Nhận định cơ hội và nguy cơ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của vietcombank đến năm 2020 (Trang 60)

2.2. Phân tích các yếu tố về môi trường kinh doanh của VCB

2.2.3 Nhận định cơ hội và nguy cơ

2.2.3.1 Cơ hội

Tình hình chính trị ổn định: VN là một quốc gia được đánh giá có tình hình

chính trị khá ổn định, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư cũng như môi trường kinh doanh của DN;

Nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng cao: thu nhập và mức sống của người

dân ngày càng tăng kéo theo là nhu cầu về thanh toán hoặc sử dụng các SPDV NH ngày càng lớn;

Tiềm năng thị trường TC - NH còn rất lớn: nền kinh tế VN đang phát triển

khá cao, các tổ chức kinh tế ngày càng mở rộng quy mô hoạt động và thành lập mới ngày càng nhiều, nhu cầu thanh toán – trung gian tài chính ngày càng cao và nhu cầu vốn để đầu tư phát triển cũng như phục vụ kinh doanh cũng ngày càng lớn mạnh, đây là tiềm năng khá lớn để hoạt động NH phát triển;

Dân số đông, thị trường lao động khá lớn: Mật độ dân số trẻ chiếm tỷ trọng

cao trong tổng dân số tại VN sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút lao động trẻ cho VCB;

Ưu tiên hỗ trợ của Chính phủ về ngành NH: Chủ trương của VN là hình

thành một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, bên cạnh đó hoạt động tài chính NH được Chính phủ đánh giá là lĩnh vực khá nhạy

cảm có ảnh hưởng mang tính hệ thống đến nền kinh tế, do đó ngành NH được Chính phủ giao cho NHNN quản lý khá chặt chẽ và có những động thái ưu tiên hỗ trợ kịp

thời trong trường hợp gặp những khủng hoảng trong quá trình hoạt động;

Quá trình hội nhập quốc tế nhanh và bền vững: mang lại cho ngành NH

những cơ hội tiếp cận những cơng nghệ NH hiện đại của thế giới, có thể dẫn đến giảm chi phí giao dịch & quản lý nâng cao hiệu quả hơn; bên cạnh đó hội nhập quốc tế sẽ làm tăng vị thế của hệ thống NH VN, nhất là trên thị trường tài chính của khu vực;

53

Những rào cản gia nhập trong lĩnh vực NH khá cao: theo quy định hiện hành

của NHNN về mức vốn tối thiểu để thành lập NH là đến tháng 10 năm 2010 là 3.000 tỷ đồng, đây có thể là một rào cản khá lớn trong việc thành lập NH tại VN;

Người dân đã dần quen với các giao dịch điện tử như ATM, SMS,

ebanking,…: các số liệu thống kê đã phân tích trên cho thấy số lượng máy ATM ngày

càng nhiều, số lượng phát hành thẻ ngày càng lớn, doanh thu DV chuyển tiền điện tử tăng cao… trong thời gian gần đây qua đó cho thấy người dân ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các giao dịch điện tử, đây là thuận lợi lớn cho hoạt động kinh doanh NH phát triển.

2.2.3.2 Nguy cơ

Cạnh tranh giữa NH và các định chế tài chính khác ngày càng gay gắt: đặc

biệt là khi khơng cịn hạn chế về phạm vi và tỷ lệ huy động vốn trong nước đối với các NHNNg và tiến đến là các rào cản mang tính bảo hộ kinh tế trong nước nói chung và ngành TC-NH nói riêng về cơ bản phải bị dỡ bỏ hồn tồn. Q trình hội nhập quốc tế nhanh cũng dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn NH lớn của thế giới đang

xâm nhập vào thị trường nước ta;

Khách hàng ngày càng trở nên khó tính hơn và mong đợi nhiều hơn ở DV

NH: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nhu cầu về tài chính, đầu tư, NH của

người dân sẽ ngày càng tăng. Khách hàng ngày càng có một địi hỏi cao hơn về DV NH. Do đó vấn đề nâng cao chất lượng DV và phục vụ khách hàng là một thách thức lớn đối với các NH VN hiện nay;

Nền kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều biến động: trong thời gian gần

đây, thị trường tài chính tiền tệ NH trong nước và trên thế giới gặp nhiều khó khăn và

có những diễn biến hết sức bất lợi. Theo dự báo thì những khó khăn này sẽ cịn tiếp diễn trong thời gian tới. Tình hình kinh tế trong nước mặc dù có sự tăng trưởng khá nhưng chưa thật sự ổn định, lạm phát cao, lãi suất, CSTT còn nhiều biến động, gây

tâm lý khá bị động cho các NH trong việc điều hành kinh doanh;

