Chính sách tiền lương của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 96 - 104)

B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠ

2.6.2.1 Chính sách tiền lương của công ty

a) Phương pháp xây dựng mức lao động của công ty:

Căn cứ thông tư số 06/2005/TT – BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động trong các công ty nhà nước theo nghị định số 206/2004/NĐ – CP ngày 14/12/2004 của thủ tướng chính phủ. Căn cứ vào kết quả kinh doanh của công ty để xây dựng mức lao động cho công ty.

Xác định số công nghệ lao động:

Sản xuất chính của công ty là chế biến thủy sản xuất khẩu. Do tính phức tạp là doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thủy sản khác nhau nên số lượng lao động công nghệ được xác định bằng phương pháp định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm. Phương pháp này dựa vào số liệu thống kê và năng suất lao động qua các năm và công nghệ chế biến hiện nay.

Số lao động cần thiết để hoàn thành một sản phẩm được xác định như sau: Áp dụng công thức:

TSP = Tcn + Tpv + Tql Tsp = Tsx + Tql

Trong đó: Tsp: Là mức lao động tổng hợp tính cho đơn vị sản phẩm. Tsx= Tcn+ Tpv

Tsx: Mức lao động sản xuất. Tcn: Mức lao động công nghệ.

Tpv: Mức lao động phụ trợ và phục vụ. Tql : Mức lao động quản lý.

Vì yếu tố mùa vụ nên số ngày làm việc bình quân của công ty trong năm là 297 ngày.

Xác định số lao động phụ trợ và phục vụ sản xuất cho công nghệ chế biến.

Lao động phụ trợ và phục vụ sản xuất của xưởng chế biến được xác định theo phương pháp định biên theo tỷ lệ % số lao động theo công nghệ. Ví dụ: Tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm được tính bằng 4% số lao động công nghệ. Tổ cơ điện lạnh tính bằng 1% số lao động công nghệ. Thủ kho và bốc xếp được tính bằng 3.5% số lao động công nghệ…

Xác định số lao động quản lý cho toàn công ty.

Số lao động quản lý được tính bằng phương pháp định biên và bằng 12% số lao động theo công nghệ.

Tổng lao động định biên cho toàn công ty được tính theo công thức: Tđb= Tcn + Tpv + Tql

b) Xác định đơn giá tiền lương của công ty.

Xác định tiền lương tối thiểu của công ty áp dụng. + Xác định hệ số điều chỉnh (Kđc).

Căn cứ theo thông tư số 07/2005/TT – BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao Động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện nghị định số 206/2004/NĐ – CP ngày 14/12/2004 của thủ tướng chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước, căn cứ vào tình hình thực tế

thực hiện kế hoạch của năm mà công ty chọn hệ số điều chỉnh tăng thêm hoặc giảm so với mức lương tối thiểu của từng năm cụ thể.

Ví dụ: năm 2009: Kđc=0.63; năm 2010: Kđc= 0.67; năm 2011: Kđc = 0.69

+ Xác định tiền lương tối thiểu của công ty chọn: Tmincty= TLmin*(1+ Kđc).

Xác định hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương (Hpc).

Hệ số phụ cấp của công ty chỉ tính hệ số phụ cấp theo chức vụ từ trưởng, phó phòng và tương đương. Công ty không đưa vào đơn giá tiền lương các loại khác.

Phụ cấp trưởng phòng và tương đương: 6 người. Trong đó, 4 trưởng phòng và 2 quản đốc. Hệ số phụ cấp Hpc= 0.3. Tổng hệ số phụ cấp của chức trưởng phòng và tương đương là: Hpc= 0.3*6=1.8

Phụ cấp phó phòng và tương đương: 6 người, trong đó 4 phó phòng và 2 phó quản đốc phân xưởng. Hệ số phụ cấp Hpc= 0.2.

Tổng hệ số phụ cấp của chức phó phòng và tương đương là: Hpc= 0.2*6=1.2.

Tổng Hpc chức vụ: 1.8 +1.2=3

Hệ số phụ cấp bình quân Hpc =3/450= 0.006667. • Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm.

Vđg = Vgiờ x Tsp

Trong đó:

Vđg: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm (đơn vị tính là đồng/đơn vị sản phẩm).

Tsp: Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (tính bằng số giờ-người/đơn vị sản phẩm), (không bao gồm thành viên Hội đồng thành viên,Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng).

Vgiờ: Tiền lương giờ để tính đơn giá tiền lương

[ Tđb* Tmincty* (Hcb + Hpc) + Vđt]*12 tháng + Vttlđ Vgiờ =

26 ngày * 8 giờ*12 tháng

Trong đó:

Tmincty: Mức lương tối thiểu do công ty chọn. Hcb: Hệ số cấp bậc bình quân.

Hpc: Hệ số phụ cấp bình quân.

Vttlđ: Tiền lương tính thêm khi làm việc ca đêm.

Vđt: Tiền lương cán bộ đoàn thể do công ty trả.

c) Xác định quỹ tiền lương thực hiện của công ty.

