Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường mỹ tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 45 - 161)

2.1.6.1. Thuận lợi

 Các nước trên thế giới và Việt Nam đã dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế

 Sự chỉ đạo sát sao và hiệu quả của hội đồng quản trị, sự hỗ trợ tích cực từ Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú

 Sự nỗ lực cố gắng của Ban Điều hành công ty và cán bộ quản lý các cấp

 Sự đoàn kết gắn bó, tinh thần làm việc, ý thức trách nhiệm, văn minh văn hóa doanh nghiệp của tập thể cán bộ công nhân viên và người lao động của công ty ngày càng tốt hơn

 Tạo lập được thị trường tiêu thụ vững chắc và uy tín

 Sự phối hợp ngày càng hiệu quả hơn từ nhà cung ứng đến tổ chức sản xuất và kinh doanh

2.1.6.2. Khó khăn

 Tình hình kinh tế - tài chính thế giới và trong nước vẫn chưa ổn định, giá cả tăng cao, lãi xuất và tỉ lện biến động, khan hiếm ngoại tệ kéo dài, lạm phát tăng cao

 Một số thiết bị máy móc của công ty đã cũ và lạc hậu sau một thời gian dài sử dụng

 Số lao động lớn tuổi có chuyên môn tay nghề cao nghỉ việc nhiều, công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên trách ngành Dệt, Nhuộm, May gặp rất nhiều khó khăn

 Cán bộ quản lý chuyên môn thiếu, đôi lúc chưa thích ứng với cơ chế quản lý điều hành mới

 Tình hình thế giới ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường

 Tình hình biến động giá Nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng, điện và các chi phí khác ngày càng tăng cao

 Thiếu cán bộ chuyên ngành đáp ứng nhu cầu của sản xuất hiện tại và cho các dự án trong đầu tư

2.1.6.3. Phương hướng phát triển trong thời gian tới

Nền kinh tế ngày càng phát triển, tính cạnh tranh ngày càng trở nên gây gắt. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp muốn có chỗ đứng trên thị trường và phát triển chỗ đứng đó điều đặt ra cho mình những mục tiêu, kế hoạch, đồng thời con đưa ra các giải pháp để có thể đạt được các mục tiêu và kế hoạch đó. Là một công ty lớn, hiện đang có chỗ đứng trên thị trường, công ty cổ phần dệt may Nha Trang cũng vạch ra cho mình phương hướng phát triển trong thời gian tới. Và những nội dung này được bàn bạc, thảo luận rất kỹ trong cuộc họp “ Đại hội đồng cổ đông thường niên của công ty ”.

Bước sang năm 2012, tính cạnh tranh ngày càng gây gắt hơn, thông qua nhận định tình hình cho thấy rằng năm 2012 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra trong bối cảnh có những thuận lợi và khó khăn cơ bản như sau:

Thuận lợi:

Thị trường dệt may thế giới có nhiều tín hiệu chuyển động tích cực có lợi cho ngành dệt may Việt Nam.

Sự chỉ đạo sau sát của Hội đồng quản trị công ty, sự hỗ trợ tích cực từ Tổng công ty, sự quyết tâm của tập thể ban điều hành công ty, cán bộ quản lý các cấp và sự nổ lực cố gắng của người lao động.

Có được thị trường và khách hàng tiêu thụ hàng may mặc vững chắc, uy tín. Sự phối hợp ngày càng nhịp nhàng và hiệu quả hơn từ cung ứng đến tổ chức sản xuất và kinh doanh

Khó khăn:

 Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường

 Tình hình biến động giá: giá nguyên liệu, vật tư, phụ tùng, điện và các chi phí khác ngày càng tăng cao.

 Lãi suất ngân hàng còn ở mức cao, tỷ giá ngoại tệ hàm chứa nhiều rủi ro

 Lực lượng lao động biến động, đặt biệt là lao động lớn tuổi có chuyên môn tay nghề cao, thiếu cán bộ có chuyên môn chuyên ngành đáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện tại và cho các dự án đầu tư, công tác tuyển dụng lao động ngày càng khó khăn.