Khung pháp lý chưa thực sự hoàn thiện và đồng bộ: các chính sách pháp lý

của VN hiện nay chưa thật sự đồng bộ, đặc biệt trong hoạt động NH tiền tệ và tín dụng

đã gây khơng ít khó khăn cho các TCTD trong hoạt động kinh doanh;

Công nghệ tụt hậu: hạ tầng công nghệ NH và hệ thống thanh tốn lạc hậu và

có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng DV, năng lực quản lý điều hành của NHNN và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM cịn nhiều hạn chế;

Cơng tác quản lý thông tin thị trường chưa được chú trọng: các nguồn tin

hiện nay rất đa dạng, chưa được kiểm sốt và cơng bố một cách xác thực nhất nên đã tạo tâm lý cho khách hàng dễ tin vào tin đồn hơn, điều này sẽ tạo nên “hiệu ứng

54

domino” khá cao ảnh hưởng xấu đến tính an tồn trong hoạt động kinh doanh các DN nói chung và lĩnh vực NH nói riêng;

Mức độ đơ thị hóa tại VN khá nhanh: kinh tế phát triển tập trung tại các thành

phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… ở các tỉnh nhỏ kinh tế cịn phát triển chậm và khơng đồng đều, đây là rào cản khá lớn để phát triển mạng lưới NH hiệu quả.

Thói quen sử dụng tiền mặt cịn rất phổ biến tại VN: tỷ lệ thanh toán bằng tiền

mặt ở nước ta còn chiếm khá cao. Tại thời điểm năm 1997, tỷ lệ này chiếm 30,8%. Đến nay tuy đã giảm xuống (khoảng 25%) song vẫn còn rất cao so với nhiều nước

trong khu vực. Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, nước ta vẫn là nền kinh tế tiền mặt. Khối lượng tiền mặt trong lưu thơng cịn rất lớn. Điều này kéo theo nhiều tiêu cực, như: tăng chi phí phát hành (in ấn, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy tiền); nạn tiền giả; tham nhũng; hối lộ; trốn thuế; đầu cơ và hoạt động của các thị trường ngầm;

Thị trường vốn phát triển chưa đồng bộ: mặc dù thị trường vốn trong thời gian qua có bước phát triển khá cao với việc đã phát triển được thị trường chứng

khoán, các quỹ đầu tư thành lập ngày càng nhiều…, tuy nhiên việc huy động vốn, cho vay, đầu tư chưa thật sự đồng bộ mà các tổ chức thường làm một cách tự phát, chưa xây dựng được chuẩn phát triển chung;

Các chuẩn mực hoạt động của các tổ chức TC-NH chưa theo thông lệ quốc tế: các thông lệ quốc tế về thanh tốn, an tồn rủi ro trong tín dụng, đảm bảo tỷ lệ an

tồn trong DPRR thanh khoản… chưa được các TCTD thực hiện đúng và đầy đủ.

2.2.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Trên cơ sở tham khảo ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong ngành NH, các cấp Lãnh đạo VCB về mức độ quan trọng, phân loại của các yếu tố bên ngoài, luận văn xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi có ảnh hưởng đến VCB như sau:

Bảng 2.13 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của VCB

STT Yếu tố bên ngoài chủ yếu

Mức quan trọng (a) Phân loại (b) Số điểm quan trọng = (a) x (b) 1 Tình hình chính trị ổn định 0.12 4 0.48

2 Nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng cao 0.10 3 0.3

3 Tiềm năng thị trường tài chính ngân hàng rất lớn 0.08 4 0.32

4 Dân số đông, thị trường tiêu thụ khá lớn 0.05 4 0.2

5 Ưu tiên hỗ trợ của Chính phủ về ngành NH 0.04 3 0.12

6 Quá trình hội nhập quốc tế nhanh và bền vững 0.10 3 0.3

55

STT Yếu tố bên ngoài chủ yếu

Mức quan trọng (a) Phân loại (b) Số điểm quan trọng = (a) x (b)

8 Người dân đã dần quen với các giao dịch điện tử 0.05 3 0.15

9 Cạnh tranh giữa NH và các định chế tài chính ngày càng gay gắt 0.08 4 0.32 10 Khách hàng ngày càng khó tính và yêu cầu cao hơn ở dịch vụ ngân hàng 0.04 4 0.16 11 Nền kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều biến động 0.05 4 0.2

