Các phương pháp đánh giá năng lực thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 29 - 30)

2 Những nội dung chính của quản trị nguồn nhân lực

2.3.1.4Các phương pháp đánh giá năng lực thực hiện công việc

- Phương pháp xếp hạng luân phiên: Sắp xếp nhân viên theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần theo những tiêu chí chính như: thái độ làm việc, kết quả công việc để đánh giá hiệu quả công việc của từng nhân viên.

- Phương pháp so sánh cặp: Từng cặp nhân viên sẽ lần lượt được đem so sánh những yêu cầu chính: người tốt hơn hẳn: là 4 điểm, người yếu hơn hẳn là 0 điểm, tốt hơn: 3 điểm, yếu hơn: 1 điểm, 2 người ngang nhau là 2 điểm. Sau đó tiến hành so sánh tổng hợp và sắp xếp.

- Phương pháp bảng điểm: Căn cứ theo những yêu cầu và tiêu chuẩn chung để đánh giá từng nhân viên theo các tiêu chuẩn đó, tổng hợp lại có kết quả về tình hình thực hiện công việc của nhân viên.

- Phương pháp lưu giữ: Chỉ ghi lại những sai sót lớn hoặc kết quả rất tốt trong việc thực hiện công việc của nhân viên và thực hiện đánh giá riêng cho các nhân viên này, kiểm tra và có biện pháp giúp đỡ họ thực hiện công việc tốt hơn.

- Phương pháp quan sát hành vi: Quan sát hành vi thực hiện công việc của nhân viên căn cứ vào 2 yếu tố là số lần quan sát và tần số nhắc lại các hành vi. Người lãnh đạo sẽ đánh giá được tình hình thực hiện chung của nhân viên.

- Phương pháp quản trị theo mục tiêu: Chú trọng lên các vấn đề: sự phối hợp của lãnh đạo và nhân viên đối với việc xếp mục tiêu cho nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định; định kỳ xem xét các tiến bộ đã đạt được; đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong công việc.

- Phương pháp phân tích định lượng: Đây là phương pháp bảng điểm nhưng được phát triển cao hơn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 29 - 30)