Những tồn tại

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường mỹ tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 131 - 136)

Mặc dù đã cố gắng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhưng công ty vẫn không tránh khỏi có những vướng mắc, những tồn tại. Những tồn tại của công ty được thể hiện dưới những điểm sau:

2.6.2.1. Nghiên cứu thị trường, sản phẩm xuất khẩu

Trong những năm gần đây, công ty cổ phần dệt may Nha Trang đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, song công tác này vẫn chưa phát huy hết hiệu quả của nó. Vẫn còn hạn chế trong hoạt động này, cụ thể:

Khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng truyền thống. Mặt dù công ty cũng đã thu hút được khách hàng mới, nhưng số lượng này không nhiều và giá trị đặt hàng của khách hàng này còn rất hạn chế.

Giá cả của công ty tuy đã được hạ thấp. Song, mức giá này vẫn còn cao so với đối thủ cạnh tranh. Mặc dù Công ty đã có rất nhiều cố gắng đầu tư nâng cao chất lượng máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động của công nhân song việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài làm chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào của Công ty tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm của Công ty sản xuất cao. Do đó, giá xuất khẩu của Công ty vì thế cũng tăng lên. Hiện Công Ty Cổ Phần Dệt May Nha Trang đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia…nên việc đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty gặp nhiều khó khăn. Phía Mỹ thường đưa ra mức giá xuất khẩu mà Trung Quốc áp dụng để gây sức ép buộc Công ty phải giảm giá ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của Công ty.

=> Như vậy vấn đề đặt ra hiện nay đối với Công ty là phải tìm mọi biện pháp để giảm tối đa giá thành sản phẩm, từ đó mới có thể giảm giá xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm khăn bông của Công ty.

Sản phẩm xuất khẩu của công ty đa phần là sản xuất trên mẫu thiết kế của đối tác, do đó, công ty không thể phát huy hết năng lực thiết kế của mình. Hầu hết các sản phẩm xuất khẩu không mang logo của công ty, điều này ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu của công ty.

Công tác marketing chưa hoàn thiện: Công tác marketing của Công ty hiện nay vẫn chỉ nằm ở tình trạng chung chung trong phòng kế hoạch thị trường, hoạt động ở mức đơn giản. Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường chỉ chủ yếu được tiến hành gián tiếp thông qua nghiên cứu các tài liệu sách báo về thị trường do Bộ thương mại và các bạn hàng cung cấp, hoặc thông qua các thương vụ, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để tìm hiểu nghiên cứu thị trường. Hoạt động quảng cáo xúc tiến bán hàng chỉ đứng ở vị trí thứ yếu, Công ty không có các chương trình khuyến mãi, hoạt động quảng cáo trên báo và tạp chí chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn chưa đủ để tạo ra ấn tượng về sản phẩm của Công ty cho khách hàng. Mặc dù có tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm của Công ty song hoạt động này cũng không thể tiến hành thường xuyên được vì tính chất của các hội chợ triển lãm là chỉ tổ chức một vài lần trong năm. Hơn nữa, Công ty không đủ kinh phí để có thể tham dự nhiều các hội chợ tại nước ngoài. Do đó hạn chế rất nhiều đến khả năng thu thập thông tin về thị trường cũng như khả năng của Công ty, thông tin mà Công ty thu thập được về thị trường không có sự cập nhật liên tục và thiếu chính xác.

=> Các hoạt động xúc tiến tuy được công ty chú trọng, nhưng vẫn chưa được đẩy mạnh. Điều này làm cho công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới cũng như gây khó khăn trong việc giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Chính vì vậy khả năng nắm bắt nhu cầu, mong muốn của khách hàng vẫn còn hạn chế. Vì vậy để thu hút nhiều khách hàng hơn nữa, công ty phải chú trọng đầu tư vào hoạt động xúc tiến hiệu quả, nhằm đánh bóng được tên tuổi của mình. Từ đó mở ra nhiều cơ hội phát triển cho công ty.

