Môi trường vi mô:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 45 - 127)

2 Những nội dung chính của quản trị nguồn nhân lực

2.4.2 Môi trường vi mô:

2.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh:

Hoạt động chủ yếu của công ty là xuất khẩu thủy sản. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động cũng lĩnh vực với công ty. Do vậy, công ty phải đối mặt với:

Đối thủ cạnh tranh trong nước:

Công ty phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước trong việc thu mua nguyên liệu, sự cạnh tranh về nhà cung ứng,... Hiện nay có nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản hoạt động trong và ngoài tỉnh với lịch sử hoạt động lâu dài và có quy mô lớn như Seafood Nha trang, Công ty cổ phần thủy sản Cam Ranh, Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Cần Thơ,…

Đối thủ cạnh tranh nước ngoài:

Nhìn chung, công ty cũng chịu chung số phận của toàn ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Thị trường thế giới còn quan niệm là hàng Việt Nam chất lượng kém hơn so với các nước khác. Vì vậy họ thường ép giá hơn sản phẩm của một số nước như: Thái Lan, Indonexia, Malaysia,…Hiện nay công ty đang cố gắng xây dựng cho mình một cơ cấu giá thành hợp lý, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Công ty đang tìm cách liên kết một số doanh nghiệp chế biến nhằm hỗ trợ cho nhau giảm bớt áp lực.

2.4.2.2 Nhà cung cấp:

Đối với công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản thì nguồn nguyên liệu là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nhà cung cấp nguyên liệu cho Công ty hiện nay chủ yếu là các nhà bán lẻ và các đầu nậu. Các nhà bán lẻ là những ngư dân gần cảng, gần với công ty và có mối quan hệ làm ăn từ lâu, đó là một thuận lợi cho công ty. Công ty có chính sách cung cấp các dịch vụ cho ngư dân nên khi đánh bắt được họ đem bán cho công ty và họ thường không nâng giá. Tuy nhiên, công ty cũng thường trợ giá cho ngư dân vào những mùa khan hiếm nguyên liệu.

Ngoài ra, công ty còn có các đầu nậu, chủ vựa, các cảng cung cấp nguyên liệu thường xuyên cho công ty như: Cam Ranh, Ninh Hòa, Phú Yên,… Công ty có mối quan hệ tốt với hầu hết các nhà cung cấp.

2.4.2.3 Khách hàng

Khách hàng của công ty chủ yếu là người nước ngoài ( vì trên 90% sản phẩm sản xuất ra được xuất khẩu ra trước ngoài). Khách hàng tiềm năng của Công ty là người Đài Loan, Australia, Canada, Nhật. Vì các khách hàng là người nước ngoài nên công ty khó có thể tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thực tế của khách hàng. Để có chiến lược sản phẩm phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh thì công ty cần tìm hiểu rõ môi trường văn hóa – xã hội của từng nước để hiểu rõ hơn về họ. Công ty cần chú ý đến thị trường Nhật vì sản lượng tiêu thụ và giá trị bình quân trên sản phẩm cao, và là thị trường khó tính.

2.5 Năng lực kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa sản Khánh Hòa

3

6

BẢNG 1: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY

ĐVT: Đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So Sánh 2010/2009 So Sánh 2011/2010

CHỈ TIÊU

Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % +/- % +/- %

TỔNG TÀI SẢN 40,167,498,430 100 46,833,382,231 100 57,783,920,789 100 6,665,883,801 16.60 10,950,538,558 23.38 I.TSNH 26,917,674,421 67 33,417,966,390 71.36 45,796,011,669 79.25 6,500,291,969 24.15 12,378,045,279 37.04 1. Tiền 3,693,419,325 9.2 4,830,874,772 10.32 7,006,940,576 12.13 1,137,455,447 30.80 2,176,065,804 45.04 2. Các KPT 7,350,444,058 18.3 2,736,111,288 5.84 8,474,450,736 14.67 -4,614,332,770 -62.78 5,738,339,448 209.73 3. Hàng tồn kho 11,625,851,290 28.9 25,149,592,061 53.7 29,955,184,055 51.84 13,523,740,771 116.32 4,805,591,994 19.11 4. TSNH khác 4,247,959,748 10.6 701,388,269 1.5 359,436,302 0.62 -3,546,571,479 -83.49 -341,951,967 -48.75 II. TSDH 13,249,824,009 33 13,465,415,841 28.75 11,987,909,120 20.75 215,591,832 1.63 -1,477,506,721 -10.97 1. TSCĐ 13,249,824,009 33 13,129,447,721 28.03 11,458,683,178 19.83 -120,376,288 -0.91 -1,670,764,543 -12.73 2. TSDH khác 0 0 335,968,120 0.72 529,225,942 0.92 335,968,120 100 193,257,822 57.52 Nguồn : Phòng tổ chức- hành chính

