Phân tích tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 61 - 127)

2 Những nội dung chính của quản trị nguồn nhân lực

2.7.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty

2.7.2.1 Khả năng thanh toán của công ty.

Phân tích khả năng thanh toán của công ty là xem xét tài sản của công ty có đủ trả các khoản nợ của mình hay không? Từ đó, giúp công ty nhận định được tình hình tài chính của mình, tạo thế chủ động trong thanh toán.

Công thức:

• Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng TS.

• Hệ số thanh toán hiện hành = TSNH / Nợ ngắn hạn.

• Hệ số thanh toán nhanh = Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn.

5

1

Bảng 6 : KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY

Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu Đvt Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

+/- % +/- % 1. Tổng tài sản Đồng 40,167,498,430 46,833,382,231 57,783,920,789 6,665,883,801 16.60 10,950,538,558 23.38 2. Nợ phải trả Đồng 30,614,143,871 35,823,230,544 45,648,165,914 5,209,086,673 17.02 9,824,935,370 27.43 3. Tiền và TĐ tiền Đồng 3,693,419,325 4,830,874,772 7,006,940,576 1,137,455,447 30.80 2,176,065,804 45.04 4. Nợ ngắn hạn Đồng 23,645,292,271 30,321,958,088 40,733,702,585 6,676,665,817 28.24 10,411,744,497 34.34 5. EBT Đồng 3,070,246,963 2,520,546,475 2,618,160,370 -549,700,488 -17.90 97,613,895 3.87 6. Chi phí lãi vay Đồng 1,614,393,037 2,729,469,367 3,054,338,950 1,115,076,330 69.07 324,869,583 11.90 7. Tài sản ngắn hạn Đồng 26,917,674,421 33,417,966,390 45,796,011,669 6,500,291,969 24.15 12,378,045,279 37.04 8. Hệ số nợ (8=2/1) Lần 0.762 0.765 0.790 0.003 0.36 0.025 3.28 9. Hệ số thanh toán hiện hành (9=7/4) Lần 1.138 1.102 1.124 -0.036 -3.19 0.02 2.01 10. Hệ số thanh toán nhanh (10=3/4) Lần 0.156 0.159 0.172 0.003 2.00 0.01 7.97 11. Hệ số thanh toán lãi vay (11= (5+6)/6) Lần 2.902 1.923 1.857 -0.978 -33.71 -0.07 -3.44

Nhận xét:

- Hệ số nợ : Hệ số này phản ánh trong tổng tài sản của công ty thì có bao

nhiêu đồng vốn mà công ty vay nợ.

Năm 2009 hệ số nợ là 0.762 nghĩa là trong 1 đồng tổng tài sản của Công ty thì có 0.762 đồng vốn mà công ty vay nợ.

Năm 2010 hệ số nợ là 0.765 nghĩa là trong 1 đồng tổng tài sản của Công ty thì có 0.765 đồng vốn mà công ty vay nợ.

Năm 2011 hệ số nợ là 0.79 nghĩa là trong 1 đồng tổng tài sản của Công ty thì có 0.79 đồng vốn mà công ty vay nợ.

So năm 2010 với năm 2009 thì hệ số nợ tăng 0.003 đồng tương đương tăng 0.36%, đây là biểu hiện không tốt khi xu hướng này tăng đối với Công ty. Hệ số nợ bằng 0.5 là hợp lý nhất cho cả Công ty và chủ nợ. Vì vậy Công ty cần phải xem xét khắc phục để tránh tình trạng tăng hơn. Nếu hệ số này tiếp tục tăng biểu hiện cho thấy tình hình tài chính của Công ty không lành mạnh.

So năm 2011 với năm 2010 thì hệ số này tăng tới 0.025 đồng tương đương tăng 3.28%, đây là biểu hiện không tốt đối với tình hình tài chính của Công ty.

- Hệ số thanh toán hiện hành : nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được

đảm bảo bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn của công ty, nếu tỷ số này cao thì sẽ cải thiện tình hình tài chính của công ty. Hệ số thanh toán hiện hành thấp thì công ty rất khó huy động được vốn khi cần thiết, đồng thời các chủ nợ có thể gây ra các tác động nguy hiểm cho công ty khi không thanh toán được các khoản nợ đến hạn của họ.

