Các rủi ro thường gặp trong hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh nha trang (Trang 43 - 47)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.2. Khái quát về hoạt động huy động vốn trong các ngân hàng thương mại

1.2.4. Các rủi ro thường gặp trong hoạt động huy động vốn

Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt và chính vì thế những rủi ro đối với hoạt động ngân hàng cũng mang tính đặc thù. Rủi ro là việc không thể tránh khỏi trong kinh doanh ngân hàng, bất cứ hoạt động kinh doanh cả lĩnh vực ngân hàng cũng sẽ có mức rủi ro. Do đó, người hoạt động kinh doanh phải xác định mức rủi ro cho mình. Tuy nhiên rủi ro khơng phải lúc nào cũng sẽ xảy ra, nên cần có những hoạt động nghiên cứu xác định rủi ro để hạn chế rủi ro xảy ra. Rủi ro nói chung thường được định nghĩa là do tác động ngược lại của lợi nhuận gây ra do sự bất ổn định của các yếu tố không xác định. Để định lượng các rủi ro cần tính đến sự bất ổn định của các yếu tố và những tác động ngược lại về lợi nhuận đang tiềm ẩn. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực có nhiều rủi ro, có thể được chia ra theo một số thành phần sau:

Rủi ro lãi suất: trong quan hệ cho vay, đầu tư với vốn tiền gửi thì vốn ngắn

hạn chỉ dùng để cho vay ngắn hạn, vốn dài hạn dùng để cho vay trung dài hạn và đầu tư dài hạn, nhưng nếu ngân hàng duy trì cơ cấu tài sản Nợ và tài sản có với những kỳ hạn khơng cân xứng nhau thì phải chịu rủi ro lãi suất trong việc tái tài trợ tài sản nợ và tài sản có, hoặc rủi ro lãi suất do giá trị của tài sản thay đổi khi lãi suất thị trường biến động.

Rủi ro ngoại hối: việc nắm giữ một ngoại tệ của một quốc gia nào đó là rất

mạo hiểm, vì nó khiến ngân hàng phải gánh chịu một rủi ro ngoại hối phát sinh từ biến động tỷ giá ngoại tệ thể hiện các khoản cho vay và nợ so với đồng nội tệ.

Rủi ro thanh khoản: phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu

cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Trong những trường hợp như vậy, thì ngân hàng phải đi vay bổ sung nguồn vốn thanh toán hoặc phải bán tài sản có của

33

mình để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền. Đối với tổ chức tài chính nói chung, thì rủi ro thanh khoản xảy ra với các ngân hàng là thường xuyên và nghiêm trọng hơn cả, nguyên nhân chính xuất phát từ đặc điểm mang tính đặc thù của bảng cân đối tài sản là: ngân hàng đã dùng các nguồn vốn ngắn hạn bên tài sản nợ để tài trợ cho các tài sản bên tài sản có.

Rủi ro hoạt động ngoại bảng: hoạt động ngoại bảng là những hoạt động

không thuộc bảng cân đối tài sản, tuy nhiên các hoạt động ngoại bảng có ảnh hưởng đến trạng thái tương lai của bảng cân đối tài sản nội bảng, bởi vì các hoạt động ngoại bảng có thể tạo ra những tài sản Nợ và tài sản Có bổ sung cho bảng cân đối nội bảng.

Rủi ro công nghệ và hoạt động: đổi mới công nghệ ngân hàng đã trở thành

chủ đề được các ngân hàng quan tâm hơn bao giờ hết trong các năm gần đây, các ngân hàng đã tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động bằng những khoản đầu tư khổng lồ vào lĩnh vực công nghệ như: mạng lưới máy rút tiền tự động ATM, xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động, mạng lưới điện tín thanh tốn và chuyển tiền... Mục tiêu phát triển công nghệ ngân hàng là giảm chi phí bình qn trên một đơn vị sản phẩm. Rủi ro công nghệ phát sinh khi những khoản đầu tư cho phát triển công nghệ không tạo ra được khoản tiết kiệm trong chi phí như đã dự tính khi mở rộng qui mơ hoạt động. Rủi ro về cơng nghệ có thể gây nên hậu quả là khả năng cạnh tranh của ngân hàng giảm xuống đáng kể và nguyên nhân tiềm ẩn của sự phá sản ngân hàng trong tương lai. Rủi ro hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với rủi ro công nghệ và có thể phát sinh bất cứ khi nào nếu hệ thống công nghệ bị trục trặc hoặc khi hệ thống hỗ trợ bên trong ngừng hoạt động.

Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng được hiểu là khả năng xảy ra những thiệt

hại do khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi đầy đủ hoặc đúng hạn hay cả hai theo quy định trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro tín dụng

34

chịu nhiều tác động của các yếu tố. Những yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng có thể nói là rất lớn lao bao gồm yếu tố vi mô và vĩ mô. Do đặc điểm kinh doanh ngân hàng là một tổ chức tài chính kinh doanh tiền tệ và có nhiều quan hệ với các chủ thể trong nền kinh tế, do đó những biến động của nền kinh tế quốc gia hay của từng doanh nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng. Kiểm sốt rủi ro tín dụng là một cơng việc phức tạp địi hỏi trình độ cao về nhân lực, cơng nghệ và sự vững mạnh về vốn. Do có rất nhiều yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng do đó việc nắm bắt và dự đốn khả năng xảy ra rủi ro là rất khó khăn.

Rủi ro sở hữu: Hỗn hợp các nguồn vốn như thế nào để có thể đóng góp

nhiều nhất vào việc đạt được mức và sự ổn định của lợi nhuận thuần mà các cổ đông của ngân hàng mong muốn, cũng như hạn chế rủi ro kinh doanh của nó? Bởi vì nguồn vốn đi vay làm tăng rủi ro tín dụng và kinh doanh của ngân hàng nên cần phải phân bổ kết cấu nguồn vốn đi vay và vốn sở hữu? Khi tỷ lệ vốn đi vay so với vốn sở hữu tăng lên thì liệu ngân hàng có bị những người gửi tiền và các nhà đầu tư xem lại rủi ro cao hơn hay khơng? Nếu có liệu định chế có bị ép phải huy động vốn với chi phí lãi phải đắt hơn hay khơng?

Rủi ro hoạt động: là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên nhân như con

người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống, các sự kiện khách quan bên ngồi. Có thể chia rủi ro hoạt động thành 4 phần bao gồm:

- Rủi ro con người: là rủi ro liên quan đến nhân viên ngân hàng; chẳng hạn như cán bộ ngân hàng thông đồng với nhau lập sổ tiết kiệm giả, thẻ ATM giả chiếm đoạt tiền của khách hàng, lập chứng từ giả để rút tiền trong tài khoản của khách hàng hay như nhân viên ngân hàng thiếu kinh nghiệm, trình độ chun mơn nghiệp vụ dẫn tới hạch toán sai, nhầm lẫn…

35

- Rủi ro hệ thống: là rủi ro có thể xảy ra như nhập dữ liệu sai, kiểm soát thay đổi kém, kiểm soát dự án kém, lỗi lập trình, lỗi dịch vụ, an ninh hệ thống, sự khơng phù hợp của hệ thống…

- Rủi ro bên ngoài: là các rủi ro xảy ra bên ngoài nằm ngồi tầm kiểm sốt của ngân hàng và thường do các sự kiện của ngân hàng khác nhưng ảnh hưởng tác động đến ngành như gian lận và trộm cắp bên ngồi, hỏa hoạn, thiên tai, bố trí th ngồi khơng thành cơng, biểu tình, bạo loạn…

- Rủi ro pháp lý: là rủi ro từ sự không rõ ràng của các hoạt động pháp lý

hoặc không rõ ràng trong việc áp dụng và hiểu các hợp đồng, luật hay quy chế. Ở một số nước, rủi ro pháp lý bắt nguồn tự sự không rõ ràng của quan điểm pháp lý. Những rủi ro trong hoạt động ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường (rủi ro lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa), nhất là rủi ro tác nghiệp xuất phát từ những quy định, quy trình khơng chặt chẽ do hệ thống IT không tốt, ngừng hoạt động hoặc bị xâm hại, rủi ro từ chủ quan của cán bộ ngân hàng yếu kém về trình độ hay cố ý lợi dụng chức trách, nhiệm vụ gây thất thoát tiền gửi của khách hàng và ngân hàng. Ở đây, có thể nhận dạng các rủi ro xuất phát từ khâu tác nghiệp của các tổ chức tín dụng như sau:

- Rủi ro do khách quan về cơng nghệ vì bị virus xâm hại, hacker tấn cơng làm mất dữ liệu gây khó khăn dẫn đến những nhầm lẫn số liệu dẫn đến mất tiền vốn của người gửi.

- Dạng rủi ro chủ quan của cán bộ ngân hàng cố ý lách các quy định của pháp luật, cơ chế, quy chế của ngành ngân hàng để vụ lợi, biển thủ tiền của khách hàng và ngân hàng.

- Dạng rủi ro xuất phát từ dạng chủ động lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ phía khách hàng trong q trình thực hiện quan hệ giao dịch với tổ chức tín dụng.

36

Với ba dạng rủi ro tổng quát nêu trên, chúng ta có thể tập trung vào những trường hợp cụ thể của dạng rủi ro 2 và 3 nêu trên.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh nha trang (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)