8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.4.2. Những yếu tố từ phía ngân hàng
Thứ nhất, về mơi trường kiểm sốt: Là những yếu tố của ngân hàng ảnh
hưởng đến hoạt động của hệ thống KSNB và các yếu tố tạo ra mơi trường mà trong đó tồn bộ nhân viên của ngân hàng nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống KSNB. Ví dụ, nhận thức của các nhà quản lý về liêm chính và đạo đức nghề nghiệp, về việc cần thiết phải tổ chức bộ máy hợp lý, về việc phân công, uỷ nhiệm rõ ràng, về việc ban hành bằng văn bản các nội quy, quy chế quy trình huy động vốn,.. một mơi trường kiểm sốt tốt sẽ là nền tảng cho sự hoạt động hiệu quả của hệ thống KSNB. Đồng thời, khi đánh giá về mơi trường kiểm sốt phải xét đến năng lực, trình độ của đội ngũ nhân viên: năng lực và kiến thức là kỷ năng cần thiết để hồn thành nhiệm vụ thuộc phạm vi cơng việc của từng cá nhân, nếu như đội ngũ giao dịch viên, kiểm sốt viên, và cán bộ phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ được tuyển dụng là những người có năng lực trình độ và ý thức cao trong cơng việc, sẽ làm cho hệ thống KSNB đỡ vất vả hơn trong q trình kiểm sốt, tăng hiệu quả kiểm sốt,
42
giảm được chi phí cho ngân hàng. Tiếp theo là cơ cấu tổ chức: Việc bố trí sắp xếp các phịng ban trong ngân hàng cũng có ảnh hưởng đáng kể đến việc tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, ví dụ như: nếu như bố trí phịng hậu kiểm chứng từ của ngân hàng trực thuộc phịng kế tốn, thì chức năng kiểm tra và đánh giá của hậu kiểm sẽ khơng cịn được phát huy tác dụng. Tương tự, Phòng kiểm tra KSNB của ngân hàng, nếu như thuộc quyền quản lý của chi nhánh, nó sẽ làm ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB (do đó, phịng kiểm tra KSNB của ngân hàng thường trực thuộc trụ sở chính của ngân hàng)
Thứ hai, Công nghệ thông tin và truyền thơng: việc ứng dụng trình độ khoa
học cơng nghệ tiên tiến trong ngân hàng giúp tăng cường tính hữu hiệu của bộ máy kiểm tra KSNB, ví dụ cụ thể: khi giao dịch viên huy động một hợp đồng tiền gửi vượt trần mức lãi suất được quy định, lập tức nó sẽ truyền báo cáo đến bộ phận kiểm tra KSNB để họ kiểm tra lại lần nữa và phát hiện những rủi ro có thể xảy ra, hoặc hệ thống cơng nghệ thơng tin có thể có những báo cáo hỗ trợ các trường hợp cần thiết về thời gian truy cập, user truy cập vào hệ thống, kết xuất số liệu, dữ liệu.. khi có nhu cầu.
Thứ ba, chế tài và hình thức xử phạt khi nhân viên bị vi phạm: Ngân hàng
quy định rõ ràng mức vi phạm nào, trong trường hợp nào, trong lĩnh vực nào thì tương ứng với mức hình phạt nào cụ thể, những chế tài này đủ sức răn đe nhân viên nếu như có những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong quá trình tác nghiệp huy động vốn. Khi những quy định này được truyền thơng và thơng tin đến tồn bộ cán bộ nhân viên trong ngân hàng, thì lúc này hệ thống KSNB sẽ hoạt động một cách hữu hiệu hơn.
Thứ tư, về hoạt động giám sát và đánh giá rủi ro: Khi đơn vị có những chế
tài, những văn bản quy định cụ thể về việc giám sát nguồn tiền gửi cũng như truyền thông tới từng cán bộ về nhận định và đánh giá các loại rủi ro thường xun gặp
43
phải,… thì tính hữu hiệu của hệ thống KSNB được nâng cao. Ngược lại, nếu đơn vị không hề quan tâm đến việc giám sát cũng như không quan tâm đến các rủi ro tiềm ẩn bên trong mỗi nghiệp vụ và chưa có một văn bản hướng dẫn nào để nhân viên tiếp nhận và thực thi thì khi đó hệ thống KSNB sẽ giảm đi tính hữu hiệu.
44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
KSNB được thiết lập trong một tổ chức nhằm đảm bảo các mục tiêu là báo cáo tài chính đáng tin cậy, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Một hệ thống KSNB thông thường bao hàm 5 yếu tố cấu thành gồm môi trường kiểm soát, các hoạt động kiểm soát, đánh giá rủ ro, thông tin và truyền thông và giám sát.
Trong nội dung chương này, tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận về KSNB và KSNB đối với hoạt động huy động vốn trong ngân hàng như sau:
- Làm rõ tổng quan về KSNB trong NHTM;
- Làm rõ khái quát về hoạt động huy động vốn trong các NHTM; - Làm rõ KSNB hoạt động huy động vốn trong các NHTM;
- Làm rõ đặc điểm của các hoạt động huy động vốn có ảnh hưởng đến cơng tác KSNB.
Các vấn đề lý luận của chương 1 cung cấp cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu thực trạng KSNB đối với hoạt động huy động vốn tại NHTM Cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Nha Trang ở chương 2 và đề xuất giải pháp tăng cường KSNB ở chương 3.
45
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG - CHI NHÁNH NHA TRANG