Quá trình hình thành và phát triển của VCB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của vietcombank đến năm 2020 (Trang 30 - 32)

2.1 Giới thiệu khái quát về VCB

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VCB

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam;

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign

Trade of Việt Nam;

Tên giao dịch: Vietcombank;

Tên viết tắt: VCB;

Website: http://www.vietcombank.com.vn

Vốn điều lệ (đến ngày 31/12/2009) là 12.100 tỷ VND;

Địa chỉ trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà

Nội.

VCB là NHTM nhà nước cổ phần hóa, chuyển đổi từ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHTM nhà nước) theo Quyết định số 138/GP-NHNN ngày 23/05/2008 của Thống đốc NHNN và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 ngày

02/06/2008 so Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hà Nội cấp.

Được thành lập vào ngày 01/04/1963 theo Quyết định số 115/CP của Hội đồng

Chính phủ và thực hiện cổ phần hóa thơng qua việc bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007 tại Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh, VCB được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 DN đặc biệt. VCB ln giữ vai trị chủ lực trong hệ thống NH VN, với uy tín trong các lĩnh vực NH bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, TTQT và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động NH. Sau 45 năm hoạt động, VCB đã phát triển thành một NH đa năng. Bên cạnh vị thế

vững chắc trong lĩnh vực NH bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và DN lớn, VCB đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động NHBL và phục vụ DN vừa và nhỏ với các SP, DV NH hiện đại và chất lượng cao. NH còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng v.v.. thông qua các công ty con và công ty liên doanh. VCB đã tập trung áp dụng phương thức quản trị NH hiện đại, mở rộng và nâng cấp mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch. Cho đến nay, mạng lưới của VCB đã vươn rộng ra nhiều địa bàn và lĩnh vực, bao gồm: 1 hội sở chính; 1 sở giao dịch; 69 chi nhánh và 248 phòng giao dịch trên tồn quốc; 1 trung tâm đào tạo; 03 Cơng ty con ở trong nước gồm: Công ty Cho th Tài chính VCB (VCB Leasing), Cơng ty TNHH Chứng khốn VCB (VCBS), Cơng ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower); 1 Cơng ty con ở nước ngồi:

23

Cơng ty Tài chính Việt Nam – Vinafico Hongkong; 2 Văn phịng đại diện tại Singapore và Paris; 04 Công ty liên doanh: Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF), Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina, Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday - Bến Thành và Công ty Cổ phần Địa ốc Việt (VietcomReal- VCR).

Ngoài ra, mạng lưới phục vụ khách hàng cịn được đa dạng hóa với 1.244 máy ATM và 7.800 điểm chấp nhận thẻ của VCB trên toàn quốc. Hoạt động của NH còn

được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 NH đại lý trên gần 100 quốc gia và vùng lãnh

thổ.

Năm 2008 đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của NH với việc chính thức chuyển mình trở thành NHTMCP có vốn điều lệ và tổng tích sản lớn nhất VN. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đứng trước thách thức quan trọng là phải vừa chuyển đổi cơ cấu hoạt động, vừa đảm bảo đạt hiệu quả kinh doanh, toàn hệ thống VCB đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra. Với những thành tích nổi bật trong năm qua, VCB đã được tạp chí Asiamoney bầu chọn là “Ngân hàng nội địa tốt nhất VN”.

Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến 31/12/2009, VCB đã có tổng tài sản xấp xỉ 255 nghìn tỷ VND (tương đương 13,4 tỷ USD), tổng dư nợ tín dụng đạt gần 141 nghìn tỷ đồng.

24

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của vietcombank đến năm 2020 (Trang 30 - 32)