Văn bản pháp luật hiện nay liên quan đến hoạt động M&A đã được các luật đề cập đến như Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh… Tuy nhiên, các quy định về hoạt động M&A chỉ mới đề cập về mặt hình thức, chưa đi sâu vào những nội dung chi tiết của hoạt động M&A, cũng như những hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện. Một trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay là vấn đề tỷ lệ nắm giữ cổ phần, tập trung kinh kế, độc quyền sau M&A, giải quyết các vấn đề phát sau sau hoạt động M&A…
+ Về tính cạnh tranh trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất:
Luật Cạnh tranh, Quy định sáp nhập, hợp nhất, mua lại (Thông tư 04) chưa làm rõ các vấn đề về “tập trung kinh tế”, đặc biệt liên quan đến ngành ngân hàng. Nếu các ngân hàng tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thơng báo cho cơ quan cạnh tranh biết trước khi tiến hành tập trung kinh tế, và trường hợp tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị phần trên thị trường có liên quan là hồn toàn bị cấm. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực ngân hàng sản phẩm dịch vụ mang tính đặc thù, cung cấp sản phẩm trọn gói gồm nhiều dịch vụ nên cần quy định cách tính tốn thị phần theo từng dịch vụ để có thể dễ dàng áp dụng và đúng quy định của Luật cạnh tranh. Vì vậy, cần hoàn thiện đầy đủ các quy định của pháp luật về cạnh tranh trong ngân hàng, các quy định về M&A ngân hàng phải phù hợp, đáp ứng các điều kiện về kiểm sốt cạnh tranh khơng lành mạnh, về thị phần, thị trường liên quan... để tránh việc độc quyền, hạn chế cạnh tranh lành mạnh trên thị trường ngân hàng.
+ Về vấn đề xác định vốn đầu tư:
Hiện nay, các luật về đầu tư, các cam kết của Việt Nam về đầu tư cũng đã xác nhận M&A là một hình thức đầu tư, tuy nhiên quy định này mới chỉ xác định nó với tư cách là một hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) và còn rất sơ sài về yêu cầu, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư này trong lĩnh vực ngân hàng, trong khi đó Luật Chứng khốn xem hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư đối với các ngân hàng trên thị trường chứng khốn là một hình thức đầu tư gián tiếp (FII)… Vì vậy, cần có quy định rõ ràng và thống nhất để các nhà đầu tư dễ dàng vận dụng và tham gia vào hoạt động M&A.
+ Về trách nhiệm, quyền hạn của các bên:
Cần quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn giữa các đối tượng tham gia hoạt động M&A ngân hàng để ràng buộc họ đối với hoạt động M&A. Các ngân hàng đứng ra thực hiện M&A phải có trách nhiệm trước khi M&A và kế thừa sau M&A về quyền lợi, nghĩa vụ đối với thương hiệu, tài sản, các khoản nợ, nghĩa vụ với cổ đơng, người lao động… Ngồi ra, các đối tượng khác tham gia vào hoạt động M&A như cơng ty kiểm tốn, cơng ty tư vấn mua bán, tổ chức môi
giới, định giá doanh nghiệp… cũng cần quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn, từ đó có thể tăng cường mức độ an tồn cho ngân hàng khi tham gia thực hiện các hoạt động M&A. Vì vậy, việc xây dựng văn bản pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia vào M&A là rất cần thiết hiện nay.
+ Về một số vấn đề khác:
Một trong những vấn đề pháp lý khác cũng rất được quan tâm liên quan đến hoạt động thâu tóm, sáp nhập như như thương hiệu, thuế, giải quyết lao động sau M&A; Cách thức hạch toán kế toán giữa các ngân hàng trong quá trình M&A, việc chuyển đổi tài sản, xử lý các khoản nợ của các ngân hàng trước và sau khi sáp nhập, việc phân chia lợi nhuận cho cổ đông mới… cũng cần phải được làm rõ trong q trình hồn thiện các chính sách, cơ chế cho hoạt động M&A ngân hàng, giúp các đối tượng tham gia dễ dàng xử lý những phát sinh liên quan.
Để thúc đẩy quá trình sáp nhập, hợp nhất các NHTM diễn ra thuận lợi, phù hợp với thơng lệ quốc tế thì việc hồn hiện khung pháp lý là rất cần thiết và phải nhanh chóng hồn thiện. Vì vậy, Ngân hàng nước là một trong những đầu mối chính cần sớm thơng qua các quy định nhằm định hướng thị trường, quản lý, giám sát các hoạt động thâu tóm, sáp nhập NHTM nhằm tạo điều kiện cho các thương vụ M&A diễn ra lành mạnh, cơng khai, minh bạch. Có như vậy thì các ngân hàng mới chủ động thực hiện các thương vụ M&A một cách suông sẽ.
Biểu đồ 3.2: Tác động của việc hoàn thiện hệ thống pháp lý M&A
Kết quả khảo sát các chính sách vĩ mơ quan trọng cần hoàn thiện để hỗ trợ hoạt động M&A ngân hàng trong đó có yếu tố “Hồn thiện hệ thống pháp
lý liên quan” cho thấy, có 40,8% số người được hỏi nhận định hoàn thiện hệ thống pháp lý M&A ngân hàng là “khá quan trọng”, 37,5% cho rằng là “rất quan trọng” và 21,7% là “quan trọng”. Khơng có nhận định nào cho rằng việc hồn thành hệ thống pháp lý là “không quan trọng” trong hỗ trợ hoạt động M&A. Vì vậy, việc hồn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến M&A là rất cần thiết và quan trọng hiện nay.
3.2.2. Nâng cao vai trò của NHNN trong định hướng và phát triển hoạt
động M&A