Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường mỹ tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 50 - 161)

2.2.1.1. Môi trường vĩ mô

Cũng như tất cả các hoạt động khác, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải diễn ra trong môi trường và chịu tác động không nhỏ bởi nó. Môi trường kinh doanh tầm vĩ mô thường là các nhân tố: kinh tế, chính trị xã hội, pháp luật, điều kiện tự nhiên, công nghệ, văn hóa... các nhân tố này phần lớn tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua gián tiếp nhưng có ảnh hưởng lớn. Vì vậy mà một Công ty sản xuất kinh doanh những mặt hàng được xem là nhạy cảm cần phải nắm bắt hoạt động có hiệu quả.

2.2.1.1.1. Môi trường kinh tế

Toàn cầu hoá đang là một thực tế, các quốc gia đang cấu trúc lại nền kinh tế, tổ chức lại thị trường cho nên nước ta không thể đứng ngoài xu thế chung đó, phải hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường, tranh thủ vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tăng việc làm, tăng trưởng kinh tế, học tập kinh nghiệm quản lý và hơn thế nữa cùng với khu vực và thế giới vững bước tiến tới nền kinh tế tri thức.

Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế:

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đặc biệt là sau khi gia nhập vào WTO, việc giao thương với các nước trên trường quốc tế ngày càng được mở rộng. Đây là cơ hội lớn cho các ngành nghề, đặc biệt là đối với ngành dệt may.

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vượt 15,6 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng trên 38%, mức cao nhất trong 5 năm qua. Chỉ riêng thị trường châu Âu cũng đã đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 2,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của châu Âu.

Mục tiêu ngành dệt may đề ra trong năm nay là sẽ nỗ lực tăng mức xuất khẩu các sản phẩm dệt may sang châu Âu lên 2,7 tỷ USD.

=> Nằm trong sự phát triển chung đó, công ty cổ phần dệt may Nha Trang có thêm nhiều cơ hội để phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Lãi suất ngân hàng:

Muốn mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất thì các doanh nghiệp cần phải có số vốn đầu tư lớn. Và để đáp ứng điều này, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay điều vay vốn ngân hàng. Hơn thế nữa, ngân hàng là nơi giao dịch của các doanh nghiệp trong nước với nhau và giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Do đó, những chính sách của ngân hàng, đặc biệt là mức lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp.

Việt Nam được đánh giá có mặt bằng lãi suất cao hàng đầu khu vực. Trong khi nhiều nước trong khu vực lãi suất chỉ xoay quanh ngưỡng 6.5% thì 2010 lãi suất cho vay ngắn hạn cao nhất Việt Nam ở mức từ 18-20%/năm, sang 2011, đó bị đẩy

lên mức 27-28%/năm, thậm chí tiệm cận 30%/năm và chốt ở 18,3% vào cuối năm. Theo dự báo của một số chuyên gia, lãi suất cho vay trong năm 2012 sẽ được kéo xuống ở mức 13-14%, dù vẫn cao nhưng cũng giảm bớt đáng kể gánh nặng mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang phải gánh. Từ đó sẽ gây ra khó khăn về vay vốn đầu tư cho công ty.

Lạm phát

Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty dệt may Việt Nam nói chung cũng như công ty cổ phần dệt may Nha Trang nói riêng. Năm 2011, mức lạm phát nước ta đã lên đến 18.15, với mức lạm phát này đã đẩy chi phí đầu vào cho cho mặc hàng may mặc tăng cao, làm cho hoạt động sản xuất của công ty gặp nhiều khó khăn, và hạn chế trong việc mở rộng sản xuất.