Nhận xét: Qua bảng đánh giá tình hình biến động tài sản tại Công ty ta thấy:

Trong tổng tài sản của Công ty thì TSNH chiếm tỷ trọng cao hơn sao với TSDH, cụ thể: năm 2009 TSNH chiếm 67% còn TSDH chỉ chiếm 33%, năm 2010 TSNH chiếm 71.36% còn TSDH chiếm 28.75%, đến năm 2011 TSNH chiếm tới 79.25% trong khi đó TSDH chỉ chiếm 20.75%. Điều này chứng tỏ tỏ TSNH giữ một vai trò rất quan trọng trong toàn bộ tài sản của Công ty.Vì vậy việc sử dụng TSNH sẽ quyết định lớn đến việc sử dụng tổng tài sản.Vấn đề đặt ra là làm sao sử dụng TSNH một cách hợp lý và có hiệu quả.

- Tổng tài sản có sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên qua giai đoạn 2009 - 2011, cụ thể là:

Năm 2010 tổng tài sản là 46,833,382,231 đồng, tăng 6,665,883,801 đồng tương đương tăng 16.60% so với năm 2009. Đến năm 2011 tổng tài sản là 57,783,920,789 đồng, tăng 10,950,538,558 đồng tương đương tăng 23.38% so với năm 2010. Nguyên nhân là do sự biến động tăng lên chủ yếu của tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn có sự biến động tăng giảm khác nhau nhưng không đáng kể.

Về TSNH:

TSLĐ & ĐTNH có sự biến động tăng lên qua 3 năm. Cụ thể:

Năm 2010 TSNH tăng 6,500,291,969 đồng tương đương tăng 24.15% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì TSNH tăng lên tới 12,378,045,279 đồng tương đương tăng 37.04% so với năm 2010. Trong TSNH ta thấy:

+ Hàng tồn kho chiếm tỷ trong lớn nhất, cụ thể chiếm 28.9% năm 2009, 53.7% năm 2010, 51.84% năm 2011. Hàng tồn kho có sự biến động tăng lên qua giai đoạn 2009 – 2011 như sau: năm 2010 hàng tồn kho tăng 13,523,740,771 đồng tương đương tăng 116.32% so với năm 2009, năm 2011 hàng tồn kho tăng 4,805,591,994 đồng tương đương tăng 19.11%. Nguyên nhân là do lượng thành phẩm tồn kho tăng lên, do công tác quản trị hàng tồn kho thực hiện không tốt, dẫn đến hàng hóa bị ứ đọng nhiều, và do công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa tốt. Công ty cần có biện pháp để khắc phục tình trạng này.

+ Tiền có xu hướng tăng lên qua giai đoạn 2009 – 2011 cụ thể: Năm 2010 tiền tăng 1,137,455,447 đồng tương đương tăng 30.8% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 2,176,065,804 đồng tương đương tăng 45.04% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2010 và năm 2011 Công ty đã sắp xếp các mặt của Công ty dự tính từ những năm trước đã xong và dần đi vào ổn định.

+ Các khoản phải thu năm 2010 giảm 4,614,332,770 đồng tương đương giảm 62.78% so với năm 2009, nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đã giải quyết được khâu tồn đọng vốn do bị khách hàng chiếm dụng, điều này cho thấy Công ty cần phải duy trì tốt hơn. Đến năm 2011, các khoản phải thu lại tăng 5,738,339,448 đồng tương đương tăng 209.73% so với năm 2010, điều này cho thấy công tác quản lý thu hồi nợ của Công ty trong năm 2011 chưa được thực hiện tốt, chưa giải quyết được khâu tồn đọng vốn do bị khách hàng chiếm dụng.

