2 Những nội dung chính của quản trị nguồn nhân lực
2.3.2 Công tác trả công lao động
2.3.2.1 Tiền lương
Khái niệm:
Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường.
Bản chất của tiền lương
- Về mặt kinh tế: Tiền lương là giá cả của sức lao động mà người lao động đã cung cấp cho người sử dụng lao động. Qua hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động đã cam kết trao đổi hàng hóa sức lao động: người lao động cung sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nào đó và sẽ nhận được một khoản tiền lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
- Về mặt xã hội: Tiền lương là một khoản thu nhập của người lao động để phục vụ cho các nhu cầu tối thiểu của họ ở một thời điểm kinh tế - xã hội nhất định.
Mục tiêu của hệ thống tiền lương
- Thu hút nhân viên, duy trì những nhân viên giỏi.
- Kích thích, động viên nhân viên, Thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa hoạc kỹ thuật Đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương
Sơ đồ 6: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động.
Các hình thức trả lương
Hiện nay, việc trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp được tiến hành theo hai hình thức chủ yếu: tiền lương tính theo thời gian và tiền lương tính theo sản phẩm.
a) Hình thức trả lương theo thời gian:
Có hai hình thức trả lương theo thời gian là trả lương theo thời gian đơn giản và trả lương theo thời gian có thưởng.
• Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản:Thông thường đó là mức lương tháng, được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương.
ML = x Số ngày làm việc thực tế BẢN THÂN CÔNG
VIỆC
Độ phức tạp của vị trí
công việc BẢN THÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG -Khả năng hiện tại (kiến thức và tay nghề).
-Tiềm năng cá nhân trong tương lai.
-Thâm niên và mức độ trung thành với công ty. -Mức độ hoàn thành công việc… XÃ HỘI VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG -Sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
-Chi phí sinh hoạt. -Luật pháp lao động. -Lương trung bình trên thị trường lao động của ngành…
Tiền lương của người lao động
DOANH NGHIỆP -Khả năng tài chính. -Hiệu quả kinh doanh. - Chính sách tiền lương trong từng giai đoạn -Văn hóa doanh nghiệp
MLmin x (Hệ số lượng + Tổng hệ số phụ cấp) Số ngày làm việc theo chế độ
ML : Mức lương tháng.
MLmin: Mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.
• Tiền lương theo thời gian có thưởng:
Hình thức này nhằm kích thích người lao động tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và chú ý đến khối lượng công việc được giao. Đây là hình thức tiền lương trả theo thời gian kết hợp với tiền thưởng, được chia làm hai phần:
Tiền lương theo thời gian đơn giản gồm: Lương cơ bản + các khoản phụ cấp theo chế độ khi hoàn thành công việc và đạt chất lượng.
Các khoản tiền thưởng: chi trả cho người lao động khi họ vượt hoặc giảm tỷ lệ phế phẩm hay hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
b) Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương căn cứ vào kết quả
lao động mà người lao động đã hoàn thành.
• Công thức tính đơn giá tiền lương sản phẩm
Đơn giá tiền lương sản phẩm được xác định căn cứ vào mức lương tối thiểu, cấp bậc công việc, định mức lao động và hệ số phụ cấp lao động thích hợp.
ĐGTL= ĐMsp G N Hi Hcb MLtt * * ) 1 ( * * +
Trong đó: ĐGTL : Đơn giá tiền lương cho sản phẩm (bộ phận, chi tiết, công việc). MLtt : Mức lương tối thiểu.
Hi : Hệ số phụ cấp i thích hợp.
Hcb : Hệ số cấp bậc đối với sản phẩm (bộ phận, chi tiết, công việc). ĐMsp: Định mức sản phẩm (bộ phận, chi tiết) / giờ lao động.
N : Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ. G : Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ.
• Các hình thức tính tiền lương theo sản phẩm:
- Trả lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp: = x
Tiền lương phải trả cho người lao động
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Đơn giá tiền lương theo sản phẩm
- Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức này dùng để tính lương phải trả cho công nhân phục vụ quá trình sản xuất như: nhân viên vận chuyển nguyên vật liệu, bảo dưỡng máy móc… Cách tính lương cho bộ phận này căn cứ vào kết quả của bộ phận công nhân lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm mà họ phục vụ.
- Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: Đây là hình thức trả lương sản phẩm kết hợp với tiền thưởng khi họ thực hiện công việc hoặc sản phẩm theo định mức.
- Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: Hình thức tiền lương này áp dụng cho từng bộ phận sản xuất ( của phân xưởng, dây chuyền…) nhằm khuyến khích tập thể lao động cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động…tiền lương trả cho từng bộ phận công nhân được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng.
- Khoán quỹ lương: Hình thức tiền lương này áp dụng cho các phòng ban của doanh nghiệp.
- Lương sản phẩm tập thể: Hình thức này áp dụng cho những công việc nặng nhọc, có định mức thời gian dài hoặc những công việc không thể xác định được kết quả của từng người.