12 Khung pháp lý chưa đồng bộ và hoàn thiện 0.03 4 0.12

13 Công nghệ tụt hậu 0.07 4 0.28

14 Chưa chú trọng quản lý thông tin thị trường 0.03 4 0.12

15 Mức độ đơ thị hóa khá nhanh 0.02 3 0.06

16 Thói quen sử dụng tiền mặt còn rất phổ biến 0.03 4 0.12

17 Thị trường vốn phát triển chưa đồng bộ 0.02 4 0.08

18 Hoạt động của các tổ chức tài chính chưa theo

thơng lệ quốc tế 0.03 3 0.09

Tổng cộng 1.00 3.60

Nguồn: kết quả khảo sát và nghiên cứu miêu tả của tác giả

Qua Bảng đánh giá các yếu tố mơi trường bên ngồi thì tổng số điểm quan

trọng của VCB bằng 3.60 (mức trung bình là 2.5) cho thấy các chiến lược của VCB tận dụng tương đối hiệu quả các cơ hội hiện có và hạn chế khá tốt các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của các mối đe doạ bên ngoài. Qua ma trận với mức phân loại là 4, cho thấy VCB tận dụng tốt cơ hội về tiềm năng của thị trường. Với mức phân loại là 3 cho thấy VCB đã có bước chuẩn bị khá tốt trước khi nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, với nền kinh tế tiền mặt và thị trường tài chính VN chưa phát triển bền vững là những thách thức lớn cho VCB nói chung và hệ thống NHVN nói riêng.

2.2.5 Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Cùng với việc phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi, ma trận hình

ảnh cạnh tranh sẽ giúp chúng ta đánh giá và phân tích đầy đủ hơn về những điểm

mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.

Trên cơ sở phân tích các chỉ số tài chính, tình hình hoạt động của VCB và các

đối thủ cạnh tranh đồng thời tham khảo ý kiến đánh giá của các chuyên gia NH, các

cấp lãnh đạo VCB về điểm mạnh và yếu của từng NH, mức độ quan trọng của từng

56

Bảng 2.14 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của VCB

HSBC VN Vietcombank Vietinbank ACB Sacombank Eximbank STT Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng 1 Năng lực tài chính 0.10 4 0.40 3 0.30 4 0.40 3 0.30 2 0.20 3 0.30

2 Hiệu quả hoạt động

Marketing 0.04 4 0.40 2 0.20 2 0.20 3 0.30 3 0.30 3 0.30

3 Khả năng cạnh tranh về phí, lãi suất 0.05 3 0.30 4 0.40 3 0.30 3 0.30 2 0.20 2 0.20

4 Quản lý - điều hành 0.10 4 0.40 3 0.30 4 0.40 3 0.30 3 0.30 3 0.30 5 Nhân lực 0.10 4 0.40 3 0.30 3 0.30 3 0.30 2 0.20 3 0.30 6 Hệ thống mạng lưới 0.06 1 0.10 3 0.30 4 0.40 4 0.40 4 0.40 3 0.30 7 Uy tín 0.12 3 0.30 4 0.40 3 0.30 3 0.30 2 0.20 2 0.20 8 Chất lượng DV 0.12 4 0.40 3 0.30 3 0.30 3 0.30 2 0.20 2 0.20 9 Chăm sóc KH 0.08 4 0.40 2 0.20 2 0.20 3 0.30 3 0.30 3 0.30 10 Sự đa dạng về SPDV 0.05 4 0.40 2 0.20 3 0.30 3 0.30 4 0.40 4 0.40 11 Thị phần 0.08 1 0.10 4 0.40 4 0.40 3 0.30 3 0.30 2 0.20 12 Công nghệ 0.10 4 0.40 3 0.30 3 0.30 3 0.30 2 0.20 2 0.20 Tổng cộng 1.00 4.00 3.60 3.80 3.70 3.20 3.20