Theo thông tư số 07/2005/TT – BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005, quỹ tiền lương thực hiện được xác định bằng công thức:

Vth = Vthđg + Vthcđ

∑ Vth : Tổng quỹ lương thực hiện của công ty.

Vthđg: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương

Vthcđ: Quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương).

Xác định quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương.

Quỹ tiền lương thực hiện theo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, được tính theo công thức sau:

Vthđg = Vđg x Csxth

Trong đó:

+ Vthđg: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương. + Vđg: Đơn giá tiền lương.

+ Csxth: Tổng sản phẩm thực hiện.

Xác định quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương):

Quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương), được tính theo công thức sau:

Vthcđ = Vpc + Vbs + Vtg + Vlđ Trong đó:

+ Vpc, Vbs: Các khoản phụ cấp lương và chế độ khác không được tính trong đơn giá tiền lương; tiền lương của những ngày nghỉ được hưởng lương.

+ Vtg: Tiền lương làm thêm giờ, tính theo số giờ thực tế làm thêm (tổng số giờ làm thêm trong kế hoạch và số giờ làm thêm ngoài kế hoạch để thực hiện số lượng, công việc phát sinh chưa xác định trong quỹ tiền lương kế hoạch.

+ Vlđ: Tiền lương làm việc vào ban đêm, được tính theo số giờ thực tế làm việc vào ban đêm để thực hiện số lượng, công việc phát sinh chưa xác định trong quỹ tiền lương kế hoạch.

d) Quy chế trả lương của công ty

Công ty có 2 hình thức trả lương: Trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.

Hình thức trả lương cho khối lao động gián tiếp (bộ phận quản lý và bộ phận lao động phục vụ).

Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho bộ phận quản lý, nghiệp vụ hành chính dựa trên chức vụ, trình độ chuyên nghiệp nghiệp vụ, hệ số cấp bậc và mức độ phức tạp của công việc của từng người giám đốc được giao. Đối tượng hưởng lương thời gian bao gồm: Ban giám đốc, các bộ quản lý phòng ban, đơn vị, nhân viên chuyên nghiệp, KCS, thủ kho, bảo vệ và tạp vụ.

Đơn giá tính tiền lương bao gồm đơn giá tiền lương làm việc trong giờ và đơn giá tiền lương làm việc ngoài giờ (kể cả làm thêm ngoài giờ và làm thêm vào ngày nghỉ).

Nếu làm việc thêm ngày tết, lễ thì ngoài đơn giá này, người làm việc thêm vào ngày lễ, tết sẽ được hưởng thêm 100% tiền lương của đơn giá.

Tiền lương được hưởng bao gồm tiền lương theo hệ số cấp bậc cộng với tiền lương theo trình độ và mức độ phức tạp công việc được giao.

Tiền lương (T) = T1 + T2

Trong đó: T1: Là tiền lương theo hệ số cấp bậc.

T2: Là tiền lương theo trình độ và mức độ phức tạp của công việc.

Hệ số cấp bậc tính theo hệ số cơ bản người hưởng lương đang có theo bảng, thang lương do nhà nước quy định.

Để đảm bảo sự công bằng trong cách trả lương, thu hút lực lượng lao động trẻ có năng lực về làm việc tại công ty, thì lương theo hệ số cấp bậc chỉ bằng 30% tổng tiền lương được hưởng 70% còn lại là tiền lương theo trình độ và mức độ phức tạp của công ty.

Hình thức trả lương cho khối trực tiếp sản xuất.

Tiền lương của khối sản xuất được trả trên cơ sở năng suất lao động, trình độ tay nghề, chất lượng sản phẩm và số lượng sản phẩm làm ra. Tùy theo từng khu vực sản xuất quy chế sẽ quy định cách tính riêng.

Cụ thể:Giám đốc quy định điểm lương cho công nhân chế biến XCB I và XCBII như sau:

Thử việc: Thời gian không quá 1 tháng: 7 điểm. Công nhân bậc 1: 8 điểm.

Công nhân bậc 2: 9 điểm.

(Tăng 1 bậc thợ được cộng thêm 1 điểm).

Ngoài ra, hàng tháng tùy thái độ tinh thần làm việc, ban giám đốc xưởng có quyền cộng hoặc trừ 0.5 điểm cho mỗi cá nhân.

- Đối với công nhân làm việc nặng nhọc thì ngoài điểm bậc thợ được cộng thêm từ 0.5 điểm đến 1 điểm. Ngoài ra, hàng tháng tùy vào thái độ làm việc, ban giám đốc xưởng có quyền cộng hoặc trừ 0.5 điểm cho mỗi cá nhân. Nếu trên 0.5 điểm phải báo cáo với phòng tổ chức – hành chính để trình giám đốc ký duyệt.