2.3.2.2 Tiền thưởng
Khái niệm
Là những khoản tiền bổ sung nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối lao động . Đây là một công cụ mang tính chất khuyến khích vật chất mạnh mẽ đối với nhân viên, đồng thời cũng là một công cụ khuyến khích tinh thần cho nhân viên… Tiền thưởng khẳng định tính vượt bậc về thành tích của nhân viên đồng thời cỗ vũ cho toàn nhân viên trong doanh nghiệp phấn đấu đạt thành tích cao.
Các hình thức khen thưởng chủ yếu
- Thưởng cho cán bộ, nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao.
- Thưởng cho các cá nhân có phát minh sáng kiến nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
- Thưởng cho những người trung thành, tận tụy với doanh nghiệp.
2.3.2.3 Phụ cấp lương
Là những khoản thu nhập thêm nhằm mục đích đền bù cho các công việc chịu thiệt thòi hoặc ưu đãi cho một số công việc mang tính chất đặc biệt như: phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp làm ngoài giờ, ….
2.3.2.4 Phúc lợi
Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của người lao động, có tác động kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp. Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có: BHXH, BHYT, BHTN, hưu trí, nghỉ phép, nghỉ lễ, ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ, trợ cấp cho các nhân viên đông con hoặc có hoàn cảnh khó khăn,…
2.3.2.4 Kỷ luật lao động
Trong một doanh nghiệp để tạo sự công bằng thì phải có thưởng và phạt. Những người không thực hiện tốt nội quy của công ty hoặc có những hành vi sai trái ( quy định tại Nghị định của chính phủ số 41-CP) thì bị kỷ luật theo các hình thức như:
- Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản: áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ.
- Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức: áp dụng đối với người lao động đã bị khiển trách bằng bằng văn bản mà tái phạm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động.
- Hình thức sa thải đối với những hành vi vi phạm nặng.
2.4. Đánh giá hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
a) Năng suất lao động (W) :
Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động có ích của người lao động trong quá trình sản xuất được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động đã hao phí để sản xuất ra đơn vị sản phẩm.
Công thức phổ biến:
W=
b) Thu nhập bình quân người lao động:
Thu nhập bình quân người lao động là giá trị của tổng các khoản mà người lao động nhận được do sự tham gia của họ vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập của người lao động bao gồm tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương, và bảo hiểm xã hội trả thay lương.
Công thức tính:
TNbq=
Thu nhập bình quân người lao động phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng như các hoạt động quản trị nguồn nhân lực nói riêng.
c) Doanh thu trên 1 đồng chi phí tiền lương
DT/1đ chi phí tiền lương =
Ý nghĩa: Trong một kỳ, bình quân cứ bỏ ra một đồng chi phí tiền lương vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả chi phí tiền lương.
d) Lợi nhuận trên 1đồng chi phí tiền lương:
LN/1đ chi phí tiền lương =
Ý nghĩa: Chỉ tiêu trên cho biết trong một kỳ, bình quân cứ bỏ ra 1đ chi phí tiền lương vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tổng doanh thu Tổng số lao động Tổng thu nhập Tổng số lao động bq trong kỳ Tổng doanh thu Tổng quỹ lương Lợi nhuận Tổng quỹ lương
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV XUẤT KHẨU THỦY SẢN
KHÁNH HÒA
A . SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH MTV XUẤT KHẨU THỦY SẢN KHÁNH HÒA (KHASPEXCO).
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Tiền thân của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa (KHASPEXCO) là một Xí nghiệp Quốc doanh chuyên về khai thác, đánh bắt hải sản của tỉnh Phú Khánh. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trước tiềm năng to lớn về thủy sản tỉnh nhà, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Khánh đã khôi phục lại nghề cá và thành lập “Xí nghiệp Quốc doanh đánh cá Phú Khánh” vào ngày 14/05/1977. Đây là một đơn vị kinh tế chuyên đánh bắt, khai thác thủy hải sản, trực thuộc công ty hải sản Phú Khánh (sau này là sở Thủy sản Khánh Hòa).
Xí nghiệp được đặt ở khu vực Bình Tân, với diện tích rộng gần 10.000 m2 cộng với cơ sở vật chất ban đầu có 4 tàu vỏ gỗ có công suất 90cv do chính quyền cũ để lại.
Cuối năm 1977, tỉnh quyết định nhập 3 tàu sắt với công suất 40cv của Nhật với trang thiết bị hiện đại giao cho Xí nghiệp quản lý và sử dụng để tăng nhanh sản lượng đánh bắt và chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh. Các năm 1984-1985, Xí nghiệp đã tiến hành đóng mới 6 tàu vỏ gỗ với công suất 140cv, 6 tàu gỗ có công suất 33-45cv nhằm nâng cao năng lực khai thác thông qua đội tàu vệ tinh (tàu 400cv lúc này vừa làm nhiệm vụ khai thác, vừa làm nhiệm vụ chế biến trên biển ). Thời kỳ này Xí nghiệp được giao thêm nhiệm vụ: “Thu mua các loại thủy sản và dịch vụ vật tư hàng hóa chuyên dùng trong nghề cá”. Trong giai đoạn từ năm 1984-1987, đây là giai
đoạn Xí nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất nhờ sản lượng tôm khai thác và chế biến trên biển xuất khẩu giá trị cao.
