Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 67 - 127)

B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠ

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty

2.1.1 Môi trường bên ngoài

- Bối cảnh kinh tế: Hiện nay bối cảnh kinh tế của Việt Nam mang lại nhiều

dấu hiệu lạc quan cho các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ở mức cao: GDP năm 2009 là 5,3%, năm 2010 tăng lên 6,78%, sang năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010 mức tăng này thấp hơn gần 1% so với 6,78%. Mặc dù bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng nước ta vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định, nằm trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực.

Một nhân tố nữa là tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát năm 2011 lên tới 18,6% . Tỷ lệ lạm phát tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Tỷ lệ lạm phát tăng đồng nghĩa với giá cả các yếu tố đầu vào tăng lên, làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng. Điều này cũng có tác động lớn đến hoạt động quản trị nhân lực trong việc cắt giảm nhân viên, giảm giờ làm,… để giảm bớt chi phí. Đồng thời phải có biện pháp tăng lương để người lao động có thể đáp ứng được cuộc sống vật chất lẫn tinh thần.

- Thị trường lao động và các đặc điểm riêng ở địa phương và khu vực:

Khánh Hòa là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên trên đất liền là 5,205 Km2, có vùng biển đảo rộng lớn. Khánh Hòa có ba khu vực phát triển kinh tế trọng điểm là Vịnh Cam Ranh, Vịnh Vân Phong và Vịnh Nha Trang có ý nghĩa hết sức to lớn về quân sự và kinh tế. Tỉnh đã hình thành và phát triển các khu công nghiệp như: khu công nghiệp Suối Dầu, cụm công nghiệp Bình Tân- Nha trang, và đang xây dựng khu công nghiệp Ninh Thủy- Ninh Phước lấy Hyundai Vinashin làm trung tâm. Khánh Hòa có nguồn nhân lực dồi dào, dân số 1,162.1 nghìn người (năm 2008). Về lực lượng lao động, Khánh Hòa có 42% dân số trong độ tuổi lao động, trên 2.1% tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên. Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm trên 25%. Chính những đặc điểm trên vừa tạo lợi thế cho

công tác quản trị nguồn nhân lực nhưng cũng vừa tạo sức ép vì có nhiều khu công nghiệp mở ra thì đòi hỏi cần nhiều nhân lực khi đó công ty phải có những chính sách để thu hút nguồn nhân lực nếu không họ sẽ chuyển sang những khu công nghiệp trong khu vực để làm việc.

- Luật lao động: có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động từ đó ảnh hưởng

đến các hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức. Luật lao động năm 2012 có sửa đổi bổ sung một số điều về mức đóng BHXH. Theo đó từ ngày 1-1-2012 mức đóng BHXH là 24% (doanh nghiệp đóng 17%, người lao động đóng 7%) so với năm 2010 chỉ đóng 22%. Bên cạnh, được hỗ trợ đóng BHXH thì người lao động còn được doanh nghiệp hỗ trợ đóng BHYT và BHTN. Thêm vào đó các quy định mới về mức lương tối thiểu tăng lên. Việc chế độ cho người lao động thay đổi liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời để có sự điều chỉnh cho phù hợp, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động.

- Khách hàng: là một phần của doanh nghiệp và là nguồn tài sản vô cùng

quý giá của doanh nghiệp. Khách hàng có thể tạo ra cơ hội cũng như ép đối với doanh nghiệp. Công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa là công ty chuyên sản xuất và cung cấp các mặt hàng thủy sản chủ yếu để xuất khẩu. Do đó sự thỏa mãn của khách hàng là tiêu chí rất quan trọng đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung cũng như các hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Vì quản trị nguồn nhân lực chính là giải quyết các vấn đề con người, những người tạo nên chất lượng sản phẩm của Công ty. Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu đòi hỏi các hoạt động quản trị nguồn nhân lực phải luôn đổi mới cho phù hợp.