Vấn đề thương hiệu của Công ty chưa được coi trọng

Ngày nay thương hiệu trở thành vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vấn đề thương hiệu hiện nay đang là vấn đề nhức nhối, là bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Vì vậy vấn đề này xét thấy

không phải chỉ là hạn chế của riêng Công Ty Cổ Phần Dệt May Nha Trang mà đó là tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong những năm qua, mặc dù Công ty đã củng cố và dần nâng cao được vị thế của mình trên thị trường Mỹ. Sản phẩm của Công ty đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng Mỹ. Song điều đáng nói ở đây là ở chỗ sản phẩm khăn bông của Công ty không phải trực tiếp đến với người tiêu dùng dưới thương hiệu của Công ty mà là của các nhà phân phối Mỹ. Điều này làm cho hoạt động xuất khẩu của Công ty luôn bị phụ thuộc vào các đơn đặt hàng từ các nhà phân phối Mỹ. Họ đặt hàng thì Công ty mới xuất khẩu. Đây là một yếu tố rất bất lợi đối với Công ty và là nguyên nhân dẫn tới việc Công ty bị các đối tác Nhật Bản gây khó dễ, tạo sức ép buộc Công ty phải giảm giá thành xuất khẩu. Hơn thế nữa, hầu hết các sản phẩm xuất khẩu là mẫu mã của khách hàng, trên sản phẩm không có logo của công ty. Điều này làm hạn chế thương hiệu của công ty.

Nguyên nhân của việc công tác nghiên cứu thị trường, sản phẩm xuất khẩu còn nhiều hạn chế và chưa phát huy hết hiệu quả của nó bởi những nghiên nhân sau:

Với mối quan hệ làm ăn truyền thống, công ty cổ phần dệt may Nha Trang xuất khẩu sản phẩm dựa trên đơn đặt hàng của đối tác, mẫu mã thiết kế do đối tác chịu trách nhiệm, do đó, công tác nghiên cứu thị trường có thực hiện hiệu quả thì cũng không thể phát huy được khả năng của nó. Chính vì vậy mà tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường chưa được nhận thức triệt để, làm cho việc triển khai hoạt động này chỉ ở mức đơn giản.

Mặt khác, việc triển khai có hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường cần rất nhiều chi phí. Khoảng chi phí này được lấy từ vốn của công ty. Song, mức vốn của công ty cổ phần dệt may Nha Trang lại có hạn. Do thiếu vốn nên hoạt động marketing của Công Ty Cổ Phần Dệt May Nha Trang chưa thể phát huy tối đa. Công ty phải tự lo phát triển vốn và vay vốn Ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu. Lợi nhuận hàng năm của Công ty do hoạt động xuất khẩu mang lại là chủ yếu nên Công ty không thể đầu tư nhiều vào hoạt động nghiên cứu thị trường cũng như các hoạt động khác của công tác marketing.

Sản phẩm của công ty tuy đáp ứng được nhu cầu của đối tác. Song nóp vẫn còn hạn chề. Điều này bởi, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty mặc dù được cải tiến và nâng cấp rất nhiều song tới nay các thiết bị công nghệ dệt phục vụ cho sản xuất vẫn còn thiếu đồng bộ và còn lạc hậu. Nguyên nhân của sự hạn chế này cũng lại là do thiếu vốn. Để đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ, Công ty chủ yếu sử dụng vốn vay Ngân hàng. Vốn tự có của Công ty rất ít, lãi xuất ngân hàng cao kèm theo thủ tục hành chính rườm rà nên khả năng đầu tư đổi mới công nghệ ở Công ty còn hạn chế.

Để có thể đứng vững được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay thì yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay Công Cty Cổ Phần Dệt May Nha Trang đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực, đặc biệt là thiếu các cán bộ kinh doanh trẻ tuổi, có năng lực, có kinh nghiệm. Số lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ cao trong Công ty còn quá ít so với quy mô hoạt động của Công ty. Trình độ đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, thiếu những cán bộ trẻ năng động, đội ngũ công nhân tay nghề chưa cao còn thiếu tác phong công nghiệp trong sản xuất.