Hơn thế nữa, làm phát làm cho giá cả của tất cả các mặt hàng tăng cao, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, và có thể thấy rằng sức mua của người dân đối với mặt hàng may mặc giảm rõ rệt. Đó là đối với thị trường nội địa, Còn đối với thị trường nước ngoài, mặc dù chi phí đầu vào tăng nhanh nhưng giá xuất khẩu không tăng theo được, bởi lẽ nếu tăng giá quá cao công ty sẽ giàm khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Từ đó có thể thấy rằng, lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của công ty cổ phần dệt may Nha Trang. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là công ty phải có chính sách sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu đầu vào, để có thể giảm được chi phí sản xuất mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Tỷ giá hối đoái

Xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của công ty cổ phần dệt may Nha Trang, do đó những biến động tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công ty

2.2.1.1.2. Môi trường chính trị pháp luật

Trong quyết định 36/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu

cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Do đó, ngành may Việt Nam trong thời gian tới sẽ được ưu tiên phát triển. Dệt may vốn là một lĩnh vực khá nhạy cảm trong quan hệ thương mại của các quốc gia. Hàng may mặc của Việt Nam với ưu thế giá thành thấp vừa là yếu tố cạnh tranh so với hàng xuất khẩu của các quốc gia khác, nhưng cũng lại là một hạn chế do dễ bị các nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá. Năm 2007, hàng may mặc của Việt Nam đã bị Mỹ thực hiện điều tra về bán phá giá vào thị trường này.

Mặc dù Mỹ đã kết luận là Việt Nam không thực hiện bán phá giá vào Mỹ, nhưng hàng may mặc của Việt Nam vẫn bị giám sát khi xuất khẩu vào Mỹ trong năm 2008. Đây sẽ là một trong những khó khăn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là năm 2008.

Theo Quyết định Số 148 / QĐ - TTg của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách phát triển một số Ngành Công nghiệp phụ trợ, trong đó có hàng May mặc và phụ liệu may mặc Việt Nam.

2.2.1.1.3. Môi trường kỹ thuật công nghệ

Năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của ngành may mặc Việt Nam hiện nay. Hoạt động của ngành may hiện nay phần lớn là thực hiện gia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, còn những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được.

Vì thế, nếu được đầu tư đúng mức về công nghệ thì ngành may Việt Nam có thể phát huy hết được tiềm năng về lao động và chất lượng.

Hiện nay Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới trong ngành công nghiệp dệt may với gần 60 triệu tấn sợi tiêu thụ mỗi năm. Các sợi thường được sử dụng là bông, lụa tơ tằm, sợi tổng hợp và sợi từ tảo. Phương pháp rút sợi truyền thống không thể tạo ra được loại sợi mỏng dùng cho quần áo, mà chỉ có thể được sử dụng cho hàng dệt may y tế như băng.

Một phương pháp rút sợi mới cho phép có được các sợi chắc hơn nhiều, được đồng sáng tạo bởi Phòng thí nghiệm vật liệu và dệt may mới (thuộc Trường Đại học Qingdao) và Tập đoàn Qingdao Xiyingmen, một trong những tập đoàn hàng đầu về dệt may của Trung Quốc.

Năm 2011 Trung Quốc đưa công nghệ này vào sản xuất đánh dấu một bước ngoặt mới cho Trung Quốc và cũng là khó khăn của chúng ta khi không bắt kịp công nghệ để có thể đứng vững trên thị trường thế giới

2.2.1.1.4. Môi trường văn hóa – xã hội

Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. Thêm vào đó, xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc cũng có sự biến đổi liên tục. Nếu các doanh nghiệp may không chú trọng đầu tư đúng mực cho công tác thiết kế sẽ nhanh chóng bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.

Hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, thường xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường may mặc nội địa.

Tuy nhiên, người Việt Nam vẫn có tâm lý “ăn chắc mặc bền”, nên những sản phẩm chất lượng tốt của các doanh nghiệp trong nước vẫn được nhiều người Việt Nam tìm dùng. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước khi muốn chiếm lại thị trường nội địa hiện đang bị hàng Trung Quốc tấn công và thống trị.

Dân số trung bình cả nước năm 2010 tăng 4,34% so với năm 2006, tương đương 3,62 triệu người. Bình quân thời kỳ 2006-2010, mỗi năm dân số trung bình tăng 1,08%. Đây có thể coi là cơ hội đối với Công ty khi tiếp cận một nguồn lao động dồi dào.

