Hàng hoá khi vượt qua biên giới quốc gia để xuất khẩu đều phải làm thủ tục Hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bước:
Khai báo hải quan: doanh nghiệp khai báo tất cả các đặc điểm của hàng hoá xuất khẩu về số lượng, chất lượng, giá trị, tên, phương tịên vận chuyển, nước nhập khẩu. Cácchứng từ kèm theo : như giấy phép xuất khẩu, bảng chi tiết..
Xuất trình hàng hoá để kiểm tra và tính thuế.
Thực hiện các quyết định của hải quan. 1.6.6.8. Giao hàng lên tàu
Trong khâu này doanh nghiệp phải đăng ký với người vận tải và nhận hồ sơ xếp hàng, sau đó gặp gỡ các cơ quan điều động của cảng để nhận lịch xếp hàng, bố trí các phương tiện vận tải đưa hàng hoá vào cảng, xếp hàng lên tàu và sau đó lấy vận đơn.
1.6.6.9.Thanh toán
Thanh toán là bước cuối cùng thực hiện một hợp đồng xuất khẩu nếu như không có sự tranh chấp và khiếu nại. Đó là thước đo, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong xuất khẩu hàng hoá, bên nhập khẩu có thể thanh toán cho bên bán bằng nhiều phương thức khác nhau. Ví dụ như phương thức chuyển tiền; phương thức nhờ thu; phương thức tín dụngchứng từ. 1.6.6. 10. Giải quyết khiếu nại ( nếu có )
Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu có thể xảy ra những vấn đề phức tạp làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hợp đồng trong những trường hợp đó, hai bên cần thiện trí trao đổi, thảo luận để giải quyết. Nếu giải quyết không thành thì tiến hành các thủ tục kiện đối tác lên trọng tài. Việc khiếu nại phải tiến hành một cách kịp thời tỷ mỉ dựa trên những căn cứ của chứng từ kèm theo. 1.6.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là quan trọng và rất cần thiết. Nó cho phép doanh nghiệp xác định hiệu quả của mỗi hợp đồng xuất khẩu cũng như mỗi giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhờ các đánh giá đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp đối với việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu tiếp theo cũng như thời gian hoạt động xuất khẩu tiếp theo. Để đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp có thể sử dụng hai loại chỉ tiêu sau:
1.6.7.1. Các chỉ tiêu định tính
Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường: kết quả này có được sau một thời gian nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình, kết quả này biểu hiện ở thị trường xuất khẩu có của doanh nghiệp, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, khả năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu… Các kết quả này chính là những thuận lợi quá trình mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ cho quá trình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lớn hơn.
Kết quả về mặt xã hội: những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho đất nước. Do vậy, doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, kinh doanh những mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và không xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước cấm.
1.6.7.2. Các chỉ tiêu định lượng Lợi nhuận xuất khẩu
Đây là chỉ tiêu có tính chất tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động xuất khẩu. Lợi nhuận thực tế càng lớn thì hoạt động của công ty càng cao.
P = TR - TC : Lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu
TR : Tổng doanh thu thu được từ hoạt động xuất khẩu
TC: Tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu
Từ công thức trên ta thấy để tăng lợi nhuận xuất khẩu thì có phương pháp: tăng doanh thu hoặc giảm chi phí xuất khẩu Tỷ suất ngoại tệ (hiệu quả kinh tế của xuất khẩu)
Tỷ xuất ngoại tệ = TR/TC nếu tỷ xuất ngoại tệ > 1 có hiệu quả và < 1 thì chưacó hiệuTỷ suất lợi nhuận xuất khẩu: Là chỉ tiêu hiệu quả tương đối. Nó có thể tính theo 2 cách
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
p: Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu
TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
TC: Tổng chi phí từ hoạt động xuất khẩu
Nếu p > 0 thì doanh nghiệp đạt hiệu quả trong xuất khẩu hàng hoá còn
Nếu p < 0 doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả trong. 1.7. Đặc điểm ngành dệt may Việt Nam
1.7.1. Đặc điểm
Ngành dệt may là một trong các ngành đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người ( ăn, mặc, ở ). Chính vì vậy, đây là ngành ra đời và phát triển rất sớm. Từ thế kỷ thứ 17, với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật đã đưa ngành này sang giai đoạn phát triển mới: giai đoạn sản xuất đại trà trên các dây chuyền sản xuất công nghiệp. Đến nay, ngành dệt may đã thành công không chỉ đáp ứng nhu cầu mặc của con người mà cao hơn là đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người.
Dệt may là ngành mà sản phẩm của nó thuộc nhóm sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nên khả năng tiêu dùng là rất lớn. Nó cũng là ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động. Mà lao động lại không đòi hỏi trình độ cao nên không cần nhiều vốn để đầu tư. Mặt khác, khả năng thu hồi vốn nhanh nên đây là ngành phù hợp với các nước đang phát triển nơi có nhiều lao động, trình độ lao động thấp, vốn ít.