 Sau khi nhận định tình hình năm 2012, cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra vào lúc 14h00 phút, ngày 25/4/2012 đã đưa ra phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới như sau:

Mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012

 Tạo sự phát triển mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh sợi theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hóa và chuyên môn hóa để trở thành một doanh nghiệp sản xuất sợi hàng đầu của cả nước.

 Phát triển thị trường, đẩy mạnh sản xuất hàng may mặc dệt kim xuất khẩu.

 Nâng cao thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

 Bảo đảm sựu phát triển bền vững của doanh nghiệp, tang cường sức mạnh cạnh tranh.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2012

TT Nội dung ĐVT Thực hiện

năm 2011 Kế hoạch năm 2012 % so sánh 2012/2011 1 Doanh thu Tỷ đồng 807 1.100 136,29 2 Nộp Ngân sách Tỷ đồng 15,6 16 102,5 3 Kim ngạch XK và phục vụ XK Triệu USD 9,9 12,00 121

4 Kim ngạch Nhập khảu Triệu USD 9,9 7,0 70,7

5 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 49,38 30,00 60,75

6 Thu nhập bình quân Triệu đ/

người/tháng 3,1 3,4 109,68

7 Tỷ lệ cổ tức % 16 16 100

Trích biên bản đại hội “ hội đồng cổ đông thường niên năm 2012”

Chương trình và giải pháp chủ yếu:

Chương trình đầu tư phát triển

Ngành sợi: 9,5 tỷ đồng

 Đầu tư thiết bị bổ sung và quy hoạch chuyên biệt dây chuyền: 3,5 tỷ đồng.

 Đầu tư nâng cao chất lượng sợi(4 máy ghép Autolleveler): 6,0 tỷ đồng.

Ngành dệt nhuộm may: 13,2 tỷ đồng

 Đầu tư nâng cao năng lực dệt kim(5 máy dệt kim tròn và 15 máy dệt kim phẳng): 7,2 tỷ đồng.

 Cải tạo máy Ram của Xưởng Nhuộm: 1 tỷ đồng.

 Đầu tư giai đoạn 1 nâng cao năng lực may(4 chuyền may): 5 tỷ đồng. => Tổng cộng: 22,7 tỷ đồng

Chương trình phát triển thị trường

 Ngành sợi: phối hợp với Tổng công ty để tổ chức sản xuất kinh doanh ngành Sợi một cách hiệu quả, tiếp tục khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ sợi

cho hai nhà máy Sợi 1, Sợi 2 và nhà máy sợi mới, có chính sách phù hợp để phát triển số lượng khách hàng truyền thống – định trên cơ sở xây dựng các mặt hàng truyền thống – đặc thù có tính cạnh tranh cao, gia tăng tỷ trọng xuất khẩu, nghiên cứu sản xuất một số mặt hàng mới có giá trị gia tăng cao.

 Ngành Dệt Nhuộm may: tập trung ưu tiên nguồn lực để phát triển mở rộng thị trường, khách hàng tiêu thụ hàng may mặc xuất khẩu, nghiên cứu sản xuất nhiều mặt hàng và mẫu mã mới để tiếp cận thêm những đơn hàng mới, tăng sản lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh Dệt Nhuộm may.

Công tác sản xuất

 Ngành sợi:

 Tiếp tục quy hoạch lại sản xuất theo hướng chuyên biệt giữa các dây chuyền Cotton, Polyester, P/C.

 Ổn định nguyên liệu bông xơ đáp ứng yêu cầu sản xuất, giảm thiểu thời gian lên xuống máy góp phần nâng cao năng suất, hiệu suất và tỷ lệ chế thành.