2.6.2.2. Lựa chọn đối tác giao dịch

Đối tác giao dịch của công ty chủ yếu là các khách hàng lớn, có uy tín. Chính vì vậy mà giá trị đơn đặt hàng rất lớn. Đây cũng có thể xem là hạn chế của công ty, bởi nhiều khi đơn đặt hàng với giá trị lớn công ty không thể đáp ứng kịp thời do còn hạn chế về máy móc thiết bị và chưa chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất. Hơn thế nữa việc lựa chọn đối tác mất rất nhiều thời gian, công ty cần có quá trình tìm hiểu, đánh giá kỹ về đối tác. Và điểm hạn chế này cũng xuất phát bởi nguyên nhân:

Kinh phí cho công tác này không phải là nhỏ, do đó công ty cần có vốn, mà với số vốn có hạn cho nên công ty cổ phần dệt may Nha Trang vẫn không thể đầu tư có hiệu quả cho vấn đề này

Nguồn nhân lực về nghiên cứu thị trường vẫn còn ít, chưa đủ kinh nghiệm, còn hạn chế về kỹ năng giao dịch, do đó, vấn đề lựa chọn đối tác còn mất khá nhiều

thời gian để đánh giá đối tác nào phù hợp, đảm bảo cả nhu cầu của cả hai bên, từ đó làm ảnh hưởng đến việc ký kết hợp đồng của công ty, kìm hãm hoạt động xuất khẩu của công ty.

Đối thủ cạnh tranh của công ty rất nhiều, không những trong nước mà còn cả đối thủ nước ngoài. Chính vì vậy mà cơ hội tìm kiếm đối tác giao dịch cũng ít đi và phải cạnh tranh, nổ lực nhiều hơn.

2.6.2.3. Lập phương án kinh doanh xuất khẩu

Một phương án kinh doanh xuất khẩu tốt sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty. Phương án kinh doanh lập ra cần xem xét kỹ về số lượng, chất lượng, giá cả và giá trị xuất khẩu. Hạn chế ở đây có thể đề cập đến, đó là:

Giá cả: vì không chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước, hầu hết nguyên liệu đều nhập từ nước ngoài. Chính vì vậy một sự thay đổi nhỏ của tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng lớn đến giá cả nguyên liệu nhập vào, từ đó làm cho chi phí đầu vào tăng cao.

Số lượng sản phẩm: vì không chủ động được nguồn nguyên liệu nên việc sản xuất đầy đủ số lượng sản phẩm cho đối tác là một việc hết sức khó khăn. Sự thiếu hụt về số lượng xuất khẩu sẽ ảnh hướng đến uy tín của công ty.

=> Nguyên nhân của hạn chế này là do: Ngành dệt may nói chung và công ty cổ phần dệt may nói riêng chưa chủ động được việc tìm nguồn nguyên liệu trong nước mà phải nhập từ nước ngoài.

Công việc lập phương án kinh doanh của công ty thường do các nhân viên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đảm nhận bởi họ là những người am hiểu về tình hình của Công ty. Tuy nhiên do công tác nghiên cứu thị trường của Công ty vẫn chưa được chú trọng đầu tư và mang tính chất chuyên sâu nên việc lập phương án kinh doanh của Công ty chưa sát với thực tế mà thị trường đang cần và đôi khi phương án kinh doanh không mang lại hiệu quả cao như mong muốn gấy tổn thất cho Công ty.

2.6.2.4. Phương thức giao dịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty cổ phần dệt may Nha Trang chủ yếu sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp. Với hình thức này công ty có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Nhưng công ty sẽ sản xuất theo mẫu mã của khách hàng, do đó công ty khó có thể giới thiệu mẫu mã thiết kế của mình. Chỉ với hình thức xuất khẩu trực tiếp, công ty không thể phát triển hết năng lực của mình.

Mặt khác đây là hình thức khá rủi ro, chi phí tiếp thị thị trường nước ngoài cao. Xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi có những cán bộ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: giỏi về giao dịch đàm phán, am hiểu và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo, có như vậy mới đảm bảo kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp có hiệu quả. Nhưng hiện nay cán bộ xuất nhập khẩu có trình độ, kinh nghiệm của công ty còn rất hạn chế, do đó khi tham gia ký kết hợp đồng dễ bị mắc sai lầm.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường mỹ tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 131 - 136)