Các hình thức huy động vốn

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh nha trang (Trang 35 - 37)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.2. Khái quát về hoạt động huy động vốn trong các ngân hàng thương mại

1.2.2. Các hình thức huy động vốn

Các hình thức huy động tiền gửi trong các NHTM:

(i) Phân loại căn cứ theo thời gian: Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan

trọng đối với ngân hàng vì nó liên quan mật thiết đến tính an tồn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy động cũng như thời gian phải hoàn trả cho khách hàng. Theo thời gian hình thức huy động chia thành:

- Huy động ngắn hạn: Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các NHTM

thông qua việc phát hành các công nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và các nghiệp vụ nhận tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán… Phần lớn số này được dùng để cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm) hoặc được chuyển hoán kỳ hạn để cho vay trung hạn. Do thời gian ngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thường thấp, tính ổn định kém.

- Huy động trung hạn: Đây là nguồn huy động vốn ngân hàng qua phát hành

các công cụ nợ trung hạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn (1 -5 năm). Vốn huy động này ngân hàng có thể sử dụng tương đối dài và thuận tiện. Tuy nhiên lãi suất huy động nguồn này thường cao hơn nguồn ngắn hạn. Nguồn huy động trung hạn rất quan trọng và cần thiết để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư, thay đổi công nghệ và cho vay trung hạn, dài hạn với lãi suất cao.

- Huy động dài hạn: Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn của ngân hàng

trên thị trường vốn. Với nguồn huy động này ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, có tính ổn định cao (từ 5 năm trở lên). Do vậy, lãi suất của ngân hàng phải trả cũng rất cao.

25

- Huy động vốn dân cư: Đây là khu vực huy động đầy tiềm năng của các

ngân hàng. Ngân hàng huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho những người cần vốn để mở rộng đầu tư và kinh doanh. Nguồn huy động từ dân cư thường khá ổn định.

- Huy động vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế: Đây là nguồn huy

động được đánh giá rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh tốn, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ hầu hết đều có tài khoản trong ngân hàng. Các doanh nghiệp khi bán được hàng hóa đều gửi tiền vào ngân hàng và rút ra khi cần. Chu kỳ rút tiền của doanh nghiệp và các tổ chức trong xã hội khơng giống nhau. Vì vậy, ngân hàng ln có trong tay một khoản tiền lớn mà mình có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàng mang lại khi khách hàng sử dụng các dịch vụ. Điều này khiến cho việc huy động vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế gắn liền với việc mở rộng, cải tiến các dịch vụ ngân hàng.

- Huy động vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác: Trong q trình

hoạt động, các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau để thuận tiện trong giao dịch, thanh tốn,… Ngồi ra việc vay lẫn nhau giữa các ngân hàng cũng làm tăng nguồn vốn huy động. Điều này tuy không thường xuyên song là cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM. Khi xuất hiện việc thiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh toán bị đe dọa,… các NHTM có thể vay lẫn nhau. Q trình vay là một thỏa thuận tín dụng giữa hai bên. Q trình tăng vốn huy động này có thể được thực hiện trên thị trường nội tệ hay thị trường ngoại tệ. Trong số những người cho ngân hàng vay có một người đặc biệt đó là ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương đóng vai trị là người cho vay cuối cùng để cứu các NHTM thoát khỏi các trục trặc xảy ra. Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng

26

khác tuy cũng khá dễ dàng nhưng số lượng thường khơng nhiều và chi phí huy động thường cao hơn. Do vậy, hình thức huy động này các ngân hàng sử dụng không nhiều.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh nha trang (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)