 Bảo đảm chất lượng sản lượng sản phẩm, giữ vững uy tín với khách hàng.

 Tập trung các giải pháp nâng cao năng suất lao động, hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, thực hành các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành.

 Ngành Dệt Nhuộm may:

 Tiếp tục nguyên cứu và áp dụng các giải pháp công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất dệt nhuộm để bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời và đồng bộ vải cho may mặc với chất lượng bảo đảm và chi phí thấp nhất.

 Điều độ, phân bổ tiến độ giao hàng và tổ chức sản xuất hợp lý các nhà máy may để bảo đảm tiến độ giao hàng, chất lượng sản phẩm.

 Tập trung các giải pháp để nâng cao năng suất của các chuyền may, nhanh chóng đưa năng suất của các chuyền may thuộc nhà máy May 3(mới đầu tư) đạt được định mức.

 Giám định mức tiêu hao nguyên liệu may trên cơ sở nghiên cứu sơ đồ cắt tối ưu từ khâu khổ vải dệt đến giác sơ đồ, hạn chế tối đa sản xuất dư thừa.

Công tác tuyển dụng và đào tạo

 Tuyển dụng đủ lao động để bổ sung thay thế số lao động nghỉ việc.

 Tuyển dụng lao động, cán bộ chuyên môn kỹ thuật cho các dự án đầu tư mới.

 Đào tạo lại công nhân và cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ các cấp. Tìm kiếm, liên hệ để cử người gửi đi đào tạo.

Công tác tiền lương, chế độ chính sách và chăm lo đời sống người lao động

 Tiếp tục nâng cao tiền lương và thu nhập cho CBCNV Công ty, bảo đảm đời sống của người lao động, tạo thêm sự yên tâm gắn bó làm việc ổn định lâu dài với các Công ty trên cơ sở gia tăng việc làm, nâng cao năng suất lao động, thực hành tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất.

 Có chính sách tiền lương mang tính thu hút cán bộ nhân viên giỏi đối với những ngành nghề Công ty cần nhưng khó tuyển dụng.

 Thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người lao động.

 Tiếp tục triển khai cụ thể các nội dung chương trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hòa tạo sự ổn định để phát triển. 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

2.2.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 2.2.1.1. Môi trường vĩ mô 2.2.1.1. Môi trường vĩ mô

Cũng như tất cả các hoạt động khác, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải diễn ra trong môi trường và chịu tác động không nhỏ bởi nó. Môi trường kinh doanh tầm vĩ mô thường là các nhân tố: kinh tế, chính trị xã hội, pháp luật, điều kiện tự nhiên, công nghệ, văn hóa... các nhân tố này phần lớn tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua gián tiếp nhưng có ảnh hưởng lớn. Vì vậy mà một Công ty sản xuất kinh doanh những mặt hàng được xem là nhạy cảm cần phải nắm bắt hoạt động có hiệu quả.

2.2.1.1.1. Môi trường kinh tế

Toàn cầu hoá đang là một thực tế, các quốc gia đang cấu trúc lại nền kinh tế, tổ chức lại thị trường cho nên nước ta không thể đứng ngoài xu thế chung đó, phải hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường, tranh thủ vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tăng việc làm, tăng trưởng kinh tế, học tập kinh nghiệm quản lý và hơn thế nữa cùng với khu vực và thế giới vững bước tiến tới nền kinh tế tri thức.

Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế:

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đặc biệt là sau khi gia nhập vào WTO, việc giao thương với các nước trên trường quốc tế ngày càng được mở rộng. Đây là cơ hội lớn cho các ngành nghề, đặc biệt là đối với ngành dệt may.

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vượt 15,6 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng trên 38%, mức cao nhất trong 5 năm qua. Chỉ riêng thị trường châu Âu cũng đã đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 2,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của châu Âu.

Mục tiêu ngành dệt may đề ra trong năm nay là sẽ nỗ lực tăng mức xuất khẩu các sản phẩm dệt may sang châu Âu lên 2,7 tỷ USD.

