Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh nha trang (Trang 56 - 63)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1. Khái quát về ngân hàng tmcp tiên phon g chi nhánh nha trang

2.1.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương

Cổ phần Tiên Phong

- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - Tên tiếng Anh: Tien Phong Commercial Joint Stock Bank - Tên giao dịch: TPBank

- Tên viết tắt: TPBank

- Trụ sở chính của Ngân hàng: Tịa nhà TPBank số 57 Lý Thường Kiệt, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

- Điện thoại: (84.24) 3768.8998 - Fax: (84.24) 3768.8979

- Email: info@tpb.vn - Website: www.tpb.vn

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (sau đây gọi tắt là “TPBank”) được thành lập từ ngày 05/05/2008. TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đồn Cơng nghệ FPT, Cơng ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đồn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore

Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số 0102744865 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 12/05/2008 và thay đổi lần thứ 23

46

ngày 04/10/2016. Giấy phép hoạt động của Ngân hang TMCP số 123/NH-GP ngày 05/05/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp và sửa đổi, bổ sung gần nhất tại Quyết định số 2236/QĐ-NHNN ngày 25/10/2017.

Vốn điều lệ: 15.000.000.000.000 đồng (Mười lăm nghìn tỷ đồng).

Thương hiệu ban đầu của TPBank đã quyết tâm của TPBank trong việc phát triển một ngân hàng công nghệ tiên phong và chuyên nghiệp. Từ những ấp ủ và khát vọng về một ngân hàng công nghệ hàng đầu Việt Nam, TPBank đã có những dấu ấn đầu tiên về thành công trong ứng dụng cơng nghệ vào tài chính ngân hàng và hệ thống phịng giao dịch năng động, đặc biệt cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai gói dịch vụ TPBank, eBank được nhiều khách hàng ưa chuộng.

TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, TPBank là ngân hàng luôn tiên phong trong các xu hướng dịch vụ ngân hàng hiện đại, hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng số số một tại Việt Nam

Tầm nhìn và sứ mệnh :

Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng cơng nghệ hiện đại, tiên tiến, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

TPBank cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính hồn hảo cho KH và đối tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao.

TPBank là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho các cổ đơng.

TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi cán bộ nhân viên có cuộc sống đầy đủ về kinh tế, phát huy năng lực, sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân.

47

TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng với mục tiêu vì con người và hưng thịnh quốc gia.

Với tun ngơn thương hiệu “Vì chúng tơi hiểu bạn”, TPBank mong muốn lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu. Hiểu để sẻ chia, hiểu để cùng đồng hành với khách hàng, để sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất đem lại những giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng. Đó cũng chính là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững mà TPBank hướng đến.

Các cột mốc phát triển của TPBank:

 Năm 2008: Tháng 8/2018 TPBank khai trương chi nhánh Hà Nội, chính thức tham gia mạng thanh tốn lớn nhất Việt Nam – SmartLink đồng thời ra mắt hệ thống ngân hàng tự động MiniBank 24/7

 Năm 2009: Khai trương TPBank – Chi nhánh Hải Phòng và Chi nhánh Cần Thơ

 Năm 2010: Khai trương sở giao dịch ở Hà Nội, khai trương Chi nhánh Sài Gòn, Thăng Long. Đến cuối năm 2010, TPBank tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.

 Năm 2011: Khai trương TPBank – Chi nhánh Đồng Nai và An Giang.

 Năm 2012: Khai trương 3 phòng giao dịch ở Hà Nội và đạt giải thưởng “Tin và dùng” 2013 cho Dịch vụ ngân hàng điện tử do độc giả Thờ báo kinh tế Việt Nam - Tạp chí tư vấn Tiêu & Dùng bình chọn.

 Năm 2013: TPBank chính thức tham gia thị trường vàng, khai trương 4 điểm giao dịch mới ở Hà Nội, đồng thời khai trương các chi nhánh: Hà Thành, Hải Phịng, Ba Đình, Cộng Hịa và Tân Bình. Trong năm này TPBank đạt được các giải thưởng đáng chú ý: “Thương hiệu mạnh Việt Năm 2012.”,

48

“Ngân hàng sáng tạo tiêu biểu” năm 2013, TPBank ra mắt nhận diện thương hiệu mới và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc trong công tác tái cơ cấu.

 Năm 2014: TPBank tiếp tục mở rộng và phát triển, khai trương các Chi nhánh: Bến Thành, Bình Dương, Đà Nẵng, Hùng Vương, Tây Hà Nội, chi nhánh An Giang trụ sở mới. Là ngân hàng đầu tiên trên cả nước ra mắt phiên bản eBank trên phần mềm cơng nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hóa cả hai phiên bản Mobile Banking và Internet Banking.

 Năm 2015: TPBank tiếp tục khai trương các chi nhánh mới: Hoàng Mai, Tân Phú, Cửu Long, Quảng Ninh, Nghệ An, Long Biên, Đắk Lắk, Thanh Trì.

 Năm 2019: Ra mắt thẻ tín dụng TPBankWorld MasterCard, vẫn tiếp tục mở rộng, khai trương các chi nhánh mới: Nha Trang, Bến Thành, Thanh Hóa, Thanh Trì, Hà Đơng, Chiến Thắng. Tổng tài sản lúc này của TPBank là: 83.200 tỷ đồng.

