- Lựa chọn thời điểm và tận dụng tốt các thời cơ để lên kế hoạch, chiến lược thực hiện một thương vụ M&A.
2.1.2. Giai đoạn từ 2005 đến nay:
Trong giai đoạn này, hoạt động M&A ngân hàng diễn ra mạnh mẽ hơn giai đoạn trước cả về số lượng lẫn quy mơ, với 2 nhóm M&A giữa ngân hàng nước ngoài với ngân hàng trong nước và M&A giữa các ngân hàng trong nước với nhau.
M&A ngân hàng nước ngoài với ngân hàng trong nước:
Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng từ năm 2005 trở lại đây có những thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước. Các thương vụ M&A không những diễn ra ở các ngân hàng trong nước với nhau mà có thêm sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, cùng với những cam kết mở rộng thị trường tài chính, ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO, trong đó nổi bật là các tổ chức tài chính ngân hàng nước ngồi muốn đầu tư, góp vốn vào các ngân hàng trong nước để trở thành cổ đông chiến lược diễn ra khá mạnh mẽ.
Các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam là các ngân hàng lớn trên thế giới, có bề dày kinh nghiệm hoạt động hàng trăm năm, tiềm lực tài chính vững mạnh, hoạt động rộng khắp mọi nơi trên thế giới. Đây là điều kiện để các ngân hàng trong nước khai thác thương hiệu, học hỏi kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ kỹ thuật, cơng nghệ, tài chính từ các ngân hàng nước ngoài.
Bảng 2.2: Hoạt động M&A giữa các ngân hàng trong nước với tổ chức tài chính nước ngồi giai đoạn 2005 đến nay.
STT Ngân hàng nước ngoài
đầu tư Ngân hàng trong nước Tỷ lệ Thời điểm
2 Standard Chartered ACB 15% 6/2005
3 ANZ Sacombank 10% 3/2005
4 UOB Sourthern Bank 15% 1/2007
5 Deutsche Bank Habubank 20% 6/2007
6 Sumitomo Mitsui Financial Eximbank 15% 8/2007
7 OCBC VPBank 15% 5/2008
8 May Bank ABBank 15% 3/2008
9 BNP Paribas Orient Commercial Bank 15% 26/8/09 10 Commonwealths Bank VIB 15% 25/2/2011
11 HSBC BaoVietGroup 18% 1/2011
12 IFC Vietinbank 10% 10/3/2011
(Nguồn: Tổng hợp từ các ngân hàng)
Thương vụ Techcombank – HSBC:
Ngân hàng HSBC mua cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược của Techcombank. Tháng 5/2005, HSBC ký kết hợp đồng mua 10% cổ phần của Techcombank với giá trị 17 triệu USD. Với thương vụ này, HSBC đã tiến thêm một bước mới để tham gia sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam; đồng thời Techcombank cũng nhận được sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, cơng nghệ ngân hàng tiên tiến từ phía HSBC. Sau một năm thực hiện thương vụ, Techcombank đã tận dụng được những lợi thế từ đối tác vào hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh khả quan, doanh thu năm 2006 đạt 1.463 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ khu vực dịch vụ đạt 132 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 355 tỷ đồng; tổng tài sản đạt gần 18.000 tỷ đồng (~ 1,12 tỷ USD).
Tiếp đến tháng 7/2007, Techcombank được NHNN cho phép bán thêm 5% cổ phần cho HSBC. Đến tháng 8/2008, HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên sở hữu 20% vốn của một ngân hàng trong nước. Đồng thời, HSBC cũng là một trong những ngân hàng có 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam từ ngày 01/01/2009.
Như vậy, với tỷ lệ sở hữu vốn khá lớn của HSBC tại Techcombank đã tạo điều kiện cho hai ngân hàng này hợp tác toàn diện về nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. HSBC muốn sử dụng Techcombank để phát triển hệ thống ATM và tín dụng tiêu dùng; cịn Techcombank thì có thể gia tăng nguồn vốn, được hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ ngân hàng, sản phẩm dịch vụ và hệ thống quản trị hàng đầu của một tập đồn tài chính khổng lồ trên thế giới.
Năm 2010, Techcombank nhận được giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010” do Euromoney, tạp chí tài chính uy tín hàng đầu thế giới trao tặng. Năm 2010 cũng là năm đầu tiên lợi nhuận sau thuế của Techcombank đã vượt qua mốc 2.000 tỷ đồng (~100 triệu USD) và cũng là lần đầu tiên Ngân hàng vươn lên vị trí số 2 trong số các ngân hàng TMCP về chỉ số tổng tài sản, đồng thời vẫn giữ vững vị thế trong Top các ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả lợi nhuận (ROA và ROE); Tổng tài sản đạt 150.291 tỷ đồng1 (~7,7 tỷ USD); Nâng cao năng lực nguồn vốn của Ngân hàng thể hiện qua chỉ số an toàn vốn (CAR) khá cao là 13,11%. Trong năm vừa qua, Techcombank cũng là ngân hàng có tốc độ phát triển mạng lưới mạnh nhất và hiện đã có khoảng 300 chi nhánh, phịng giao dịch và hơn 1.000 ATM trên toàn quốc.
Thương vụ ACB – Standard Chartered:
Tháng 7/2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và Standard Chartered đã mua 8,84% cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Tiếp đến, tháng 5/2008, Standard Chartered đã thỏa thuận mua thêm cổ phần của ACB từ Cơng ty Tài chính quốc tế (IFC) thêm 6,16 % cổ phần và 7,1% trái phiếu chuyển đổi của ACB, nâng tổng số cổ phần của Standard Chartered tại ACB từ 8,84% cổ phần và 8,76% trái phiếu chuyển đổi lên lần lượt là 15% cổ phần và 15,86% trái phiếu chuyển đổi.
Từ khi trở thành cổ đông và đối tác chiến lược của ACB, Standard Chartered Bank không ngừng cộng tác chặt chẽ với ngân hàng đối tác của mình. Standard Chartered đã triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho ACB