Về TSDH:

TSDH có sự biến động tăng giảm khác nhau qua giai đoạn 2009 – 2011 cụ thể: Năm 2010 TSDH tăng 215,591,832 đồng tương đương tăng 1.63% so với năm 2009, nhưng sang năm 2011 TSDH giảm 1,477,506,721 đồng tương đương giảm 10.97% so với năm 2010.

2.5.2 Vốn

Tình hình biến động nguồn vốn của Công ty được thể hiện như sau:

3

9

ĐVT : Đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So Sánh 2010/2009 So Sánh 2011/2010 CHỈ TIÊU

Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % +/- % +/- %

NGUỒN VỐN 40,167,498,430 100 46,883,382,231 100 57,783,920,789 100.00 6,715,883,801 16.72 10,900,538,558 23.25 A. Nợ phải trả 30,614,143,871 76.22 35,823,230,544 76.41 45,648,165,914 79.00 5,209,086,673 17.02 9,824,935,370 27.43

I. Nợ ngắn hạn 23,645,292,271 58.87 30,321,958,088 64.68 40,733,702,585 70.49 6,676,665,817 28.24 10,411,744,497 34.34 1. Vay ngắn hạn 19,579,036,083 48.74 24,979,515,078 53.28 31,092,319,978 53.81 5,400,478,995 27.58 6,112,804,900 24.47 2. Phải trả cho người bán 870,042,733 2.17 1,291,995,799 2.76 4,187,556,934 7.25 421,953,066 48.50 2,895,561,135 224.12 3. Người mua trả tiền trước 118,614,687 0.30 3,744,822 0.01 33,767,811 0.06 -114,869,865 -96.84 30,022,989 801.72 4. Thuế và các khoản phải

nộp Nhà nước 0.00 36,697,111 0.08 328,053,112 0.57 36,697,111 100.00 291,356,001 793.95

5. Phải trả NLĐ 1,490,341,737 3.71 2,106,541,194 4.49 3,849,129,125 6.66 616,199,457 41.35 1,742,587,931 82.72 6. Chi phí phải trả 377,269,227 0.94 334,132,440 0.71 46,715,030 0.08 -43,136,787 -11.43 -287,417,410 -86.02 7. Các khoản phải nộp khác 120,424,403 0.30 206,891,177 0.44 423,329,818 0.73 86,466,774 71.80 216,438,641 104.61 8. Qũy khen thưởng phúc lợi 1,089,563,401 2.71 1,362,440,467 2.91 772,830,777 1.34 272,877,066 25.04 -589,609,690 -43.28 II. Nợ dài hạn 6,968,851,600 17.35 5,501,272,456 11.73 4,914,463,329 8.50 -1,467,579,144 -21.06 -586,809,127 -10.67

B. Vốn chủ sở hữu 9,553,354,559 23.78 11,060,151,687 23.59 12,135,754,875 21.00 1,506,797,128 15.77 1,075,603,188 9.73

Vốn chủ sở hữu 9,553,354,559 23.78 5,501,272,456 23.59 12,135,754,875 21.00 -4,052,082,103 15.77 1,075,603,188 9.73

Nhận xét :

Qua bảng đánh giá tình hình biến động nguồn vốn của Công ty ta thấy :

Tổng nguồn vốn có xu hướng tăng qua giai đoạn 2009-2011, cụ thể : Năm 2010 tổng nguồn vốn tăng so với năm 2009 là 6,715,883,801 đồng tương đương tăng

16.72%, năm 2011 tăng tới 10,900,538,558 đồng tương đương tăng 23.25% so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn tăng lên chủ yếu do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tăng lên, cụ thể :

+ Nợ phải trả: Năm 2010 nợ phải trả tăng lên 5,209,086,673 đồng tương đương tăng 17.02% so với năm 2009, năm 2011 nợ phải trả tăng tới 9,824,935,370