 Năm 2020: TPBank chính thức ra mắt hệ thống điểm giao dịch tự động 24/7 LiveBank và khai trương tại Đà Nẵng, ra mắt ứng dụng thanh toán bằng mã QR – TPBank QuickPay, ra mắt phiên bản eBank Biz 3.0 - giải pháp đột phá cho doanh nghiệp. Khai trương TPBank tại Dĩ An, Biên Hòa, Kiên Giang.

 Năm 2021, TPBank đã hai lần được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ, nâng tổng số vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 15.818 tỷ đồng thơng qua hình thức phát hàng cổ phiếu riêng lẻ và phát hàng cổ phiếu để chia cổ tức. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm cùng nguồn vốn huy động chất lượng đã giúp TPBank nâng cao hệ số an tồn vốn. Tính đến năm 2021, hệ số an toàn

49

vốn CAR của TPBank đạt gần 14% cao gấp đôi mức 8% mà NHNN yêu cầu.

Với những nỗ lực phát triển nêu trên, TPBank đã nhận được các phần thưởng xứng đáng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, được Tạp chí Global Financial Market Review trao tặng giải thưởng “Ngân hàng Số sáng tạo nhất Việt Nam” hai năm liên tiếp 2014, 2015 và giải thưởng "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” trong 2 năm 2015, 2016. Đặc biệt, trong năm 2016 TPBank vinh dự nhận giải thưởng - Best Internet Banking (Ngân hàng điện tử tốt nhất) do The Asian Banker trao tặng và lọt vào top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín nhất năm 2016 theo báo cáo đánh giá của Vietnam Report. Nhờ những nỗ lực không ngừng, tháng 10/2016 TPBank đã được Moody xếp hạng tín nhiệm B2, mức cao nhất trong các Ngân hàng cổ phần ở Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của TPbank:

Ngân hàng TMCP Tiên Phong được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 và Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Các hoạt động của TPBank tuân thủ Luật Doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng và Điều

50

lệ TPBank đã được Đại hội đồng cổ đơng thơng qua. TPBank hiện khơng có cơng ty con, công ty liên kết.

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Tiên Phong)

Diễn giải về đường báo cáo quản lý :

(1) Tổng Giám đốc quản lý toàn diện các hoạt động tại ĐVKD và quản lý trực tiếp Giám đốc ĐVKD;

(2) Mảng KHDN của ĐVKD chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc ĐVKD và Khối CB phối hợp quản lý.

(3) Mảng KHCN của ĐVKD chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc ĐVKD và Khối RB phối hợp quản lý.

(4) Mảng Vận hành của ĐVKD:

- Chuyên môn nghiệp vụ: Khối OP quản lý trực tiếp.

- Nhân sự: Khối OP tham gia cùng quản lý với vai trò tham vấn trong các công tác nhân sự là định biên, tuyển dụng, điều chuyển, bổ nhiệm, đánh giá.

51

(5) Mảng Nhân sự của ĐVKD chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc ĐVKD và Khối HR tham vấn ý kiến của Khối OP, Khối RB, Khối CB về quản lý nhân sự tương ứng với từng mảng.

(6) Các Đơn vị khác tại Hội sở tương tác với ĐVKD theo các quy trình nghiệp vụ chun mơn.

Cơ cấu cổ đông của ngân hàng:

Theo sổ cổ đơng chốt ngày 21/03/2018, cơng ty có 611 cổ đơng trong đó có 593 cổ đơng các nhân và 18 cổ đông tổ chức. 3 cổ đông lớn sở hữu nhiều trên 5% tổng số cổ phần của TPBank lần lượt là CTCP FPT (8.68%), CTCP Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI (7.60%), Tổng CTCP Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (5.14%).

Vị thế của ngân hàng :

TPBank là ngân hàng phát triển nhanh nhất tại Việt Nam trong năm 2019- 2021 so với toàn ngành và các doanh nghiệp cùng ngành. Được thể hiện bằng các tiêu chí sau:

 Tốc độ trăng trưởng:

Tăng trưởng tín dụng tăng trưởng vượt trội so với các ngân hàng có vốn điều lệ tương tự và các ngân hàng có số lượng mạng lưới/POS cao hơn. Tốc độ tăng trưởng huy động của TPBank năm 2021 tăng hơn 30%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình tồn ngành (xấp xỉ 18% trong năm 2017)

 Chất lượng tài sản:

Việc quản trị rủi ro chặt chẽ và kiểm sốt chính sách thu hồi nợ tốt, chất lượng thu hồi tài sản của TPBank thuộc loại tốt hơn so với ngành, với chỉ số nợ xấu NPL ở mức 1/3 so với trung bình ngành, và có tỷ lệ nợ xấu trong nhóm thấp nhất so với các ngân hàng có quy mơ tương đương.

52

Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, tỷ lệ CAR đã ở trên mức 14%, cao hơn mức tối thiểu được NHNN yêu cầu. Với quy mơ hiện tại TPBank có nhiều dư địa để tăng thêm vốn bằng việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh nha trang (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)