Đánh giá chung về kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh nha trang (Trang 111 - 116)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.4. Đánh giá chung về kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng

2.4.1. Những kết quả đạt được

Ban lãnh đạo ngân hàng đã thể hiện được trách nhiệm trong việc quản trị điều hành ngân hàng, thực thi tốt vai trị của mình thơng qua phê duyệt và xem xét định kỳ các hoạt động kiểm soát nội bộ.

Ban hành quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có tính bắt buộc chung đối với tồn thể nhân viên nhằm tạo lập một mơi trường văn hóa kiểm sốt lành mạnh. Cũng đã xây dựng được triết lý quản lý và phong cách điều hành tốt.

Hệ thống kiểm sốt nội bộ nhìn chung thì hữu hiệu do Ban lãnh đạo đã thiết lập được các mục tiêu rõ ràng và rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu được nhận dạng đánh giá liên tục. Công tác quản lý rủi ro ngày càng được quan tâm, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro và xem như là một tiêu chí và tơn chỉ hành động.

Các quy trình hoạt động đều ln được hồn thiện sửa đổi, các thủ tục kiểm soát đều được thiết lập trong quy trình nhằm hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh. Các chính sách và quy trình kiểm sốt hoạt động luôn được đánh giá về sự phù hợp với thực tiễn.

Thiết lập được hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro, mạng lưới xuyên suốt trong nội bộ cho phép việc trao đổi thông tin dễ dàng, giúp cho việc chỉ đạo điều hành toàn ngân hàng được nhanh nhạy, chính xác và kịp thời hơn, hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu của ngân hàng.

Qua công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất các công tác huy động vốn cho thấy, đa phần các GDV tại phòng Giao dịch khách hàng và các phòng giao dịch đều tuân thủ chấp hành đúng quy trình, quy định hiện hành, cụ thể:

101

Một là, theo dõi chặt chẽ việc giao nhận ấn chỉ thường và quản lý sử dụng ấn

chỉ quan trọng.

Hai là, việc hạch toán và kiểm soát chứng từ đa phần đúng quy trình quy định

về việc kiểm sốt kép.

Ba là, hệ thống thơng tin khách hàng được quản lý tốt, đảm bảo cập nhật

thông tin hồ sơ về chữ ký kịp thời đúng quy trình nâng cao khả năng giảm thiểu rủi ro, đảm bảo giao dịch đúng chủ tài khoản.

Bốn là, qua kiểm tra nhật ký chứng từ chọn mẫu, kiểm kê chứng từ thực tế

trong ngày của một số giao dịch viên cho thấy rằng cơ bản các giao dịch viên đều tuân thủ quy trình quy định hiện hành.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Thiếu sự giám sát hoạt động kiểm soát nội bộ và tuyên truyền trong toàn ngân hàng tầm quan trọng của kiểm sốt, do đó vẫn chưa truyền tải hết nền văn hóa kiểm sốt lành mạnh qua lời nói và hành động. Điều này có thể vẫn gây ra thêm rủi ro cho ngân hàng nếu không được thực hiện triệt để.

Ban lãnh đạo đã sao nhãng nhu cầu phải đánh giá toàn diện các rủi ro gắn liền với các hoạt động, các giao dịch và không dành đủ nguồn lực cho việc giám sát trực tiếp và rà sốt rủi ro.

Mơ hình kiểm sốt dần dần đã mất đi tính độc lập và sự phù hợp, do đó nếu khơng thực hiện tái cấu trúc và tìm cách hoàn thiện sẽ dẫn đến hoạt động kiểm sốt sẽ bị vơ hiệu do có thể phát sinh xung đột lợi ích.

Hệ thống thơng tin có phần chưa hiệu quả do thiếu sự trao đổi thông tin giữa các cấp lãnh đạo có thể gây nên rủi ro vì khơng được báo cáo, đánh giá kịp thời. Chưa có các kênh thơng tin đầy đủ để báo cáo các hành động đáng ngờ của nhân viên.

102

Vẫn cịn tính hình thức, đối phó khi thực hiện cơng tác tự kiểm tra chấn chỉnh, một số đơn vị không xem hoạt động chấn chỉnh là thật sự cần thiết do đó đã khơng thực hiện nghiêm túc.

Điển hình như các sai phạm khác gây ảnh hưởng đến cơng tác an tồn tài sản của khách hàng, cụ thể:

Thứ nhất, kiểm soát viên giao user cho Giao dịch viên tự hạch toán, tự duyệt

điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn, có thể xảy ra giao dịch ảo do gian lận.

Thứ hai, nhiều giao dịch viên rời khỏi vị trí làm việc khơng khóa chương

trình BDS cá nhân, cho giao dịch viên khách mượn user, hạch toán hộ.

