Cơng tác thanh tốn XNK và DV khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của vietcombank đến năm 2020 (Trang 39 - 40)

2.1 Giới thiệu khái quát về VCB

2.1.4.4 Cơng tác thanh tốn XNK và DV khác

Năm 2009 chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thối tồn cầu, hoạt động XNK của cả nước gặp khó khăn và bị sụt giảm. Trong bối cảnh chung, hoạt động thanh toán của VCB cũng không tránh khỏi sự tụt giảm. Doanh số thanh toán XNK của VCB đạt 25,62 tỷ USD, giảm 23,8% so với năm 2008. Mặc dù vậy, VCB vẫn duy trì thị phần lớn trong hoạt động thanh tốn XNK: chiếm 20,4% trong tổng kim ngạch XNK của cả nước năm 2009.

32

Doanh số thanh toán xuất khẩu năm 2009 đạt 12,46 tỷ USD, giảm 28,7% so với năm 2008, chiếm 22% thị phần của cả nước. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 13,15 tỷ USD, giảm 14,5% so với năm 2008, chiếm 19,1% thị phần của cả nước.

Mặc dù số lượng khách hàng cũng như số lượng giao dịch thanh toán XNK của VCB tăng so với năm 2008 (tương ứng là 7% và 5%) song doanh số cũng như thị phần XNK của VCB trong năm 2009 không tránh khỏi sự tụt giảm mạnh, chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

- Tình hình XNK cả nước giảm 13,2% so với năm 2008, trong đó kim ngạch XK giảm 9,9% và NK giảm 15,8%;

- VCB phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các NH khác. Sự dịch chuyển và phân tán hoạt động của một số khách hàng lớn (đặc biệt là khối dầu khí) là một

trong những nguyên nhân sụt giảm doanh số trong khi việc phát triển các SP và chính sách khách hàng hướng tới thu hút khách hàng vừa và nhỏ còn hạn chế;

- Việc khan hiếm ngoại tệ tại VCB khiến việc điều hòa nguồn vốn ngoại tệ phục vụ khách hàng thanh tốn XNK gặp nhiều khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng và tình hình thực hiện kế hoạch của các Chi nhánh:

So với năm 2008, doanh số thanh toán XNK của hầu hết các đơn vị lớn như Hội sở chính, Sở giao dịch, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu đều bị giảm mạnh. Có 28 trên 65 chi nhánh có mức tăng trưởng dương, tuy nhiên hầu hết trong số đó đều là các chi nhánh có quy mơ nhỏ, tỷ trọng thấp và ở các địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển.

So với kế hoạch (đã điều chỉnh), trong tổng số 62 chi nhánh (khơng tính 4 chi nhánh mới khai trương trong năm 2009) có 46 chi nhánh đạt và vượt kế hoạch. Các chi nhánh có mức thực hiện đạt kế hoạch từ 150% trở lên là Quảng Bình, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc, Châu Đốc, Biên Hịa, Hạ Long, Bình Thạnh, Hưng Yên… Tuy nhiên, đa phần các chi nhánh này chiếm tỷ trọng nhỏ về doanh số (<100 triệu USD). Đặc biệt hai chi nhánh có tỷ trọng doanh số lớn trong hệ thống có mức thực hiện kế hoạch khá cao và Vũng Tàu (117,2%), Bình Dương (113,6%).

Các đơn vị có doanh số lớn trong hệ thống (>3 tỷ USD) đều thực hiện không đạt kế hoạch là Sở Giao dịch (92%), Hội sở chính (93%) và HCM (95,4%).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của vietcombank đến năm 2020 (Trang 39 - 40)