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: là một trong 5 lực lượng cạnh tranh trong ngành. Hiện nay trên thị trường Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thủy sản xuất khẩu như F17, Công ty CP thủy sản Cam Ranh ….Các doanh nghiệp này cạnh tranh với Công ty từ giá bán đến giá thu mua nguyên liệu, chất lượng sản phẩm, chính sách tiếp thị và quảng bá thương hiệu. Đồng thời các đối thủ cạnh tranh này cũng gây sức ép rất lớn lên các

hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Công ty. Trước hết là về nguồn nhân lực cung ứng cho Công ty. Khác các doanh nghiệp cùng ngành xuất hiện ngày càng nhiều đồng nghĩa với việc nguồn nhân lực sẽ bị san sẻ, làm cho công tác tuyển dụng lao động trở nên khóa khăn hơn. Đồng thời, các đối thủ cạnh tranh hiện tại còn tạo sức ép trong vấn đề đãi ngộ khuyến khích người lao động. Bởi người lao động có xu hướng tìm những nơi có chế độ đãi ngộ tốt hơn, những nơi họ có điều kiện phát triển. Do đó, nếu đối thủ cạnh tranh của Công ty đáp ứng nhiều hơn các mong muốn của người lao động, họ sẽ sẵn sàng rời bỏ công ty để sang doanh nghiệp khác. Điều này đòi hỏi vấn đề lương thưởng, chế độ đãi ngộ người lao động của công ty phải có tính cạnh tranh cao.

2.1.2 Môi trường bên trong

- Mục tiêu của Công ty: Mục tiêu của Đảng bộ Công ty là phấn đấu hoàn

thành kế hoạch nhà nước giao các năm; tiếp tục phát triển mạnh về sản xuất chế biến xuất khẩu; mở rộng hình thức dịch vụ; tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và hội nhập quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, nhân tố quyết định chính là con người. Công tác quản trị nguồn nhân lực phải định hướng theo mục tiêu của công ty để có các việc làm phù hợp. Ví dụ mục tiêu tăng đầu tư đổi mới công nghệ và hội nhập quốc tế thì đòi hỏi Công ty phải đào tạo tay nghề, đào tạo các kỹ năng sử dụng máy móc hiện đại để người lao động biết cách sử dụng máy móc hiện tại từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty.

- Chiến lược nhân sự của Công ty: chiến lược nhân sự tác động trực tiếp

lên các hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Trong giai đoạn này, Công ty quyết tâm có được đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, chuyên nghiệp. Do đó, kế hoạch cụ thể của các hoạt động quản trị nguồn nhân lực là kiểm tra lại tay nghề của toàn bộ các nhân viên sản xuất, đào tạo lại những người có tay nghề yếu. Đồng thời theo kế hoạch tuyển dụng nhân sự Công ty sẽ tuyển chọn những người có đủ trình độ, chuyên môn vào những vị trí còn thiếu.

2.2 Đánh giá về cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty 2.2.1 Cơ cấu tổ chức, quản lý 2.2.1 Cơ cấu tổ chức, quản lý

Cơ cấu tổ chức, quản lý là tổng hợp các bộ phận khác nhau, có quan hệ với nhau, được chuyên môn hóa và có quyền hạn nhất định, bố trí theo từng cấp, nhằm đảm bảo thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức, quản lý chịu ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ sản xuất, đặc điểm kinh tế,trình độ năng lực quản lý, khả năng về tài chính…

Sơ đồ 8: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

: Quan hệ trực tuyến. : Quan hệ chức năng.

( Nguồn : Phòng tổ chức-hành chính)

CHỦ TỊCH CÔNG TY KIÊM GIÁM ĐỐC Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán tài vụ Văn phòng đại diện tại TP.HCM Xưởng chế biến đông lạnh Xưởng chế biến thủy đặc sản.

Theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, Chủ tịch Công ty kiêm giám đốc Công ty do Chủ tịch UBND Tỉnh bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh và pháp luật về điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Chủ tịch Công ty kiêm giám đốc có quyền hành cao nhất trong Công ty.

Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Quý.

Là người chịu trách nhiệm và có quyền hạn cao nhất trong ban lãnh đạo, điều hành hoạt động của Công ty. Giám đốc được ủy quyền cho cấp dưới và chịu trách nhiệm trong phạm vi ủy quyền của mình. Trong công ty, lệnh của giám đốc là cao nhất, tuy nhiên phó giám đốc cũng phải tôn trọng đảm bảo và phát huy quyền làm chủ và các quyền khác của cán bộ công nhân viên.

Phó Giám đốc: Ông Nguyễn Trọng Thắng.

Là người giúp việc cho Giám đốc, do Chủ tịch Công ty bổ nhiệm; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty về nhiệm vụ được giám đốc giao; điều hành Công ty thay giám đốc khi giám đốc đi vắng.

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong quản lý, điều hành công việc theo chuyên môn, nghiệp vụ riêng.

-Phòng Tổ chức - Hành chính: Trưởng phòng là Ông Hoàng Thái Tôn.

Phòng Tổ chức- hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các vấn đề có liên quan đến quản lý nhân sự và tài sản của Công ty, tổ chức sắp xếp cán bộ công nhân viên các bộ phận theo yêu cầu của sản xuất; kiến nghị với giám đốc về các vấn đề có liên quan đến lao động trong xí nghiệp như: tiền lương, kỷ luật, điều động công nhân, các chính sách xã hội theo qui định.

-Phòng Kế toán tài vụ:Trưởng phòng là bà Phạm Thị Lan.

Phòng kế toàn tài vụ chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính kế toán của Công ty; tổ chức ghi chép, theo dõi số liệu kế toán, sổ sách chứng từ trong quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ; cân đối thu chi hợp lý; báo cáo lên ban

giám đốc về tình hình sử dụng vốn, tài sản của Công ty, đề ra các kế hoạch hoạt động về tài chính và biện pháp thực hiện một cách kịp thời và hợp lý.

-Phòng kỹ thuật: Trưởng phòng là Ông Phan Xuân Điều.

Phòng kỹ thuật có chức năng quản lý về khoa học kỹ thuật, các tiêu chuẩn qui trình, qui phạm của nhà nước và của công ty, cung cấp các trang thiết bị đảm bảo an toàn chất lượng và an toàn thiết bị; nhân viên phòng có trách nhiệm về việc bảo trì, tu sửa hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất.

-Phòng kế hoạch kinh doanh: Trưởng phòng là Ông Nguyễn Lương Ích Có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhiệm vụ của phòng này là đề ra các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm đầu ra, tổ chức nguồn hàng, thực hiện các nhiệm vụ giao và nhận hàng; đề xuất các ý kiến về việc thu mua nguyên liệu, vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời ký kết hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu, các hợp đồng về thu mua nguyên liệu đảm bảo cho dây chuyền sản xuất diễn ra liên tục, kịp tiến độ sản xuất.

Các đơn vị trực thuộc.

-Xưởng chế biến đông lạnh: chuyên sản xuất và chế biến các mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

-Xưởng chế biến hàng thủy đặc sản: Chuyên sản xuất và chế biến những mặt hàng thủy sản khô để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

-Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh với chức năng, nhiệm vụ là đại diện của Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi trực tiếp thực hiện công tác xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh, là cơ sở để quảng bá, thực hiện công tác marketing.

Nhận xét: Qua sơ đồ trên ta thấy, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty phù

hợp đúng với bản chất của nền kinh tế thị trường. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất. Mối quan hệ trực tuyến chức năng giữa các phòng ban và các đơn vị sản xuất là cơ sở để tạo ra sự thống nhất và sự phối hợp đồng bộ với nhau. Tuy

nhiên, với cơ cấu tổ chức trên, Công ty phải quản lý các đơn vị trong điều kiện phân tán (văn phòng đại diện), nên gặp không ít khó khăn.