1.7.2. Vai trò của ngành dệt may Việt Nam
Trong 10 năm qua, DMVN đã có sự phát triển vượt bậc. Có thể khẳng định, DMVN có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các nước trên thế giới. Năm 2010, Việt Nam là nhà xuất khẩu dệt may đứng thứ 2 vào thị trường Mỹ, đứng thứ 3 ở thị trường Nhật Bản và thị trường châu Âu. Đây là 3 thị trường chính, rất quan trọng đối với bất kỳ một nhà xuất khẩu dệt may nào. Điều đó khẳng định, vị thế của DMVN trên thị trường thế giới đã được nâng lên rất nhiều.
Ngành Dệt may đã đứng vững trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007-2009. Mặc dù ngành Dệt may thế giới giảm sâu 12-15%, nhưng DMVN vẫn duy trì được kim ngạch xuất khẩu không giảm, mà ngược lại còn tăng được thị phần vào cả 3 thị trường chính. Chính trong khủng hoảng, Việt Nam vươn lên chiếm vị trí thứ 2 về thị phần tại Mỹ.
Sau khi có tín hiệu phục hồi khủng hoảng, riêng năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của DMVN đã tăng 21,7%. Trước khủng hoảng, kịch bản của DMVN là xuất khẩu đạt 9,1 tỉ USD năm 2008, 10,2 tỉ năm 2009 và 11,5 tỉ năm 2010. Do khủng hoảng tài chính toàn cầu, DMVN mất đi 1 năm không tăng (năm 2009 chỉ đạt 9,2 tỉ USD), nhưng hết 2010, đã được 11,2 tỉ. Tức là trong năm 2010, DMVN đã gần như bù lại được mức tăng 1 năm chịu ảnh hưởng của khủng hoảng, khắc phục được 80% hiệu ứng của khủng hoảng và đến hết 2012 sẽ quay trở lại kế hoạch chiến lược, phấn đấu đạt khoảng 12,9 tỉ USD (kế hoạch trước kia là 13 tỉ USD). Đặc biệt là với kết quả xuất khẩu năm 2010, DMVN đã lọt vào Top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, về đích sớm 4 năm so với kế hoạch.
=> Dệt may được xem là một ngành mũi nhọn, đóng góp rất lớn vào GDP quốc gia, tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giải quyết thất nghiệp, đồng thời tạo được thế đứng của Việt Nam trên trường quốc tế.
1.7.3. Định hướng phát triển ngành dệt may giai đoạn 2010-2020
Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị Triển khai chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định: “Đến năm 2015 và 2020, ngành công nghiệp dệt may vẫn tiếp tục là ngành công nghiệp trọng yếu trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam.
Vì vậy mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010 là tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 16-18%, giai đoạn 2011-2020 từ 12-14%. Doanh thu của ngành sẽ là 22,5 tỷ USD vào năm 2010 và 33 tỷ USD năm 2020. Các mục tiêu chiến lược này chính là đoạn đường dài mà muốn đi được, dệt may Việt Nam phải khắc phục cho được những khó khăn về: nguồn nguyên phụ liệu, nguồn vốn, nguồn nhân lực, năng suất lao động, môi trường… đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)…”
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NHA TRANG
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần dệt may Nha Trang 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên công ty : Công Ty Cổ Phần Dệt May Nha Trang
Tên viết tắt : NHATEXCO
Tên quốc tế : Nhatrang Textile And Garment Joint Stock Company
Địa chỉ : 1447 Quốc lộ 1, thôn Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, Tp Nha Trang, Khánh Hòa Điện thoại : 058.3831.881 - 058.3831.053 Fax : 058.3831.052 Email : info@detnhatrang.com.vn detnhatrang@dng.vnn.vn Website : http://www.nhatrangtex.com.vn http://www.detnhatrang.com.vn Mã số thuế : 4200237973
Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ : Số 54 Tôn Thất Tùng – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.383 96780
Fax: 08.383.56835
Chi nhánh tại Hà nội:
Địa chỉ :Số 378 Nguyễn Thị Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – TPHN
Điện thoại: 04.386.26475
Fax: 0438.624.834
Theo Hiệp định ký kết giữa hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, Công ty tiền thân là Nhà Máy Sợi Nha Trang được Nhật Bản giúp thiết kế và đầu tư xây
dựng mới với toàn bộ nhà xưởng, trang thiết bị và dây chuyền kéo Sợi hiện đại , đồng bộ từ năm 1979, đến tháng 10 năm 1982, Nhà Máy Sợi chính thức hình thành và đi vào hoạt động với quy mô 100,000 cọc sợi và 800 roto OE, mỗi năm cung cấp ra thị trường 10000 tấn sợi chất lượng cao. Công ty có chức năng chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh với sợi là sản phẩm chủ yếu
Qua thời gian, với sự lớn mạnh, khả năng uy tín và nhu cầu thị trường, từ năm 1992 Nhà Máy Sợi Nha Trang đã tiến hành đầu tư thêm các nhà máy dệt nhuộm và may mặc . Từ đó Nhà Máy Sợi Nha Trang được đổi tên thành Công ty Dệt Nha Trang theo quyết định số 231/ CNn – TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ Công nghiệp
