Yếu tố môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của vietcombank đến năm 2020 (Trang 45)

2.2. Phân tích các yếu tố về môi trường kinh doanh của VCB

2.2.1 Yếu tố môi trường vĩ mô

2.2.1.1 Các yếu tố kinh tế

Trong năm 2009 Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng và kịp

thời giúp nền kinh tế hoàn thành hai mục tiêu: chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại. Năm qua kinh tế VN đã đạt mức tăng trưởng 5,32% - vượt mục tiêu đề ra. Lạm

phát 6,52% - thấp hơn mục tiêu 7% Quốc hội thông qua. Thu ngân sách vượt dự toán và bội chi ngân sách bảo đảm được mức Quốc hội đề ra.

Hình 2.5 Biểu đồ diễn biến tăng trưởng tín dụng và kinh tế hàng quý giai đoạn 2000-2008

Nguồn: Ngân hàng nhà nước VN

Theo NHNN, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng tồn ngành NH năm 2009 là 37,73% vượt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 30% đề ra cho cả năm. Do tác động của các giải pháp kích thích kinh tế, nhu cầu vay vốn của các DN, hộ sản xuất tăng cao, kéo theo tăng trưởng tín dụng của hệ thống NH ở mức cao. Huy động vốn của các TCTD đã gặp nhiều khó khăn trong năm qua, ảnh hưởng đến khả năng cân đối vốn của các TCTD. Lãi suất huy động tăng cao trong khi trần lãi suất cho vay bị khống chế bởi lãi suất cơ bản làm chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay bị thu hẹp, gây khó khăn cho việc trích lập DPRR và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các TCTD.

Việc nới lỏng CSTT, nhất là thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất khiến cho tổng phương tiện thanh tốn và dư nợ tín dụng đang ở mức cao, ảnh hưởng không thuận lợi

đối với việc kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất thị trường trong năm 2009 và sẽ kéo

dài sang năm 2010 do độ trễ của tác động CSTT.

Trong các định hướng của năm 2010, NHNN xác định mức tổng phương tiện thanh tốn và dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế năm 2010 được đặt ra tăng khoảng

25% so với cuối năm 2009. Việc định hướng tăng trưởng tín dụng ở mức 25% được NHNN xem xét trên cơ sở yêu cầu “thắt” dần CSTT để phòng ngừa khả năng lạm phát

38

cao trở lại, nhưng cũng tránh việc thắt chặt đột ngột có thể gây “sốc” đối với nền kinh tế cũng như đối với hoạt động của các DN.

So với năm 2008, năm điển hình của CSTT thắt chặt, mức tăng trưởng trên

cũng cao hơn, 25% so với 21%. Tất nhiên, bối cảnh kinh tế của năm 2010 được dự báo

đã có nhiều khác biệt so với năm 2008.

NHNN tiếp tục khẳng định quan điểm sẽ tập trung tín dụng và tạo điều kiện hỗ trợ cho các nhu cầu vay vốn trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp và phát triển nơng thơn, hạn chế tín dụng đối với các nhu cầu vốn ở các lĩnh vực phi sản xuất.

Như vậy, sau năm 2009 với tăng trưởng tín dụng khá cao, từ ngày 1/1/2010, các NHTM bắt đầu dự kiến kế hoạch phát triển tín dụng theo định hướng tăng trưởng 25%. Khơng loại trừ tình huống mốc định hướng này có thể được điều chỉnh trong năm, như

đã diễn ra trong năm 2009, bởi NHNN cho biết chính sách điều hành vẫn linh hoạt

theo bối cảnh của nền kinh tế và sự ổn định chỉ mang tính tương đối.

