Vai trò của ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường mỹ tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 31 - 32)

Trong 10 năm qua, DMVN đã có sự phát triển vượt bậc. Có thể khẳng định, DMVN có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các nước trên thế giới. Năm 2010, Việt Nam là nhà xuất khẩu dệt may đứng thứ 2 vào thị trường Mỹ, đứng thứ 3 ở thị trường Nhật Bản và thị trường châu Âu. Đây là 3 thị trường chính, rất quan trọng đối với bất kỳ một nhà xuất khẩu dệt may nào. Điều đó khẳng định, vị thế của DMVN trên thị trường thế giới đã được nâng lên rất nhiều.

Ngành Dệt may đã đứng vững trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007-2009. Mặc dù ngành Dệt may thế giới giảm sâu 12-15%, nhưng DMVN vẫn duy trì được kim ngạch xuất khẩu không giảm, mà ngược lại còn tăng được thị phần vào cả 3 thị trường chính. Chính trong khủng hoảng, Việt Nam vươn lên chiếm vị trí thứ 2 về thị phần tại Mỹ.

Sau khi có tín hiệu phục hồi khủng hoảng, riêng năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của DMVN đã tăng 21,7%. Trước khủng hoảng, kịch bản của DMVN là xuất khẩu đạt 9,1 tỉ USD năm 2008, 10,2 tỉ năm 2009 và 11,5 tỉ năm 2010. Do khủng hoảng tài chính toàn cầu, DMVN mất đi 1 năm không tăng (năm 2009 chỉ đạt 9,2 tỉ USD), nhưng hết 2010, đã được 11,2 tỉ. Tức là trong năm 2010, DMVN đã gần như bù lại được mức tăng 1 năm chịu ảnh hưởng của khủng hoảng, khắc phục được 80% hiệu ứng của khủng hoảng và đến hết 2012 sẽ quay trở lại kế hoạch chiến lược, phấn đấu đạt khoảng 12,9 tỉ USD (kế hoạch trước kia là 13 tỉ USD). Đặc biệt là với kết quả xuất khẩu năm 2010, DMVN đã lọt vào Top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, về đích sớm 4 năm so với kế hoạch.

=> Dệt may được xem là một ngành mũi nhọn, đóng góp rất lớn vào GDP quốc gia, tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giải quyết thất nghiệp, đồng thời tạo được thế đứng của Việt Nam trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường mỹ tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 31 - 32)