Trong năm 2011 tỷ số này là 1.124, nghĩa là tình hình tài chính của công ty tương đối tốt, các cá nhân và tổ chức có thể an tâm khi đầu tư vào công ty vì cứ 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả thì công ty có 1.124 đồng tài sản ngắn hạn thế chấp, tỷ số này tăng so với năm 2010 là 2.01% hay chênh lệch 0.022 đồng.

- Hệ số thanh toán nhanh : Hệ số này có ý nghĩa là các khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Trong năm 2011 là 0.172 nằm trong khoảng an toàn tức là công ty vừa không bị ứ đọng vốn vừa đủ khả năng trả cho các khoản nợ ngắn hạn, tỷ số này tăng so với năm 2010, cụ thể: tăng 7.97%

chênh lệch 0.01đồng. Nguyên nhân là tốc độ tăng của tiền mặt là lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, cụ thể: tốc độ tăng của tiền là 45.04%, còn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn chỉ là 34.34%.

- Hệ số thanh toán lãi vay: Hệ số này phản ánh các khoản lãi vay được đảm bảo bằng lợi nhuận sau thuế, vì vậy tỷ số này càng cao càng tốt. Qua phân tích thì ta thấy chỉ số này xu hướng giảm qua 3 năm, cụ thể: năm 2009 là 2.902, năm 2010 là 1.923, năm 2011 là 1.857. Năm 2010 giảm tới 33.71% so với năm 2009. Năm 2011 giảm 3.44% so với năm 2010. Đây là dấu hiệu không tốt đối với tình hình tài chính của Công ty.

5

4

Bảng 7: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

So Sánh 2010/2009 So Sánh 2011/2010

Chỉ tiêu Đvt 2009 Năm 2010 Năm 2011

+/- % +/- % LNST Đồng 2,526,805,998 1,890,409,856 2,158,684,058 -636,396,142 -25.19 268,274,202 14.19 DT thuần Đồng 150,893,873,351 174,456,515,250 204,192,838,964 23,562,641,899 15.62 29,736,323,714 17.05 ROS % 0.0167 0.0108 0.0106 -0.0059 -35.51 -0.0002 -1.85 LNST Đồng 2,526,805,998 1,890,409,856 2,158,684,058 -636,396,142 -25.19 441,736,052 23.37 Tổng Tài sản bq Đồng 40,186,217,793 43,500,440,331 52,308,651,510 3,314,222,538 8.25 8,808,211,180 20.25 ROA % 0.063 0.0435 0.0413 -0.019 -30.82 -0.0022 -5.06 LNST Đồng 2,526,805,998 1,890,409,856 2,158,684,058 -636,396,142 -25.19 441,736,052 23.37 VCSHbq Đồng 10,202,900,482 10,306,753,123 11,597,953,281 103,852,641 1.02 1,291,200,158 12.53 ROE % 0.248 0.1834 0.186 -0.064 -25.95 0.0026 1.42

Nhận xét:

a) Phân tích doanh lợi doanh thu (ROS):

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần. Qua chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được trong kỳ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận sau thuế.

Năm 2009 cứ 1 đồng doanh thu mang về thì tạo ra 0.0167 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2010 cứ 1 đồng doanh thu mang về thì tạo ra 0.0108 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2011 chỉ số này là 0,0106 nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thì tạo ra 0.0106 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 1.85% so với năm 2010. Điều này không tốt vì công ty mất đi 0,0002 đồng lợi nhuận sau thuế.

b) Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).

Chỉ tiêu này biểu hiện mối quan hệ giữa giữa tài sản và lợi nhuận sau thuế hay đo lường việc đem một đồng tài sản vào quá trình sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt vì chứng tỏa công ty đã sử dụng hiệu quả tài sản của mình trong sản xuất kinh doanh.

Qua phân tích bảng số liệu trên, công ty đã đầu tư làm tăng tài sản của mình, điều đó đã mang lại hiệu quả. Vì tốc độ của tổng tài sản bình quân tăng đồng thời kéo theo tốc độ của lợi nhuận sau thế cũng tăng lên, cụ thể là: tổng tài sản bình quân tăng 20.25% và lợi nhuận sau thuế tăng 23.37%. Chính vì vậy làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bình quân trong năm 2011 tăng lên thành 0,0413 đồng, nghĩa là cứ 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra 0,0413 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy công ty tăng giảm đi 0,0022 đồng LNST hay giảm một lượng tương đương 5.06%. Công ty cần phải tìm cách để nâng hệ số này lên và các năm tiếp theo.

c) Phân tích tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu (ROE).

Lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 năm điều dương. Điều này cho thấy Công ty sử dụng vốn có hiệu quả, cụ thể: Năm 2009 là 0.248, năm 2010 là 0.1834, năm 2011 là 0.186. Năm 2010 tỷ suất này giảm 0.064 so với năm 2009 tương đương giảm 25.95%. Sang năm 2011 tỷ suất này tăng lên 0.0026 so với năm 2010 tương đương tăng 1.42%. Mặc dù năm 2011 tỷ suất này tăng lên không đáng kể nhưng đó là một dấu hiệu tốt. Công ty cần tiếp tục phát huy hơn nữa.

B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV XUẤT KHẨU THỦY SẢN KHÁNH HÒA. TY TNHH MTV XUẤT KHẨU THỦY SẢN KHÁNH HÒA.

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty 2.1.1 Môi trường bên ngoài 2.1.1 Môi trường bên ngoài

- Bối cảnh kinh tế: Hiện nay bối cảnh kinh tế của Việt Nam mang lại nhiều

dấu hiệu lạc quan cho các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ở mức cao: GDP năm 2009 là 5,3%, năm 2010 tăng lên 6,78%, sang năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010 mức tăng này thấp hơn gần 1% so với 6,78%. Mặc dù bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng nước ta vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định, nằm trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực.

Một nhân tố nữa là tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát năm 2011 lên tới 18,6% . Tỷ lệ lạm phát tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Tỷ lệ lạm phát tăng đồng nghĩa với giá cả các yếu tố đầu vào tăng lên, làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng. Điều này cũng có tác động lớn đến hoạt động quản trị nhân lực trong việc cắt giảm nhân viên, giảm giờ làm,… để giảm bớt chi phí. Đồng thời phải có biện pháp tăng lương để người lao động có thể đáp ứng được cuộc sống vật chất lẫn tinh thần.

- Thị trường lao động và các đặc điểm riêng ở địa phương và khu vực:

Khánh Hòa là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên trên đất liền là 5,205 Km2, có vùng biển đảo rộng lớn. Khánh Hòa có ba khu vực phát triển kinh tế trọng điểm là Vịnh Cam Ranh, Vịnh Vân Phong và Vịnh Nha Trang có ý nghĩa hết sức to lớn về quân sự và kinh tế. Tỉnh đã hình thành và phát triển các khu công nghiệp như: khu công nghiệp Suối Dầu, cụm công nghiệp Bình Tân- Nha trang, và đang xây dựng khu công nghiệp Ninh Thủy- Ninh Phước lấy Hyundai Vinashin làm trung tâm. Khánh Hòa có nguồn nhân lực dồi dào, dân số 1,162.1 nghìn người (năm 2008). Về lực lượng lao động, Khánh Hòa có 42% dân số trong độ tuổi lao động, trên 2.1% tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên. Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm trên 25%. Chính những đặc điểm trên vừa tạo lợi thế cho

công tác quản trị nguồn nhân lực nhưng cũng vừa tạo sức ép vì có nhiều khu công nghiệp mở ra thì đòi hỏi cần nhiều nhân lực khi đó công ty phải có những chính sách để thu hút nguồn nhân lực nếu không họ sẽ chuyển sang những khu công nghiệp trong khu vực để làm việc.

- Luật lao động: có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động từ đó ảnh hưởng

đến các hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức. Luật lao động năm 2012 có sửa đổi bổ sung một số điều về mức đóng BHXH. Theo đó từ ngày 1-1-2012 mức đóng BHXH là 24% (doanh nghiệp đóng 17%, người lao động đóng 7%) so với năm 2010 chỉ đóng 22%. Bên cạnh, được hỗ trợ đóng BHXH thì người lao động còn được doanh nghiệp hỗ trợ đóng BHYT và BHTN. Thêm vào đó các quy định mới về mức lương tối thiểu tăng lên. Việc chế độ cho người lao động thay đổi liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời để có sự điều chỉnh cho phù hợp, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động.