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 1/08 2/08 3/08 4/08 5/08 6/08 7/08 8/08 9/08 10/0811/0812/08 1/09 2/09 3/09 4/09 5/09 6/09 7/09 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 Huy động Cho vay Lạm phát

Hình 2.6 Biểu đồ diễn biến lãi suất huy động, cho vay bằng VND và lạm phát từ 2008- 2009 Nguồn: Tổng cục thống kê VN

39

Hình 2.7: Diến biến tỷ giá USD/VND từ 2008-2009

Nguồn: Global Financial Data, Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp của Trường Fulbright

Năm 2009 có thể coi là năm “tiền tệ” tại VN. Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, nhập siêu tăng cao, lạm phát đứng trước áp lực tăng trở lại vào năm 2010, khan hiếm cục bộ USD, giá vàng sốt nóng, lãi suất ngân hàng lên kịch trần...

Tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+3,4%). Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều

lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường khơng chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn ln nằm ngồi biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Nguyên nhân của tình trạng căng thẳng tỷ giá:

VND đã chịu sức ép giảm giá so với USD trong một thời gian dài. So với đầu năm 2007, VND đã tăng giá khoảng 20% so với USD tính theo tỷ giá hiệu dụng thực, trong đó ngun nhân chính là do lạm phát (đo bằng CPI) ở VN trong hai năm 2007 và 2008 rất cao, lần lượt là 12,7% và 20%.

Trong năm 2009, mặc dù CPI ở mức thấp (6,52%) nhưng sức ép giảm giá VND vẫn được duy trì, lần này là do thâm hụt cán cân thanh tốn. Nhìn vào Bảng 1, có thể thấy cán cân thanh tốn của VN đã thặng dư lớn trong năm 2007 (+10,2 tỷ USD), tuy nhiên mức thặng dư này đã giảm mạnh trong năm 2008 (chỉ còn + 0,5 tỷ USD), và chuyển sang thâm hụt (-5,7 tỷ USD) trong ba quý đầu năm 2009.

40

Hình 2.7 kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại năm 2004-2009 Nguồn: Tổng cục Hải quan VN

Bên cạnh những yếu tố lạc quan, tình hình kinh tế xã hội vẫn cịn một số hạn chế. Tăng trưởng kinh tế tuy đã vượt qua được giai đoạn suy giảm, nhưng chưa thực sự dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả nên tăng trưởng chưa thật vững chắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao. Xuất khẩu hàng hoá đạt 32,55 tỷ USD, giảm 12%; kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 36,18 tỷ USD, giảm 31%, do vậy nhập siêu hàng hoá năm 2009 vẫn ở mức 3,63 tỷ USD. Điều này

cùng với nguồn vốn FDI giảm mạnh trong năm dẫn đến nguồn dự trữ ngoại hối bị co hẹp.

Tốc độ tăng của nguồn vốn huy động của các tổ chức dụng thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, gây khó khăn cho các TCTD trong việc cân đối vốn.

Trước những biến động khôn lường trong năm qua NHNN đã thực hiện hàng loạt các giải pháp điều hành CSTT, như: (i) Triển khai các chính sách hỗ trợ lãi suất nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; (ii) Điều chỉnh giảm hoặc tăng lãi suất cơ bản phù hợp với yêu cầu của thị trường, trong từng giai đoạn; (iii) Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái cấp vốn để

kiểm soát lượng tiền cung ứng, đảm bảo khả năng thanh toán cho hệ thống các TCTD và ổn định thị trường tiền tệ; (iv) Thực hiện hoán đổi ngoại tệ để giảm bớt tình trạng mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn VND và ngoại tệ cuả các NHTM, đồng thời bổ sung thêm nguồn ngoại tệ để NHNN có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết; (v) Điều hành chính sách tỉ giá linh hoạt phù hợp với tín hiệu của thị trường...

2.2.1.2 Các yếu tố chính trị, pháp luật

Đây là yếu tố hết sức quan trọng để một DN tồn tại và phát triển. Sự ổn định về

chính trị là một thế mạnh tạo niềm tin cho việc đầu tư lâu dài vào VN. Song song với việc giữ gìn ổn định về chính trị, VN cam kết xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chính phủ VN cam kết tạo một sân chơi

17.52 21.26 24.84 33.10 52.40 36.18 32.55 37.09 26.78 22.40 17.78 14.71 -3.63 -15.31 -6.32 -2.44 -3.48 -2.81 -20.00 -10.00 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 2004 2005 2006 2007 2008 2009 t US D

41

bình đẳng và một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế,

khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

Hệ thống chính trị VN ổn định dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng Sản VN. Nền kinh tế VN được xác định là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN gồm nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo.