=> Nằm trong sự phát triển chung đó, công ty cổ phần dệt may Nha Trang có thêm nhiều cơ hội để phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Lãi suất ngân hàng:

Muốn mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất thì các doanh nghiệp cần phải có số vốn đầu tư lớn. Và để đáp ứng điều này, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay điều vay vốn ngân hàng. Hơn thế nữa, ngân hàng là nơi giao dịch của các doanh nghiệp trong nước với nhau và giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Do đó, những chính sách của ngân hàng, đặc biệt là mức lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp.

Việt Nam được đánh giá có mặt bằng lãi suất cao hàng đầu khu vực. Trong khi nhiều nước trong khu vực lãi suất chỉ xoay quanh ngưỡng 6.5% thì 2010 lãi suất cho vay ngắn hạn cao nhất Việt Nam ở mức từ 18-20%/năm, sang 2011, đó bị đẩy

lên mức 27-28%/năm, thậm chí tiệm cận 30%/năm và chốt ở 18,3% vào cuối năm. Theo dự báo của một số chuyên gia, lãi suất cho vay trong năm 2012 sẽ được kéo xuống ở mức 13-14%, dù vẫn cao nhưng cũng giảm bớt đáng kể gánh nặng mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang phải gánh. Từ đó sẽ gây ra khó khăn về vay vốn đầu tư cho công ty.

Lạm phát

Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty dệt may Việt Nam nói chung cũng như công ty cổ phần dệt may Nha Trang nói riêng. Năm 2011, mức lạm phát nước ta đã lên đến 18.15, với mức lạm phát này đã đẩy chi phí đầu vào cho cho mặc hàng may mặc tăng cao, làm cho hoạt động sản xuất của công ty gặp nhiều khó khăn, và hạn chế trong việc mở rộng sản xuất.

Hơn thế nữa, làm phát làm cho giá cả của tất cả các mặt hàng tăng cao, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, và có thể thấy rằng sức mua của người dân đối với mặt hàng may mặc giảm rõ rệt. Đó là đối với thị trường nội địa, Còn đối với thị trường nước ngoài, mặc dù chi phí đầu vào tăng nhanh nhưng giá xuất khẩu không tăng theo được, bởi lẽ nếu tăng giá quá cao công ty sẽ giàm khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Từ đó có thể thấy rằng, lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của công ty cổ phần dệt may Nha Trang. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là công ty phải có chính sách sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu đầu vào, để có thể giảm được chi phí sản xuất mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Tỷ giá hối đoái

Xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của công ty cổ phần dệt may Nha Trang, do đó những biến động tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công ty

2.2.1.1.2. Môi trường chính trị pháp luật

Trong quyết định 36/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu

cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Do đó, ngành may Việt Nam trong thời gian tới sẽ được ưu tiên phát triển. Dệt may vốn là một lĩnh vực khá nhạy cảm trong quan hệ thương mại của các quốc gia. Hàng may mặc của Việt Nam với ưu thế giá thành thấp vừa là yếu tố cạnh tranh so với hàng xuất khẩu của các quốc gia khác, nhưng cũng lại là một hạn chế do dễ bị các nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá. Năm 2007, hàng may mặc của Việt Nam đã bị Mỹ thực hiện điều tra về bán phá giá vào thị trường này.

Mặc dù Mỹ đã kết luận là Việt Nam không thực hiện bán phá giá vào Mỹ, nhưng hàng may mặc của Việt Nam vẫn bị giám sát khi xuất khẩu vào Mỹ trong năm 2008. Đây sẽ là một trong những khó khăn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là năm 2008.

Theo Quyết định Số 148 / QĐ - TTg của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách phát triển một số Ngành Công nghiệp phụ trợ, trong đó có hàng May mặc và phụ liệu may mặc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường mỹ tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 45 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)