- Khách hàng: là một phần của doanh nghiệp và là nguồn tài sản vô cùng

quý giá của doanh nghiệp. Khách hàng có thể tạo ra cơ hội cũng như ép đối với doanh nghiệp. Công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa là công ty chuyên sản xuất và cung cấp các mặt hàng thủy sản chủ yếu để xuất khẩu. Do đó sự thỏa mãn của khách hàng là tiêu chí rất quan trọng đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung cũng như các hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Vì quản trị nguồn nhân lực chính là giải quyết các vấn đề con người, những người tạo nên chất lượng sản phẩm của Công ty. Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu đòi hỏi các hoạt động quản trị nguồn nhân lực phải luôn đổi mới cho phù hợp.

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: là một trong 5 lực lượng cạnh tranh trong ngành. Hiện nay trên thị trường Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thủy sản xuất khẩu như F17, Công ty CP thủy sản Cam Ranh ….Các doanh nghiệp này cạnh tranh với Công ty từ giá bán đến giá thu mua nguyên liệu, chất lượng sản phẩm, chính sách tiếp thị và quảng bá thương hiệu. Đồng thời các đối thủ cạnh tranh này cũng gây sức ép rất lớn lên các

hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Công ty. Trước hết là về nguồn nhân lực cung ứng cho Công ty. Khác các doanh nghiệp cùng ngành xuất hiện ngày càng nhiều đồng nghĩa với việc nguồn nhân lực sẽ bị san sẻ, làm cho công tác tuyển dụng lao động trở nên khóa khăn hơn. Đồng thời, các đối thủ cạnh tranh hiện tại còn tạo sức ép trong vấn đề đãi ngộ khuyến khích người lao động. Bởi người lao động có xu hướng tìm những nơi có chế độ đãi ngộ tốt hơn, những nơi họ có điều kiện phát triển. Do đó, nếu đối thủ cạnh tranh của Công ty đáp ứng nhiều hơn các mong muốn của người lao động, họ sẽ sẵn sàng rời bỏ công ty để sang doanh nghiệp khác. Điều này đòi hỏi vấn đề lương thưởng, chế độ đãi ngộ người lao động của công ty phải có tính cạnh tranh cao.

2.1.2 Môi trường bên trong

- Mục tiêu của Công ty: Mục tiêu của Đảng bộ Công ty là phấn đấu hoàn

thành kế hoạch nhà nước giao các năm; tiếp tục phát triển mạnh về sản xuất chế biến xuất khẩu; mở rộng hình thức dịch vụ; tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và hội nhập quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, nhân tố quyết định chính là con người. Công tác quản trị nguồn nhân lực phải định hướng theo mục tiêu của công ty để có các việc làm phù hợp. Ví dụ mục tiêu tăng đầu tư đổi mới công nghệ và hội nhập quốc tế thì đòi hỏi Công ty phải đào tạo tay nghề, đào tạo các kỹ năng sử dụng máy móc hiện đại để người lao động biết cách sử dụng máy móc hiện tại từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty.

- Chiến lược nhân sự của Công ty: chiến lược nhân sự tác động trực tiếp

lên các hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Trong giai đoạn này, Công ty quyết tâm có được đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, chuyên nghiệp. Do đó, kế hoạch cụ thể của các hoạt động quản trị nguồn nhân lực là kiểm tra lại tay nghề của toàn bộ các nhân viên sản xuất, đào tạo lại những người có tay nghề yếu. Đồng thời theo kế hoạch tuyển dụng nhân sự Công ty sẽ tuyển chọn những người có đủ trình độ, chuyên môn vào những vị trí còn thiếu.

2.2 Đánh giá về cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty 2.2.1 Cơ cấu tổ chức, quản lý 2.2.1 Cơ cấu tổ chức, quản lý

Cơ cấu tổ chức, quản lý là tổng hợp các bộ phận khác nhau, có quan hệ với nhau, được chuyên môn hóa và có quyền hạn nhất định, bố trí theo từng cấp, nhằm đảm bảo thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức, quản lý chịu ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác nhau như:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 61 - 127)