Yếu tố pháp lý liên quan hoạt động ngân hàng:

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, trước yêu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, NHNN đã xây dựng một kế hoạch cụ thể tập trung vào các nội dung cơ bản như sau:

 Hình thành đồng bộ khung pháp lý minh bạch, công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống. Trọng tâm của nội dung này là

triển khai xây dựng 4 luật về NH: Luật NHNN, Luật Các TCTD, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Giám sát an toàn hoạt động NH theo hướng áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế phù hợp với thực tiễn của VN và xu hướng phát triển của ngành NH trong bối cảnh hội nhập.

 Từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN; nâng cao năng lực xây dựng và điều hành CSTT của NHNN; tăng cường năng lực thanh tra, giám sát của NHNN.

 Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế về

tài chính NH theo lộ trình và bước đi thích hợp với năng lực cạnh tranh của các TCTD và khả năng của NHNN về kiểm soát hệ thống.

 Phát triển hệ thống các TCTD VN theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng,

đa dạng về sở hữu và loại hình TCTD, có qui mơ hoạt động và tiềm lực tài

chính mạnh. Đẩy mạnh q trình cơ cấu lại các NHTM và tiến độ hiện đại hóa cơng nghệ NH.

 Tăng cường năng lực tài chính của các TCTD theo hướng tăng vốn tự có và nâng cao chất lượng tài sản và khả năng sinh lời.

Như vậy, NHNN củng cố và phát triển hệ thống NH trong nước, bao gồm cả việc cổ phần hóa các NHTM quốc doanh, cải tạo và phát triển các NHTMCP theo hướng tăng cường khả năng cạnh tranh, qui mơ hoạt động, năng lực tài chính và quản lý, đồng thời giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTMCP yếu kém về hiệu quả kinh doanh và có khả năng gây ra rủi ro lớn cho hệ thống NH. Các NH trong nước tự do cạnh tranh với nhau nhưng dưới sự giám sát của NHNN.

42

Bảng 2.6 Tỷ lệ dân số theo độ tuổi của VN qua các thời kỳ

Tỷ lệ dân số theo độ tuổi (%) Độ tuổi

Năm 1999 Năm 2004 Năm 2009

Dưới 18 47,30 39,60 35,00

19 -24 9,00 10,00 10,40

25 – 34 16,40 16,40 17,30

35 – 55 19,80 23,00 25,20

Trên 55 11,10 11,00 12,10

Hình 2.8: Biểu đồ cơ cấu dân số VN theo giới tính và độ tuổi Nguồn: Tổng Cục thống kê VN

Qua phân tích điều tra, các nhà dân số học đưa ra một số nhận xét sau:

Dân số VN tương đối đồng nhất về tính chất theo độ tuổi; từ 18 tuổi trở xuống là trẻ vị thành niên, sống phụ thuộc vào gia đình; từ 19 đến 24 tuổi có độc lập một phần về thu nhập nhưng vẫn sống phụ thuộc; từ 25 đến 34 tuổi, bắt đầu cuộc sống tự lập và có thu nhập vừa phải; từ 35 đến 55 tuổi, cơng việc ổn định hơn và có thu nhập cao; trên 55 tuổi là tuổi về hưu, thu nhập giảm xuống nhưng có tích lũy.

VN có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng. Dự

đoán năm 2020, dân số VN sẽ vượt qua Nhật Bản đứng thứ tư châu Á chỉ sau Trung

Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Nền kinh tế tiêu thụ sẽ trở thành một yếu tố lớn trong tổng quan kinh tế. Sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế tiêu dùng tại VN đạt đến những tầm cao mới. Dự báo sẽ xuất hiện một tầng lớp mới có thu nhập cao ở VN vào năm 2016, chiếm ít nhất 10% trong tổng số dân. Tầng lớp này sẽ là lực lượng thúc đẩy sự tăng trưởng các mặt hàng xa xỉ phẩm.