đồng tương đương tăng 27.43% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn của Công ty giảm. Vì vậy Công ty cần khắc phục tình trạng này để có thể tự chủ hơn về nguồn vốn của mình

+ Vốn chủ sở hữu: Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nợ phải trả. Ta thấy vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên qua giai đoạn 2009-2011, biểu hiện : năm 2010 vốn chủ sở hữu tăng 1,506,797,128 đồng tương đương tăng 15.77% so với năm 2009. Sang năm 2011 vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng 1,075,603,188 đồng tương đương tăng

9.73% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn của công ty tăng lên, đây là một biểu hiện tốt.

2.5.3 Tình trạng thiết bị kỹ thuật và công nghệ chế biến của Công ty.

Tình trạng thiết bị, kỹ thuật và công nghệ chế biến của Công ty ảnh hưởng rất lớn đến công tác xuất khẩu của Công ty. Do vậy, việc tìm hiểu tình trạng thiết bị, kỹ thuật và công nghệ chế biến của Công ty nhằm phân tích sâu hơn ảnh hưởng của nó đến công tác xuất khẩu hiện nay và đề ra các giải pháp phù hợp cho thời gian tới.

a. Năng lực cấp đông.

*Tủ cấp đông tiếp xúc: - Tủ cấp đông số 1 và số 2.

+ Năng suất: 500kg/mẻ/tủ x 2 tủ. Thời gian cấp đông: 6-7 giờ. + Máy nén hiệu MYCOM-N42A. Japan. Công suất 22KW x 2máy. + Môi chất làm lạnh: NH3. Ngưng tụ bằng nước.

+ Được sử dụng lại từ hệ thống tàu cá 400cv, do xí nghiệp lắp đặt và đưa vào sử dụng năm 1994. Hệ thống này vận hành độc lập và kết hợp.

-Tủ cấp đông số 3 và số 4.

+ Năng suất: 500kg/mẻ. Thời gian cấp đông lần lượt là: 5-6 giờ 6-7 giờ và. + Máy nén hiệu MYCOM-N6W2A. Japan. Công suất: 45KW.

+ Môi chất làm lạnh: Freon 22 (F22). Ngưng tụ bằng nước.

+ Hệ thống tủ cấp đông 3 và 4 đều do Công ty điện lạnh Sài gòn lắp đặt và đưa vào sử dụng lần lượt vào năm 2000 và 2001

* Hầm cấp đông gió:

- Hầm đông gió số 1 và số 2.

+ Năng suất thiết kế lần lượt là:1,2 và 1,5 tấn/mẻ. Thời gian cấp đông lần lượt là: 8-9 giờ và 9-10 giờ.

+ Hiệu máy nén lần lượt là Mitsumishi, Japan và MYCOM F4W2A, Japan. Công suất lần lượt là:19KW x 2 máy và 25KW x 2 máy.

+ Môi chất làm lạnh: R22. Ngưng tụ bằng nước.

+ Hệ thống do Công ty TNHH Điện lạnh Thanh Mỹ (Sài Gòn) lắp đặt đưa vào vận hành lần lượt vào năm 1994 và 2003.

- Hầm đông gió số 3.

+ Năng suất 2000kg/mẻ. Thời gian cấp đông: 10-11 giờ.

+ Máy nén hiệu MYCOM F4W2A, Japan. Công suất: 25KW x 2máy. + Môi chất làm lạnh: R22. Ngưng tụ bằng nước.

+ Hệ thống do Công ty TNHH Thanh Mỹ lắp đặt tháng 8/2006.

* Hệ thống tiền đông gió.

Hiện tại Công ty có 3 tiền đông gió, mỗi kho chạy 1 máy 10,8 KW, hiệu Hitachi, Japan.Một kho bảo quản hàng lẻ, chạy máy Sanyo 5,5 KW. Sắp tới thay máy 10,8 KW- Hitachi, chạy tiền đông. Một kho bảo quản nguyên liệu, chạy máy 5,5 KW. Môi chất làm lạnh: R22. Ngưng tụ bằng gió. Hệ thống do Công ty TNHH Điện lạnh Thanh Mỹ lắp đặt đưa vào sử dụng các năm từ năm 2000 đến 2003.

b.Năng lực bảo quản lạnh.