Thứ ba, qua cơng tác kiểm tra vẫn có xảy ra trường hợp chưa bảo đảm tính

khớp đúng giữa số tiền trên máy và thực tế tồn quỹ của từng giao dịch viên.

Thứ tư, cơng tác kiểm sốt chứng từ chậm và chưa thực sự chặt chẽ.

Thứ năm, Công tác luân chuyển cán bộ vẫn chưa thực hiện theo đúng quy

định.

Do các hạn chế trong công tác KSNB, mà trong thời gian qua, qua các cuộc kiểm tra các GDV luôn xảy ra nhiều sai phạm, theo từng cấp độ và cách thức khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do:

Thứ nhất, GDV đặc biệt là các GDV mới chỉ làm theo lối mòn của các GDV

cũ mà chưa nắm rõ và thực hiện đúng quy định và không hiểu rõ nguy cơ rủi ro.

Thứ hai, GDV không nhận thức được rủi ro tiềm ẩn trong công tác quản lý

sổ tiết kiệm hàng ngày và áp lực trong thời gian làm việc.

Thứ ba, ban lãnh đạo thiếu sót trong cơng tác kiểm tra chéo giữa các giao

dịch viên trong công tác chứng từ nhằm phát hiện, ngăn ngừa kịp thời các sai phạm, hiện tại giao toàn bộ trách nhiệm cho bộ phận Tác nghiệp, vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: vừa hạch tốn vừa kiểm sốt chứng từ tại phịng, không tách bạch giữa khâu tác nghiệp và hậu kiểm chứng từ.

103

Thứ tư, một số cán bộ GDV làm việc qua loa không nắm vững quy trình

nghiệp vụ.

Thứ năm, bộ phận Quản lý rủi ro không nhận thức được rủi ro và trách nhiệm

của mình nên vẫn cịn qua loa khơng nghiêm túc trong công tác kiểm tra, kiểm sốt của mình, kiểm tra qua loa, lấy lệ chỉ mang tính hình thức, khơng phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các sai phạm.

Thứ sáu, bộ phận Quản lý rủi ro nhiều lần đề xuất về vấn đề an tồn phịng

giao dịch và yêu cầu bổ sung trang thiết bị lắp camera an tồn trong cơng tác giao dịch khách hàng tuy nhiên do áp lực về chi phí bộ phận Quản lý nội bộ vẫn chưa đáp ứng đúng yêu cầu đề xuất.

Thứ bảy, các nhân viên và lãnh đạo một phần do chưa thấy được tính chất

nghiêm trọng và hệ quả của việc để lộ thông tin. Việc cấp trên và cấp dưới quá tin tưởng nhau trong hoạt động hàng ngày cũng dẫn đến vấn đề kiểm soát vẫn bị xem nhẹ.

Thứ tám, bộ phận Quản lý nội bộ chưa thực hiện đúng trách nhiệm của mình

cũng như khơng nhận thức được hành vi thơng đồng che dấu sai sót, qua mặt các chốt kiểm tra nếu không luân chuyển cán bộ theo đúng quy định.

Thứ chín, cơng tác kiểm tra kiểm sốt đột xuất khơng có kế hoạch cụ thể và

bí mật nên các phịng ban đối phó làm cho cơng tác kiểm tra khơng phát hiện được các sai sót để chấn chỉnh kịp thời.

Thứ mười, các phòng ban khơng phối hợp phát huy vai trị của KSNB mà chỉ

104

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày tổng quát về chức năng, nhiệm vụ của TPBank - Chi nhánh Nha Trang, giới thiệu thực trạng KSNB đối với hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh. Cụ thể:

- Khái quát về TPBank - Chi nhánh Nha Trang bao gồm: Lịch sử hình thành phát triển; chức năng nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức hoạt động; đặc điểm tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý có ảnh hưởng đến KSNB.

- Giới thiệu về hoạt động huy động vốn tại TPBank - Chi nhánh Nha Trang, bao gồm: giới thiệu sơ lược về các sản phẩm đang được áp dụng để huy động vốn tại chi nhánh, những kết quả huy động vốn đạt được trong 3 năm gần đây; thực trạng KSNB hoạt động huy động vốn tại TPBank - Chi nhánh Nha Trang

Việc tìm hiểu đầy đủ về thực trạng KSNB đối với hoạt động huy động vốn tại TPBank - Chi nhánh Nha Trang sẽ là cơ sở để tiến hành đánh giá chung về ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân tồn tại các nhược điểm của KSNB đối với hoạt động huy động vốn, những kết quả đạt được và những hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp và các kiến nghị phù hợp, hữu ích nhằm hồn thiện KSNB hoạt động huy động vốn tại TPBank - Chi nhánh Nha Trang sẽ được làm rõ ở chương 3.

105

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH NHA TRANG

3.1. Định hướng trong hoạt động huy động vốn và yêu cầu tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động vốn tại ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi Nhánh Nha Trang

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh nha trang (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)