Thu nhập bình quân đầu người của VN tăng từ mức 423 USD năm 2001 lên 722 USD năm 2006, 835 USD năm 2007, 960 USD vào năm 2008 và khoảng 1.100 USD vào năm 2009.

43

Trình độ dân trí ngày một nâng cao giúp người dân VN có hiểu biết tốt hơn về vai trò và hoạt động NH, làm tăng khả năng đón nhận SP DV mới của NH đồng thời nhu cầu về DV NH của người dân cũng ngày càng phức tạp hơn. Mỗi năm cả nước có hàng triệu sinh viên đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, hàng chục ngàn du học sinh... đây sẽ là thị trường tiềm năng để các NHTM phát triển DV bán lẻ. Theo

Báo cáo phát triển con người năm 2007- 2008 của Liên Hiệp Quốc: VN hiện có chỉ số phát triển con người (HDI) là 0,733 - hạng trung bình, tăng 4 bậc từ vị trí 109 lên vị trí 105 trong tổng số 177 nước và đặc biệt từ năm 1990 đến nay, chỉ số phát triển con người của VN liên tục tăng.

Nền kinh tế VN có tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm liền (trong 5 năm gần đây luôn đạt 7-8%) không chỉ giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp lẫn gián tiếp mà còn cải thiện mức sống người dân. Sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và thu nhập gia tăng cũng dẫn đến những thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân. Một trong những thay đổi đáng chú ý là tỉ lệ tiêu dùng của người dân dành cho hoạt động vui chơi giải trí đặc biệt là du lịch có xu hướng tăng lên. Chất lượng

cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện, người tiêu dùng khó tính hơn và có nhu cầu cho cuộc sống cao hơn, đặc biệt là nhu cầu bức xúc về nhà ở, và họ sẵn

sàng vay để sắm sửa nghĩa là họ đã có tâm lý thống hơn trong việc “xài trước, trả sau”. Do đó, DV cho vay tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới, nhất là cho vay trung - dài hạn.

Bên cạnh đó, lượng khách quốc tế đến VN khơng ngừng gia tăng, trong đó có một phần khơng nhỏ khách tạm trú dài hạn và làm việc ở VN. Đây cũng là một thị

trường tiềm năng để phát triển các hoạt động NHBL, đặc biệt là các SP thẻ, tài khoản thanh toán nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn về việc phát triển và

hoàn thiện SP DV cũng như mạng lưới phân phối cho các NHTM VN.

2.2.1.4 Các yếu tố công nghệ, kỹ thuật

Theo Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới về công nghệ thơng tin thì cơng

nghệ thơng tin VN tăng 9 bậc, từ 82 lên 73/127 nước với nhiều chỉ số khả quan như: phát triển hạ tầng (đứng thứ 16), giá cước di động (28), ưu tiên của chính phủ (37)...Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm yếu như: an ninh mạng (101), quyền sở hữu trí tuệ (100), chất lượng đào tạo kém (109), gánh nặng do các qui định nhà nước (105), sử dụng Internet trong kinh doanh (101)... Và qua thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, mạng viễn thông ở VN năm 2009 tiếp tục tăng trưởng mạnh, phát triển mới trên 19,5 triệu thuê bao, nâng tổng số điện thoại của cả nước lên 143,8 triệu thuê bao, tăng 56,2% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 19,9 triệu thuê bao cố định, tăng

30,4% và 123,9 triệu thuê bao di động, tăng 61,4%. Tổng Cục Bưu chính Viễn thơng cũng đã có kế hoạch đầu tư hàng trăm triệu USD để phát triển mạng lưới thông tin

44

Cũng theo Tổng cục Thống kê, số thuê bao Internet băng rộng trên cả nước tính tới cuối tháng 4/2010 khoảng 3,2 triệu, tăng 35,6% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó VNPT đạt 2,3 triệu th bao, tăng 49,8%. Ngồi ra, số người sử dụng Internet

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của vietcombank đến năm 2020 (Trang 45)