương giảm 27.46% so với cùng kỳ năm trước. Điều này có thể lý giải là vào năm 2010, lãi suất tăng cao, làm hạn chế việc vay vốn của công ty.
Sang năm 2011, nợ phải trả của công ty tăng lên tới 308,258,657,382, tương đương tăng 107.96% so với năm 2010. Điều này có thể được giải thích là do, năm 2011 để đáp ứng nhu cầu tăng cường hoạt động sản xuất, công ty đã vay vốn kinh doanh. Mặc khác, vào năm 2011, nhà nước đã đưa ra các chính sách về lãi suất, cũng như các biện pháp kiềm chế lạm phát, làm cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay, từ đó làm cho nợ phải trả tăng lên.
Vốn chủ sợ hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn, con số này tăng từ năm 2009-2011. Cụ thể là:
Năm 2009, vốn chủ sỡ hữu là 194,621,133,054vnđ. Sang năm 2010, con số này tăng lên 217,656,322,996vnđ, tương đương tăng 11.14% so với năm 2009.
Năm 2011, vốn chủ sỡ hữu là 225,412,950,952vnđ, tăng 3.56% so với năm 2010
=>Sau khi phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang qua bảng nguồn vốn năm 2009-2011 ta nhận thấy rằng tổng nguồn vốn tăng qua các năm, chủ yếu là tăng vốn chủ sỡ hữu. Điều này cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty tốt, công ty hoàn toàn có khả năng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.