Tháng 7/1989, tỉnh Phú Khánh được chia tách thành hai tỉnh: Phú Yên và Khánh Hòa, Xí nghiệp Quốc doanh đánh cá Phú Khánh cũng được tách làm hai: Một nửa tài sản và cán bộ công nhân viên về Phú Yên, một nửa còn lại ở Khánh Hòa và được đổi tên là: ”Xí nghiệp Khai thác và Dịch vụ Thủy Sản Khánh Hòa” theo Quyết định số 108-QĐ/UB, ngày 01/07/1989 của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.
Tài sản sau khi tách tỉnh của Xí nghiệp còn lại là 2 tàu vỏ sắt có công suất 40cv, 3 tàu vỏ gỗ có công suất 140cv và 3 tàu vỏ gỗ có công suất 45cv với tổng số lao động là 150 người. Do sản lượng khai thác tôm giảm đáng kể, đội tàu gỗ bị hư hỏng nặng, sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, Xí nghiệp đã xin phép UBND tỉnh bán thanh lý toàn bộ số tàu gỗ nói trên.
Theo nghị định 388/HĐBT, ngày 20/11/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thành lập các doanh nghiệp nhà nước và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh, Xí nghiệp Khai thác và Dịch vụ thủy sản Khánh Hòa được UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Khánh Hòa theo quyết định số 153-QD/UB, ngày 03/01/1993 của Chủ tịch tỉnh.
Như vậy, Xí nghiệp Khai thác và Dịch vụ thủy sản Khánh hòa là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài sản riêng, có tư cách pháp nhân về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về các hoạt động đó bằng toàn bộ tài sản do doanh nghiệp quản lý.
Tại thời điểm thành lập lại, Xí nghiệp có vốn điều lệ là 1.741 triệu đồng, trong đó:
-Vốn cố định: 1.593 triệu đồng. -Vốn lưu động: 148 triệu đồng.
Để hoạt động có hiệu quả hơn trong cơ chế thị trường ngoài việc sửa chữa, nâng cấp hai con tàu vỏ sắt 400cv, chuyển đổi ngành nghề từ khai thác tôm sang khai thác cá, Xí nghiệp còn mở rộng sang lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu bằng việc xây dựng xưởng chế biến đông lạnh có công suất 4 tấn cấp đông/ ngày, xây dựng cho
hai kho lạnh với sức chứa 150 tấn sản phẩm. Xí nghiệp đã tiến hành đăng ký kinh doanh xuất khẩu và đã được Bộ Thương mại chấp nhận cấp giấy phép số 305N- 1038/TM ngày 01/06/1993.
Từ một xí nghiệp khai thác thủy hải sản, hoạt động thua lỗ triền miên, nhờ mở rộng ngành nghề kinh doanh, chuyển đổi ngành nghề, bắt đầu từ năm 1993 xí nghiệp đã từng bước khôi phục và hoạt động có lãi tiến tới đầu tư mới, nâng cấp cơ sở vật chất tài sản sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu. Năm 1997, thực hiện chủ trương “đánh bắt xa bờ” của Chính phủ, Xí nghiệp đã đóng mới và đưa vào sử dụng hai tàu vỏ gỗ với công suất 300cv/chiếc, đồng thời mua lại xưởng nước mắm 50 Võ Thị Sáu nhằm đa dạng hóa sản phẩm, từng bước khẳng định được vị trí cạnh tranh của Xí nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, sau nhiều năm sản xuất kinh doanh của đội tàu đánh bắt xa bờ của Xí nghiệp làm ăn không hiệu quả, thua lỗ bình quân một năm từ 300 đến 400 triệu đồng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của Xí nghiệp, Xí nghiệp đã làm tờ trình xin UBND tỉnh Khánh Hòa bán thanh lý đội tàu khai thác xa bờ kể từ tháng 10/2004. Như vậy, sau khi bán thanh lý đội tàu khai thác xa bờ nhiệm vụ chính của Xí nghiệp hiện nay chủ yếu là chế biến thủy sản xuất khẩu và dịch vụ.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa IX) về chuyển đổi và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, năm 2005 Xí nghiệp tiến hành cổ phần hóa nhưng do tranh chấp nhà đất giữa xí nghiệp và Dòng thánh Giuse tại số 10 Võ Thị Sáu, Nha Trang từ lâu chưa giải quyết dứt điểm nên cổ phẩn hóa Xí nghiệp tạm thời chưa thực hiện được.
Do không chuyển đổi được sang Công ty cổ phần, tháng 6/2010 Xí nghiệp