Qua phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh, có thể thấy HSBC VN hiện đang

dẫn đầu với tổng số điểm là 4.00, theo sau là Vietinbank 3.80, ACB là 3.70 và tiếp đến là VCB với tổng số điểm là 3.60, các NH có vị thế cạnh tranh thấp hơn là Sacombank và Eximbank cùng có có số điểm là 3.20. Nếu xét về khía cạnh chiến lược thì hiện nay VCB ứng phó tương đối hiệu quả với các yếu tố bên trong và bên ngoài. Đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại nhất của HSBC VN mặc dù mới đi vào hoạt động trong năm 2009 nhưng với tính chun nghiệp cao trong SPDV, cơng tác Marketing và chăm sóc khách hàng nên thị phần đang tăng cao; Vietinbank có năng lực cạnh tranh mạnh về tài chính, thị phần; ACB có thế mạnh về chất lượng DV, sự đa dạng về SP và hệ thống mạng lưới. Do đó, xây dựng Chiến lược cạnh tranh VCB nên hướng tới việc cải thiện hệ thống mạng lưới, nâng cao năng lực về vốn tương xứng quy mô hoạt động, chú

trọng cơng tác Marketing chăm sóc khách hàng và nghiên cứu phát triển đa dạng hóa SPDV; bên cạnh đó cần có chiến lược phịng thủ đối với Sacombank và Eximbank.

2.3 Phân tích các yếu tố nội bộ

2.3.1 Nguồn nhân lực

Theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức một số phòng, ban tại HSC cũng như tại chi nhánh đã được sắp xếp lại: thành lập Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm thẻ, Phòng quản lý rủi ro tác nghiệp; cơ cấu lại khối vốn; sáp nhập, đổi tên một số bộ phận... Tại một số chi nhánh việc nghiên cứu sắp xếp lại hoạt động của các bộ phận cũng đã được tiến hành.

Do có điều chỉnh kế hoạch phát triển mạng lưới nên đến cuối năm số chi nhánh, PGD có thay đổi so với kế hoạch đầu năm. Hiện tại, NH gồm HSC và 70 chi nhánh

57

2008, thành lập thêm 7 chi nhánh (Hà Tây, Tây Ninh, Quảng Trị, Trà Vinh, Kon Tum, Bắc Giang và Phú Yên) và số PGD tăng thêm 40 phịng. Ngồi những chi nhánh đã mở thêm và đi vào hoạt động, NH cũng đang hoàn thiện đề án thành lập 5 chi nhánh mới tại Thanh Hoá, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Việt Trì và chi nhánh phục vụ khách hàng

đặc biệt tại Hà Nội.

Năm 2009 NH đã hoàn thành các thủ tục bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động trên 428 vị trí nhân sự điều hành tại Hội sở chính, chi nhánh; tuyển dụng mới 74 nhân sự bổ sung kịp thời cho các phịng tại Hội sở chính. Tại chi nhánh việc tuyển dụng cũng thường xuyên được quan tâm với tinh thần nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH. Nhân sự hiện đang làm việc trong toàn hệ thống đạt xấp xỉ 10.000 người. Trong năm 2009 VCB đã tổ chức nhiều khóa tập huấn, đã cử cán bộ tham gia các khóa học trong và ngồi nước với tổng số

trên 1800 lượt người được đào tạo ngắn hạn, 23 cán bộ được đào tạo dài hạn.

Tuy nhiên, số cán bộ mới tăng nhanh nên kinh nghiệm còn thiếu. Mặt khác, ý thức trách nhiệm và tính tuân thủ cịn chưa cao, chưa có sự phối hợp tốt trong xử lý công việc, gây ách tắc và chậm trễ trong việc ra quyết định, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

2.3.2 Năng lực tài chính

Đến 31/12/09 vốn tự có của VCB là 13.761,7 tỷ đồng. Với quy mô hoạt động

như hiện tại chỉ số CAR của VCB vẫn chưa đáp ứng được mức yêu cầu tối thiểu theo quy định của NHNN, chưa kể đến nhu cầu tăng trưởng về các mặt hoạt động của NH trong năm 2010 cũng như trong những năm tiếp theo; qua đó cho thấy vốn của VCB cịn thấp so với quy mô hoạt động.

2.3.3 Hoạt động Marketing

Trong những năm qua VCB chưa đề cao công tác Marketing và đầu tư

Marketing, do xuất phát là 1 trong 4 NHTM nhà nước được nhiều người biết đến nên công tác Marketing đã không được chú trọng tại VCB.

2.3.4 Công nghệ Ngân hàng

Năm 2009, bên cạnh các công việc thường xuyên như hỗ trợ kỹ thuật các phịng ban nghiệp vụ, chi nhánh, cơng ty trực thuộc, đảm bảo hoạt động ổn định và liên tục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của vietcombank đến năm 2020 (Trang 60)