Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường mỹ tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 51 - 52)

Toàn cầu hoá đang là một thực tế, các quốc gia đang cấu trúc lại nền kinh tế, tổ chức lại thị trường cho nên nước ta không thể đứng ngoài xu thế chung đó, phải hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường, tranh thủ vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tăng việc làm, tăng trưởng kinh tế, học tập kinh nghiệm quản lý và hơn thế nữa cùng với khu vực và thế giới vững bước tiến tới nền kinh tế tri thức.

Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế:

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đặc biệt là sau khi gia nhập vào WTO, việc giao thương với các nước trên trường quốc tế ngày càng được mở rộng. Đây là cơ hội lớn cho các ngành nghề, đặc biệt là đối với ngành dệt may.

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vượt 15,6 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng trên 38%, mức cao nhất trong 5 năm qua. Chỉ riêng thị trường châu Âu cũng đã đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 2,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của châu Âu.

Mục tiêu ngành dệt may đề ra trong năm nay là sẽ nỗ lực tăng mức xuất khẩu các sản phẩm dệt may sang châu Âu lên 2,7 tỷ USD.

=> Nằm trong sự phát triển chung đó, công ty cổ phần dệt may Nha Trang có thêm nhiều cơ hội để phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Lãi suất ngân hàng:

Muốn mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất thì các doanh nghiệp cần phải có số vốn đầu tư lớn. Và để đáp ứng điều này, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay điều vay vốn ngân hàng. Hơn thế nữa, ngân hàng là nơi giao dịch của các doanh nghiệp trong nước với nhau và giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Do đó, những chính sách của ngân hàng, đặc biệt là mức lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp.

Việt Nam được đánh giá có mặt bằng lãi suất cao hàng đầu khu vực. Trong khi nhiều nước trong khu vực lãi suất chỉ xoay quanh ngưỡng 6.5% thì 2010 lãi suất cho vay ngắn hạn cao nhất Việt Nam ở mức từ 18-20%/năm, sang 2011, đó bị đẩy

lên mức 27-28%/năm, thậm chí tiệm cận 30%/năm và chốt ở 18,3% vào cuối năm. Theo dự báo của một số chuyên gia, lãi suất cho vay trong năm 2012 sẽ được kéo xuống ở mức 13-14%, dù vẫn cao nhưng cũng giảm bớt đáng kể gánh nặng mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang phải gánh. Từ đó sẽ gây ra khó khăn về vay vốn đầu tư cho công ty.

Lạm phát

Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty dệt may Việt Nam nói chung cũng như công ty cổ phần dệt may Nha Trang nói riêng. Năm 2011, mức lạm phát nước ta đã lên đến 18.15, với mức lạm phát này đã đẩy chi phí đầu vào cho cho mặc hàng may mặc tăng cao, làm cho hoạt động sản xuất của công ty gặp nhiều khó khăn, và hạn chế trong việc mở rộng sản xuất.

Hơn thế nữa, làm phát làm cho giá cả của tất cả các mặt hàng tăng cao, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, và có thể thấy rằng sức mua của người dân đối với mặt hàng may mặc giảm rõ rệt. Đó là đối với thị trường nội địa, Còn đối với thị trường nước ngoài, mặc dù chi phí đầu vào tăng nhanh nhưng giá xuất khẩu không tăng theo được, bởi lẽ nếu tăng giá quá cao công ty sẽ giàm khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Từ đó có thể thấy rằng, lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của công ty cổ phần dệt may Nha Trang. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là công ty phải có chính sách sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu đầu vào, để có thể giảm được chi phí sản xuất mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Tỷ giá hối đoái

Xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của công ty cổ phần dệt may Nha Trang, do đó những biến động tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công ty

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường mỹ tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 51 - 52)