Về nhận diện, đánh giá và quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh nha trang (Trang 121 - 124)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2. Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân

3.2.2. Về nhận diện, đánh giá và quản lý rủi ro

Thứ nhất, rủi ro lãi suất:

Đây là rủi ro lớn đối với các ngân hàng nói chung và TPbank nói riêng. Rủi ro về lãi suất thường xảy ra khi có sự biến động lớn về lãi suất đầu vào và đầu ra, sự chênh lệch giữa các mức lãi suất huy động lớn cũng như chênh lệch giữa các kỳ hạn huy động và kỳ hạn đầu tư, cho vay ra thị trường. Nói chung, rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự khơng cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Vì Tài sản nợ của ngân hàng chính là nguồn tiền gửi từ cơng chúng, tiền ngân hàng vay của chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng khác. Ngiệp vụ này thực chất là quản lý nguồn tiền mà ngân hàng huy động được, nhằm đưa ra giải pháp đầu tư hiệu quả đem về lợi nhuận cao nhất.

111

Do đó, theo tác giả, cần nhận diện và đánh giá để quản trị các rủi ro đối với hoạt động huy động vốn để đầu tư vào các hạn mục đầu tư ít rủi ro hoặc kiểm sốt được rủi ro, cụ thể như :

Đầu tiên, là đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Phương pháp này an tồn nhưng

lãi suất thấp. Hầu hết mọi ngân hàng đều tham gia hoạt động này.

Hai là, là cho vay vốn kinh doanh. Bản chất ngân hàng là kinh doanh tiền

tệ. Ngân hàng cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất huy động và ăn chênh lệch làm lãi. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ thận trọng khi cho vay để tránh nợ xấu.

Ba là, đầu tư chứng khốn. Ngân hàng có một đội ngũ chun nghiên cứu

về vấn đề này. Ngân hàng sẽ đưa ra hoạt động mua bán cổ phiếu gì, số lượng bao nhiêu trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên cho vay vẫn là hoạt động sôi động nhất trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Như vậy, nếu NHTM duy trì cơ cấu tài sản có và tài sản nợ với những kỳ hạn khơng cân xứng với nhau, thì phải chịu những rủi ro lãi suất trong việc tái tài trợ tài sản có và tài sản nợ; hoặc rủi ro lãi suất do giá trị của tài sản thay đổi khi lãi suất thị trường biến động. Ngân hàng có thể phịng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách làm cho các kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ cân xứng với nhau. Xét từ góc độ triết lý chung thì việc làm cho các kỳ hạn cân xứng với nhau là một giải pháp tốt nhất đề phòng ngừa rủi ro lãi suất. Nếu khơng có sự quan tâm thích đáng đến việc quản lý rủi ro lãi suất, không dự báo được xu hướng biến động của lãi suất thì các NHTM có thể bị thiệt hại nặng nề từ loại rủi ro này, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động huy động vốn của ngân hàng TPbank.

Thứ hai, nâng cao năng lực chuyên môn nhân viên, kể cả giao dịch viên, kiểm soát viên và bộ phận kiểm tra KSNB:

Để nhận biết và đánh giá được rủi ro thì địi hỏi cán bộ phải có trình độ và năng lực tốt, nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu. Do đó, cần có những

112

khóa đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho các nhân viên nhằm nâng cao năng lực nhận biết, đánh giá, và đối phó với những rủi ro trong quá trình huy động nguồn vốn. Ngoài ra, cần phải động viên và tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích nhân viên tham gia các lớp học nâng cao bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí cho nhân viên, tạo điều kiện về thời gian cho nhân viên để tham gia các lớp học.

Thứ ba, phân công nhiệm vụ một cách khoa học và phù hợp:

Rủi ro tại đơn vị có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân. Và rủi ro cũng có nhiều mức độ khác nhau, có rủi ro xảy ra với mức độ ít, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng, có rủi ro xảy ra với tần suất cao nhưng hậu quả khơng nghiêm trọng, thì việc phân bổ nguồn lực để đối phó với rủi ro như thế nào là có hiệu quả nhất trong điều kiện nguồn lực giới hạn là một vấn đề hết sức quan trọng. Với những lĩnh vực, đối tượng thường xảy ra sai phạm thì cần phân bổ nguồn lực nhiều hơn.

Thứ tư, rủi ro nhận diện được truyền đạt đến các phòng ban:

Để nhận diện được rủi ro là một vấn đề hết sức khó khăn, nhưng khi rủi ro đã được phát hiện mà lại khơng được truyền đạt đến các phịng ban của Chi nhánh thì việc phát hiện đó cũng khơng đem lại được nhiều lợi ích thiết thực. Do đó, khi có một vấn đề rủi ro được phát hiện cần nhanh chóng được truyền đạt đến các phịng ban của Chi nhánh, có thể truyền đạt đến toàn hệ thống nếu vấn đề nghiêm trọng, cần phải truyền đạt một cách rộng rãi bằng hệ thống văn bản giấy hoặc email nội bộ, và cần đảm bảo các thông tin này được truyền đạt một cách chính xác để có hướng giải quyết thiết thực nhất đối phó với rủi ro.

Thứ năm, tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan Nhà nước:

TPBank - Chi nhánh Nha Trang cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các cơ quan Nhà nước có chức năng trong việc trao đổi thơng tin và xử lý nghiệp vụ trong q trình thực hiện huy động nguồn tiền gửi, nắm bắt được hành lang pháp lý, thay đổi của các nghị định, các thông tư,... về việc quy định mở tài

113

khoản tiền gửi thanh tốn,.. Bên cạnh đó, việc phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước để thường xuyên nắm bắt được tình hình hoạt động của những đối tượng sử dụng nguồn tiền gửi của ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền liên quan cần đưa ra tiêu chuẩn nghề nghiệp về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng (với chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp tương ứng).

Người thực hiện cơng tác kiểm sốt nội bộ cần được đào tạo và cấp chứng chỉ. Đây được coi như chứng chỉ hành nghề đối với kiểm soát viên tại ngân hàng để đảm bảo yêu cầu về trình độ và năng lực; Các tổ chức tín dụng phải đảm bảo số lượng tối thiểu về kiểm sốt viên, đảm bảo tính độc lập với việc bảo đảm mức thu nhập hợp lý cho kiểm sốt viên… nhằm khuyến khích cán bộ làm ở vị trí này một cách trách nhiệm

- Ngân hàng cần có nghiên cứu quy mơ, đủ tầm đánh giá về vai trị của kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh trong thời gian vừa qua, trên cơ sở đó có các đề xuất cụ thể về đổi mới phù hợp trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh nha trang (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)