Bên cạnh đó, yếu tố môi trường cũng được các nước, đặc biệt là EU, chú ý yêu cầu và kiểm soát nghiêm ngặt khi nhập khẩu hàng may mặc. Những yêu cầu về môi trường đối với sản phẩm may mặc thường được EU sử dụng là các nhãn sinh thái, phương pháp sản xuất sản phẩm bảo vệ môi trường, các điều kiện về lao động.

2.2.1.1.5. Môi trường tự nhiên

Thành phố Nha Trang có khí hậu nóng và lạnh rất rõ rệt. Việc nắm bắt được sự thay đổi của thời tiết giúp cho công ty cổ phần dệt may Nha Trang có thể cân đối được nguồn hàng nhập về cũng như việc dự trữ hàng tồn kho.

2.2.1.2. Môi trường vi mô 2.2.1.2.1. Khách hàng 2.2.1.2.1. Khách hàng

Khách hàng của công ty cổ phần dệt may Nha Trang được chia thành 2 nhóm: khách hàng nội địa và khách hàng nước ngoài.

2.2.1.2.1.1. Khách hàng nội địa

Khách hàng của Công ty đa dạng và phức tạp, chủ yếu là khách hàng nước ngoài còn khách hàng trong nước chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Chỉ chiếm gần 10% tổng doanh số bán của công ty. Khách hàng trong nước cũng đa dạng, sản phẩm của công ty được phân phối trên khắp cả nước. Sau đây là danh sách khách hàng nội địa của công ty:  Công ty Sanmar  Công ty CP Nam Phú  Công ty CP Phong Phú  Công ty TNHH Tấn Phước  Công ty TNHH Quảng Tế

 Chi nhánh Cty TNHH Hoàng Hà tại Hà Tây

 Công ty TNHH Bảo Long

 Công ty TNHH Thành Phát

 Công ty Cp Dệt Hòa Khánh Đà Nẵng

 Yeou Chao EnterPrice

 Công ty Cổ Phần đầu tư Phong Phú Sơn Trà

 Công ty TNHH Hưng Thành Đạt

 Công ty TNHH Vĩnh Trường Phát

 Công ty Cổ Phần Vải Thời Trang Phong Phước

Ngoài ra công ty cổ phần dệt may Nha Trang còn cung cấp hàng hóa thông qua các đại lý của Công ty và đơn đặt hàng của các khách hàng, nhà hàng, khách sạn ...Nha Trang nói riêng và cả nước nói chung.

2.2.1.2.1.2. Khách hàng nước ngoài

Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Nha Trang phát triển rất mạnh. Doanh số bán của nhóm khách hàng nước ngoài chiếm tới 90% doanh số bán của công ty. Công ty đã thiết lập được mối quan hệ với nhiều đối tác nước ngoài, những thị trường đầy tiềm năng nhưng khó tính, phải kể đến đó là thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước EU.

Thị trường Mỹ

Thị trường Mỹ vẫn là khách hàng nhập khẩu lớn nhất cho các hàng hóa của Việt Nam nói chung và các sản phẩm Dệt may nói riêng. Công ty cổ phần dệt may Nha Trang cũng đã thiết lập được mối quan hệ lâu dài với thị trường này. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty thì thị trường Mỹ chiếm đến 80%, điều này có thể thấy rằng thị trường Mỹ là thị trường rất quan trọng của công ty. Do đó, việc tìm hiểu kỹ thị trường này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho công ty.