Từ năm 1990, Công ty mở rộng thêm các nhà máy Dệt – Nhuộm – May, các phân xưởng mới đi vào hoạt động đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định góp phần giữ vững và khẳng định vị trí của công ty trong tình hình mới
Căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp cũng như xét thấy vai trò đặc biệt trong việc chỉ đạo của Nhà Nước, Công ty Dệt Nha Trang chọn chính thức cổ phần hóa theo quy định tại điều 3 Nghị định 187/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ là bán một phần cổ phần Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Do vậy từ ngày 1/10/2006 Công ty Dệt Nha Trang đổi tên thành Công ty Dệt May Nha Trang
Công Ty Cổ phần Dệt May Nha Trang nằm ở phía Tây Bắc thành phố Nha Trang, cách trung tâm thành phố 10km, với diện tích 26ha, Công ty có 6 nhà máy, 2 xưởng, một xí nghiệp thành viên
Từ ngày thành lập đến nay, Công Ty Cổ Phần Dệt May Nha Trang đã đạt vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh, nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ. Ghi nhận những thành tích đó, Công ty đã được tặng thưởng 02 huân chương chiến công Hạng Nhất và Hạng Ba, 03 Huân chương lao động Hạng Nhất, Nhì, Ba, và nhiều thành tích thi đua xuất sắc khác.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tầm nhìn chiến lược 2.1.2.1. Chức năng 2.1.2.1. Chức năng
Công ty Dệt May Nha Trang là một doanh nghiệp cổ phần có vốn sở hữu Nhà nước, là thành viên hạch toán độc lập với Tổng công ty Dệt May Việt Nam, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước với các chức năng sau :
Tổ chức sản xuất kinh doanh hàng sợi, dệt, may mặc theo kế hoạch của Tổng công ty và theo yêu cầu của thị trường
Ngoài ra công ty tổ chức hoạt động đầu tư cung ứng tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu trực tiếp cho các tổ chức trong và ngoài nước, nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến và các hoạt động kinh doanh ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Công ty Cổ phần Dệt May Nha Trang có các nhiệm vụ sau đây :
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch phát triển 5 năm, hàng năm phù hợp với nhiệm vụ của Tổng công ty giao và nhu cầu thị trường, ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng
Đổi mới và nâng cao máy móc thiết bị, lập chương trình nâng cấp sửa chữa thiết bị cũ, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn
Thực hiện các quy định của Nhà Nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường,quốc phòng an ninh quốc gia
Có nhiệm vụ thực hiện đúng chế đọ và quy định về quản lý vốn, tài sản và các quỹ kế toán
Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước
Tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật
Có nhiệm vụ công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan các hoạt động của công ty theo quy định của Chính phủ và Nhà nước
Thực hiến đúng chế độ và quy định về quản lý Vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà Nước quy định
2.1.2.3. Tầm nhìn chiến lược
Hưởng ứng Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 14-3-2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển Ngành Công nghiệp Dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Trước những chủ trương lớn của Tập đoàn Dệt May Việt nam và Tổng Công ty CP Phong Phú,; nắm bắt cơ hội thị trường trong thời gian tới....Công ty Cổ phần Dệt May Nha trang đang tập trung phát triển những dự án xây dựng nhà máy Sợi, May mặc .... hướng đến phát triển thành Trung tâm Dệt may Miền Trung tại Nha trang Khánh hòa.
Song song với ngành nghề chính là Dệt May, Công ty CP Dệt May Nha Trang còn liên doanh liên kết trong các lĩnh vực Tài chính và Bất động sản.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh 2.1.3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý 2.1.3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý công ty Dệt may Nha Trang
Quan hệ chỉ đạo từ trên xuống Quan hệ ngang hàng, hỗ trợ
Hội đồng quản trị
Do Đại hội đồng Cổ đông bầu chọn, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, các phòng ban cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có nhiệm vụ phối hợp với Ban Giám đốc và ban kiểm soát để điều hành công ty
Tổng Giám đốc
Lãnh đạo và quản lý chung mọi hoạt động của Công ty, tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và chiến lược đầu tư phát
triển, Chủ trì các cuộc họp quan trọng như : Xem xét lãnh đạo, giao ban, sơ kết, tổng kết, đầu tư. Trực tiếp lãnh đạo và phụ trách các lĩnh vực :
Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và thị trường
Công tác tài chính – kế toán - kiểm toán