Bảng 3:Năng lực bảo quản của Công ty.

TT kho Sức chứa (tấn) Công suất/máy (KW) Số lượng máy Hiệu máy Năm sử dụng Ghi chú 1 25 5.5 1 Sanyo, Japan 1994 2 50 10.8 1 Hitachi, Japan 1994 3 25 5.5 1 Sanyo, Japan 1994 Kho 100 tấn ngăn 3 phần 4 80 10.8 2 Hitachi, Japan 1999 5 90 10.8 2 Hitachi, Japan 2001 6 180 5.5 6 Sanyo, Japan 2003 7 60 5.5 3 Sanyo, Japan 2002 8 60 5.5 3 Sanyo, Japan 2002 Kho 120 tấn ngăn 2 phần

9 55 5.5 3 Sanyo, Japan 2007 Vỏ kho Panel PU

10 45 5.5 2 Sanyo, Japan 2007 Vỏ kho Panel PU

(Nguồn: Phòng kỹ thuật của Công ty)

Nhận xét: Máy móc thiết bị hiện đại có tác dụng rất lớn, nó nâng cao chất

lượng sản phẩm để phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời là nhân tố thúc đẩy việc giảm chi phí sản xuất và tăng lưu thông hàng hóa và tăng năng suất lao động của doanh nghiệp. Qua thống kê tình trạng thiết bị kỹ thuật và công nghệ của Công ty chúng ta thấy rằng: Các thiết bị Công ty đang sử dụng có trình độ thấp, cũ kỹ, nên công nghệ chế biến của Công ty chưa cao, thời gian cấp đông dài làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; khả năng trữ lượng bảo quản lạnh của Công ty tương đối lớn.

2.6 Các hoạt động chủ yếu của Công ty 2.6.1 Hoạt động thu mua nguyên liệu 2.6.1 Hoạt động thu mua nguyên liệu

Phương thức thu mua nguyên liệu của Công ty chủ yếu là thu mua trực tiếp qua đại lý nậu vựa và một phần nhỏ của ngư dân tự cung tự cấp không qua nậu vựa. Để thấy rõ hơn về phương thức thu mua nguyên liệu của công ty ta có sơ đồ sau:

Sơ đồ 7: Phương thức thu mua nguyên liệu của Công ty.

+ Thu mua trực tiếp tại xưởng (mua tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa ).

+ Thu mua tại chỗ rồi gia công thành phẩm( mua nguyên liệu ngoài tỉnh)

2.6.2 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Tiêu thụ là một khâu quan trọng trong chuỗi các hoạt động đầu ra của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện tại Công ty đang tiêu thụ sản phẩm trên hai thị trường đó là:

2.6.2.1 Thị trường nội địa

Công ty tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội đại bằng cách bán sản phẩm của Công ty cho các doanh nghiệp khác sau đó họ chế biến lại rồi đem bán ra thị trường, một phần nhỏ Công ty đem bán sản phẩm thông qua các đại lý đầu mối tại chợ. Công ty không phải bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Thị trường nội địa là một thị trường đầy tiềm năng với số lượng tiêu thụ ngày càng tăng của người tiêu dùng. Do đó thời gian tới Công ty nên chú trọng phát triển thị trường này một mặt nhằm tăng doanh thu cho Công ty.

2.6.2.2 Thị trường xuất khẩu:

Hoạt động chủ yếu của Công ty là xuất khẩu, vì vậy thị trường mà Công ty

chú trọng ở đây là các thị trường nhập khẩu quốc tế. Các mặt hàng phổ biến của Công ty xuất sang thị trường quốc tế như sản phẩm đông lạnh( cá đông, mực đông, tôm đông, ghẹ đông…) và sản phẩm khô (mực khô, cá khô…), chính vì vậy mà tình

Công ty

Mua bán nhỏ Đầu nậu

Nguyên liệu từ các tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 45 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)