- Điểm cho các chức vụ như sau: Đội trưởng:15 điểm; đội phó: 13.5 điểm; tổ trưởng: từ 11.5 tới 12.5 điểm (tùy theo trình độ và tay nghề của mỗi người); tổ phó, nhóm trưởng: Căn cứ vào điểm tổ trưởng. Do ban giám đốc xưởng quyết định; tổ trưởng thành phần: 14 điểm; tổ phó thành phần: 13 điểm.

- Điểm của công nhân bốc xếp tổ kho do phòng kế hoạch – kinh doanh quyết định dựa trên cơ sở năng lực làm việc của mỗi người.

- Cộng điểm cho chức vụ sau: nếu đảm đương thêm chức vụ thì được cộng thêm như sau: tổ trưởng: 2.5 điểm, tổ phó: 1.5 điểm, nhóm trưởng:1.0 điểm, nhóm phó: 0.5 điểm, kỹ thuật viên:1 điểm, đứng kho:0.75 điểm.

Chế độ nâng lương:

- Vì đặc điểm của công ty sản xuất sản phẩm thủy sản mang tính mùa vụ nên vào chính vụ công việc nhiều thì thu nhập của công nhân viên được tăng lên. Ngược lại khi không phải là chính vụ thì công việc ít đi, thu nhập của công nhân vì thế cũng giảm xuống. Thu nhập không ổn định dễ khiến cho công nhân chuyển đi làm ở các lĩnh vực khác có thu nhập ổn định hơn. Để giải quyết tình trạng trên Công ty thực hiện chế độ nâng lương theo đúng quy định của nhà nước:

+ Đối với lương cấp bậc (lương cơ bản): Đại học: 36 tháng (3 năm) tăng 1 bậc; cao đẳng, trung cấp trở xuống: 24 tháng (2 năm) tăng 1 bậc.

+ Đối với lương thực trả (lương công việc và lương theo sản phẩm) thì xem xét nâng lương 3 tháng 1 lần, mức tăng không quá 0,5 điểm.

Đây là chính sách nhằm khuyến khích động viên nhân viên làm việc tốt hơn và là chính sách để giữ chân nhân viên vào những mùa khan hiếm hàng.

9

2

Đơn vị: Người

Lương thời

gian theo công việc Các khoản phải trừ vào lương

Họ tên Hệ số lương Lương theo hệ số công việc Hệ số cấp bậc

Số công Số tiền BHXH,YT,

TN

Đoàn phí

công đoàn Thu khác

Thực lĩnh

Nguyễn Văn Quý 55,4 9.418.000 5,98 29,0 10.504.692 371.059 105.047 10.028.586

Nguyễn Trọng Thắng 46,6 7.922.000 4,99 28,0 8.531.385 309.630 85.314 8.136.441

Nguyễn Lương Ích 45,2 7.684.000 4,99 28,0 8.275.077 309.630 82.751 7.882.696

Từ Huy Hoàng 35,8 6.086.000 4,81 28,0 6.554.154 298.461 65.542 6.190.151

Hoàng Thái Tôn 39,2 6.664.000 4,71 28,0 7.176.615 292.256 71.766 6.812.593

Trần Văn Khương 21,9 3.723.000 3,89 28,0 4.009.385 241.375 40.094 769.000 2.958.916

Nguyễn Xụân Dũng 20,6 3.502.000 3,60 29,0 3.906.077 223.380 39.061 3.643.636

Phan Xuân Đức 13,0 2.210.000 2,34 27,5 2.337.500 145.197 23.375 2.168.928

Hoàng Thái Quang 12,5 2.125.000 2,34 27,5 2.247.596 2.247.596

Nguyễn Thị Ngân 14,9 2.533.000 2,98 30,0 2.922.692 184.909 29.227 2.708.556

Lê Kế Đình 16,9 2.873.000 3,75 31,0 3.425.500 232.688 34.255 3.158.557

Nguyễn Văn Cường 16,9 2.873.000 3,89 32,5 3.591.250 241.375 35.913 3.313.962

Nguyễn Văn Quyết 15,6 2.652.000 3,20 32,5 3.315.000 198.560 33.150 3.083.290

Nguyễn Lương Cường 15,6 2.652.000 3,20 33,0 3.366.000 198.560 33.660 3.133.780

Trịnh Văn Khánh 13,6 2.312.000 2,42 32,0 2.845.538 150.161 28.455 2.666.922

Nguyễn Ngọc Ấn 11,8 2.006.000 1,75 32,0 2.468.923 2.468.923

Phạm Thị Lan 45,2 7.684.000 4,96 28,0 8.275.077 307.768 82.751 7.884.558

Nguyễn T.Phương Thủy 30,4 5.168.000 4,71 28,0 5.565.538 292.256 55.655 5.217.627

Lê Thị Mỹ Dung 23,1 3.927.000 4,51 28,0 4.229.077 279.846 42.291 3.906.940

Phạm Thị Tường 20,0 3.400.000 3,33 28,0 3.661.538 206.627 36.615 3.418.296

... … … … … … … … … …

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 96 - 104)