Bình quân giai đoạn 2006-2010, giá trị xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang Mỹ chiếm trên 55% tổng giá trị xuất khẩu của ngành ra thị trường thế giới. Đồng thời, ngành hàng Dệt may là ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng gía trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, chiếm bình quân trên 40% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này trong các năm 2005-2010.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần dệt may Nha Trang sang thị trường Mỹ tăng từ 2009-2011. Năm 2009, nền kinh tế Mỹ bị khủng hoảng, do đó kim ngạch xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Nha Trang chỉ đạt 3,910,520 USD. Nhưng sang năm 2012, con số này đã lên đến 6,601,547 USD, chiếm tới 168.82% so với năm 2009 và điều này có thể giải thích bởi sang năm 2010, nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng. Và không dừng lại ở đó, kim ngạch xuất khẩu của công ty phần dệt may Nha Trang sang thị trường Mỹ tiếp tục tăng trong năm 2011, con số này đạt đến 9,396,699 USD, gấp 1.5 lần so với năm 2010. Qua số liệu trên cho thấy rằng Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty cổ phần dệt may Nha Trang, và đây cũng là thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều cơ hội cho công ty trong tương lai.

Bảng 2.2 : kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của NhaTexCo

Năm báo cáo

Danh mục Đơn

vị tính 2009 2010 2011

Kim ngạch Xuất khẩu sang Mỹ USD 3,910,520 6,601,547 9,396,699

Tổng kim ngạch Xuất khẩu USD 6,102,537 8,520,643 9,891,614

Tỉ lệ XK sang Mỹ / Tổng XK % 64.08 77.48 94,99

Kim ngạch XK sang Mỹ so với

năm trước % 168.82 142.34

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu các năm 2008, 2009, 2010

Thị trường EU

EU là thị trường lớn thứ hai cho các sản phẩm Dệt may xuất khẩu của Việt Nam với doanh thu gần 1,9 tỷ USD, chiếm trên 18% tổng kim ngạch xuất khẩu

hàng Dệt may của Việt Nam trong 9 tháng năm 2011.

EU cũng là thị trường đầy tiềm năng và đầy khó tính của công ty cổ phần dệt may Nha Trang. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trương EU cũng tăng từ 2009- 20011.

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU từ 2009-2011

Năm báo cáo

Danh mục Đơn vị tính 2009 2010 2011 Anh USD 47,155 240,850 407,505 Pháp USD 380,022 35,363 58,456 Bỉ USD 118,169 53,375 0 Thổ Nhĩ Kỳ USD 196,951 131,072 0

Kim ngạch XK sang EU USD 742,297 460,660 465,961

Tổng kim ngạch XK USD 6,102,537 8,520,643 9,891,614

Tỉ lệ XK sang EU

/ Tổng XK % 12.16 5.41 4.71

Kim ngạch XK sang EU so

với năm trước % 62.06 101.15

Qua bảng số liệu trên, cho thấy rằng kim ngạch xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Nha Trang sang EU cũng tăng từ 2009-2011. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sang EU chỉ đạt 47,155 USD. Nhưng sang đến năm 2010, con số này đã tăng lên tới 240,850 USD, chiếm 62.06% so với năm 2009. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 407,505 USD, chiếm tới 101.15% so với cùng kỳ năm trước. Tất cả những điều này, cho thấy rằng EU cũng là một trọng những thị trường chính yếu của công ty, kim ngạch chỉ đứng sau thị trường Mỹ.

Thị trường Đài Loan và Trung Quốc

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đài Loan và Trung Quốc từ 2009-2011

Năm báo cáo

Danh mục Đơn vị

tính 2009 2010 2011

Tổng kim ngạch xuất khẩu USD 6,102,537 8,520,643 9,891,614

Đài Loan USD 1,017,931 549,517 75,182

Tỉ lệ XK sang Đài Loan / Tổng

XK % 16.68 6.45

Kim ngạch XK sang Đài Loan

so với năm trước % 1603.5 53.98

Trung Quốc USD 3,052 255,929 5,360,395

Tỉ lệ XK sang Trung Quốc /

Tổng XK %

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu các năm 2008, 2009, 2010

Có thể nói rằng, Đài Loan và Trung Quốc là hai khách hàng lớn thứ 3 và thứ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường mỹ tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 50 - 161)