2.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất

Công ty TNHH một thành viên Xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa có cơ cấu tổ chức sản xuất như sau:

Sơ đồ 9: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty.

Nhận xét: Tổ chức sản xuất có vai trò là sự phối hợp giữa sức lao động và tư

liệu lao động sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất đề ra. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty phải phù hợp với quy mô, công nghệ sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả cao.

Tổ chức sản xuất nghiệp vụ là một mô hình sản xuất khép kín, có sự liên hệ qua lại giữa các bộ phận. Tổ thu mua thủy hải sản cung cấp cho các xưởng chế biến

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT KHẦU THỦY SẢN XƯỞNG CHẾ BIẾN ĐÔNG LẠNH TỔ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TỔ KCS ĐỘI CHẾ BIẾN I XƯỞNG CHẾ BIẾN THỦY ĐẶC SẢN TỔ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TỔ CHẾ BIẾN CÁ NGỪ XÔNG TỔ CHẾ BIẾN HÀNG THỦY SẢN ĐỘI CHẾ BIẾN II TỔ THÀNH PHẨM TỔ CƠ ĐIỆN LẠNH

xuất khẩu. Tổ sản xuất nước đá cung cấp nước đá bảo quản nguyên liệu cho các xưởng chế biến. Tổ cơ - điện –lạnh vận hành, sử dụng các thiết bị cấp đông, kho bảo quản, các thiết bị phục vụ sản xuất trong toàn Công ty. Mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị sản xuất là yếu tố thống nhất trong điều hành sản xuất. Là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty có cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý, gọn nhẹ, phù hợp với nền kinh tế thị trường và chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp. Công ty trực tiếp quản lý toàn bộ các đơn vị sản xuất và phân cấp quản lý, điều hành các đơn vị nhỏ cho các xưởng, tạo điều kiện để họ phát huy quyền tự chủ cũng như năng lực và trình độ của cán bộ cấp dưới.

2.3 Đặc điểm lao động của Công ty 2.3.1 Đặc điểm lao động 2.3.1 Đặc điểm lao động

6 4 Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Số LĐ Tỷ lệ (%) Số LĐ Tỷ lệ (%) Số LĐ Tỷ lệ (%) Số LĐ Tỷ lệ (%) Số LĐ Tỷ lệ (%) I. Tổng số lao động 460 100 487 100 508 100 27 5.87 21 4.31

• Theo cơ cấu lao động 460 100 487 100 508 100 27 5.87 21 4.31

1. LĐ gián tiếp 66 14,3 45 9,2 57 11,22 -21 -31.82 12 26.67 2. LĐ trực tiếp 394 85,7 442 90,8 451 88,78 48 12.18 9 2.04 • Theo giới tính 460 100 487 100 508 100 27 5.87 21 4.31 1. Nam 199 43,7 198 40,7 205 40.35 -1 -0.5 7 3.54 2. Nữ 261 56,7 289 59,3 303 59.65 28 10.73 14 4.84 • Theo trình độ 460 100 487 100 508 100 27 5.87 21 4.31 1. Cao học 0 0 0 0 1 0.197 0 0 1 100 2. Đại học, cao đẳng 55 12 56 11,5 58 11.42 1 1.82 2 3.57 3. Trung cấp 30 6,5 44 9 47 9.25 14 46.67 3 6.82

4. Công nhân kỹ thuật 105 22,8 32 6,6 30 6.89 -73 -69.52 -2 -6.25

5. LĐ phổ thông 270 58,7 355 72,9 372 73.23 85 31.48 17 4.79 II.Tổng sốCBQL 37 100 39 100 42 100 2 5.41 3 7.69 • Theo trình độ 37 100 39 100 42 100 2 5.41 3 7.69 1. Thạc sỹ 0 0 0 0 1 2.38 0 0 1 100 2. Đại học và CĐ 28 75.68 31 79.49 32 76.19 3 10.71 1 3.23

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 67 - 127)